Bản mô tả Sáng kiến Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn
Trẻ mầm non (đặc biệt trẻ 3 tuổi ) là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chất và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển.Vì vậy giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho trẻ chính là sự chuẩn bị quan trọng nhất, giúp trẻ hình thành thói quen, cách sống tích cực ,đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Thấy rõ được sự cần thiết đó, trong năm học 2020-2021, tôi đã nghiên cứu và tìm kiếm biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất, mạnh dạn đưa vào áp dụng tại lớp tôi. Và tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt ở chính lớp học của mình. Với những tình huống gần gũi với trẻ như :Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể, nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân, ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự… Từ đó trẻ sẽ có những kinh nghiệm , ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn
6. Mục đích của biện pháp: Nhằm giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho trẻ lứa tuổi 3 - 4 tuổi. Giúp trẻ biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin, biết chia sẻ; yêu thiên nhiên, thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích học hỏi từ đó giúp trẻ biết thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện sau này cho trẻ . 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến * Nội dung: Để biện pháp trên đạt được kết quả tốt nhất tôi đã tiến hành các bước sau : Bước 1: Cụ thể hóa nội dung kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ . Trước hết tôi cần cụ thể hóa những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ như sau. + Kỹ năng giao tiếp,ứng xử lễ phép: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, biết ứng xử lễ phép với mọi người ( Biết chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc. Trả lời lễ phép khi được hỏi..). Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ để trẻ có thể tự tin, được yêu mến và hòa nhập được với xã hội. + Kỹ năng tự phục vụ: Với mục tiêu "Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân” rèn tính tự tin, tự lập cho trẻ. Như : Trẻ biết rửa tay khi bẩn , trước khi ăn . tự xúc ăn , ăn gọn gàng không rơi vãi , tự đi dép, mặc quần áo, đi vệ sinh, xếp đồ dùng cá nhân ngay ngắn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi và cất vào đúng nơi quy định. Những hành động đơn giản tự phục vụ khi còn nhỏ giúp trẻ chủ động, độc lập trong mọi công việc sau này. + Bảo vệ bản thân và phòng ngừa nguy hiểm : Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng bảo vệ bản thân VD : Góc phân vai : trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, do đó tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như có lời nói, hành vi, thái độ chuẩn mực . VD : ở góc “Gia đình”, Tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống : “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: “Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đón”. Còn khi tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé: “Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ”. Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”. Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như: “Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy nhé. - Với nhóm “ Nấu ăn”, tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai của mình: Ví dụ như: bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng. Hoạt động : dạy trẻ kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn Khi đã đưa ra được những nội dung phù hợp với trẻ thì việc lựa chọn phương pháp, biện pháp để chuyển tải đến trẻ đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng rất quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng, những kiến thức giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu đối với trẻ. - Trong các hoạt động ngoài trời, trải nghiệm : Dạy trẻ kỹ năng học hỏi , yêu thiên nhiên Trẻ tự rửa tay , xúc ăn gọn gàng + Dạy trẻ giao tiếp ứng xử lễ phép như : Biết chào cô , chào ông bà, bố mẹ, biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc Nhằm tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi và giáo viên trong lớp tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ tăng cường ủng hộ các tranh ảnh, tài liệu sách báo liên quan đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trang trí góc đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo từng chủ đề: “tủ sách của bé ”, “dinh dưỡng bé yêu ”, “điều bé nên làm”... thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cở, vừa tầm trẻ, tạo điều kiện để giáo viên, có thể đọc sách cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong ngày. Góc rèn kỹ năng sống cho trẻ Bước 3 : Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết và cần dạy trẻ từ những năm đầu đời đặt nền móng phát triển nhân cách tốt cho những năm tiếp theo - Tuyên truyền để cha mẹ trẻ nắm được các nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ để phụ huynh phối hợp rèn cho con ở nhà : lễ phép , tự tin , tự phục vụ , giao tiếp , cảm nhận cuộc sống xung quanh , hợp tác , chia sẻ .. * Kết quả khi thực hiện biện pháp : Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Thời gian thực Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ nghiệm trẻ đạt % trẻ đạt % Kĩ năng tự phục vụ 12/26 46,15 24/26 92,30 bản thân Kĩ năng Các kĩ giúp trẻ tự 11/26 42,30 25/26 96,15 năng tin Kĩ năng giao tiếp 11/26 43,30 24/26 92,30 Kĩ năng tự bảo vệ bản 9/26 34,61 23/26 88,46 thân Kĩ năng hợp tác 17/26 66,38 25/26 96,15 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp Đề tài này đã và đang được áp dụng ở lớp C5 ( Khối Mẫu giáo 3-4T) và một số lớp khác C3, C4 trong trường Mầm non Trần Nguyên Hãn.Vậy tôi khẳng định rằng giải pháp của tôi có thể áp dụng các trường MN trong thành phố . + Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Trực tiếp giúp trẻ hoàn thành các bài tập, các yêu cầu của cô. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, + Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái quá, không còn hình ảnh bố bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi vào lớp. - Về phía giáo viên: Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi nhỏ của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, tăng cường việc giáo dục kỹ ăng sống cho trẻ. Tác giả biện pháp Cù Thị Sen
File đính kèm:
- ban_mo_ta_sang_kien_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre.docx