Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở Trường Mầm non Vinh Quang

Việc giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ là một vấn đề đang được ngành giáo dục mầm non quan tâm. Giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3-4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3-4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so với các độ tuổi khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn là rất cao.

Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non” để nghiên cứu áp dụng trực tiếp trên trẻ 3-4 tuổi lớp 3TC2 do tôi phụ trách năm học 2022 - 2023.

Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc cung cấp, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về giáo dục cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Bản thân tôi luôn trao dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất.

docx 11 trang lethu 22/02/2025 830
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở Trường Mầm non Vinh Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở Trường Mầm non Vinh Quang

Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở Trường Mầm non Vinh Quang
 2
 Cụ thể được thể hiện qua các giải pháp sau:
 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn cho trẻ ngoài lớp học.
 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn cho trẻ trong lớp học.
 Giải pháp 3: Phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn thương tích cho 
trẻ thông qua các hoạt động trong một ngày của trẻ.
 * Ưu điểm:
 - Các giải pháp trên phù hợp với tình hình dạy và học của trẻ 3-4 tuổi 
trong trường mầm non. 
 - Hình thành cho trẻ một số kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ 
không an toàn. Trẻ biết những hành động, những vật dụng nguy hiểm tới tính 
mạng và cách phòng tránh. Biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp 
đỡ.
 - Mang lại hiệu quả rõ nét khi thực hiện.
 * Khuyết điểm: 
 - Việc áp dụng các giải pháp mang tính rộng rãi còn hạn chế.
 - Giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến việc những kỹ năng cho trẻ và chưa 
thường xuyên trò chuyện với từng trẻ để phát triển các kỹ năng sống trong thực 
tế.
 - Kỹ năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều, công tác phối kết 
hợp với phụ huynh còn sơ sài, chưa cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa 
cao.
 - Trẻ 3-4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn 
còn kém so với các độ tuổi khác. Khả năng phòng tránh những nguy hiểm với 
xung quanh còn hạn chế. Trẻ còn thiếu kỹ năng vẫn còn thụ động, không biết 
ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ cũng như tìm kiếm sự giúp 
đỡ.
 - Một số trẻ đi học chưa đều nên khả năng tiếp thu và quá trình làm quen 
của trẻ chưa được thường xuyên liên tục, hiệu quả đạt được chưa cao.
 - Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu 
nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. 
 - Phần lớn phụ huynh làm nông nghiệp nên việc quan tâm đến con em còn 
hạn chế. Bên cạnh đó có một số phụ huynh có điều kiện thì lại nuông chiều con, 
không quan tâm dạy trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an 
toàn.
 III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 *Giải pháp 1: Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi: 4
che ô, đội mũ nón khi ra ngoài trời, biết quàng khăn đội mũ khi trời rét, không 
đút các vật nhỏ vào tai, mũi, không ngậm hột hạt vào trong miệng, ra ngoài biết 
đeo kính, đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
 Đặc biệt trong đầu năm học 2021 – 2022 tình hình dịch bệnh covid 19 
đang diễn biến ngày càng phức tạp trong cộng đồng, tôi thường xuyên dạy trẻ 
biết cách phòng tránh để không bị mắc dịch bệnh: Tôi dạy trẻ biết đeo khẩu 
trang khi ra ngoài, không tụ tập nơi đông người, thực hiện dãn cách theo quy 
định, dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, 
ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe 
mạnh.
 Tôi đã chia sẻ với các bậc phụ huynh qua giờ đón – trả trẻ về quy tắc 5 
ngón tay để cô giáo và phụ huynh cùng giáo dục con. 
 Dựa vào bàn tay, cha mẹ có thể tập cho trẻ xác định 5 nhóm người con 
cần chú ý tương tác với 5 ngón tay. Từ đó, bé có thể giúp mình tránh khỏi bị lạm dụng 
tình dục.
 Sau khi dạy nội dung này trẻ lớp tôi đã có kỹ năng cơ bản để tránh bị xâm 
hại đến cơ thể. Trẻ nhận biết được những vùng nhạy cảm của trẻ là vùng đồ bơi. 
Trẻ nhận ra rằng chỉ có bố, mẹ và người thân mới có thể chạm vào vùng đồ bơi 
của bé, thay quần áo cho bé, không nhận quà từ người lạ, biết hô to khi nhận thấy sự nguy hiểm.
 *Giải pháp 2: Sưu tầm trò chơi, câu chuyện để dạy trẻ nhận biết và phòng 
tránh các nguy hiểm.
 Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các 
nguy cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không 
hình dung ra được. Và tôi nhận thấy các trò chơi, câu chuyện đem lại hiệu quả 
rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng, giáo viên 
cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tôi đã sưu tầm các trò 
chơi, câu chuyện để tổ chức các nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ. Tôi tổ chức 
các trò chơi này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học khám phá, giờ hoạt 
động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
 Trò chơi 1: “ Bước nhảy thông minh”
 Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tự do quanh lớp, khi cô giơ hình ảnh về các 
loại đồ dùng thì trẻ phải quan sát, gọi tên đồ dùng đó. Nếu là đồ dùng không an 
toàn thì trẻ phải nhảy vào ô màu đỏ, nếu là đồ dùng an toàn thì trẻ nhảy vào ô 
màu xanh.
 Luật chơi: Trẻ nào nhận biết sai và nhảy nhầm ô sẽ là người thua cuộc, sẽ 
phải nhảy lò cò quanh lớp.
 Trò chơi 2: “ Gắn nhanh gắn đúng”. 6
hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ 
những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ 
năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm 
cách giải quyết. Tôi đã mạnh dạn xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo 
sát trên trẻ:
 Tình huống 1: Trước khi vào giờ học, cô cho trẻ lấy ghế về tổ. Số ghế ít 
hơn số trẻ và có một chiếc ghế gãy chân. Cô quan sát cách xử lý của trẻ và đưa 
ra cách giải quyết và giáo dục trẻ.
 Mục tiêu cần đạt: - Trẻ nhận biết được chiếc ghế gãy là đồ vật không an toàn.
 - Trẻ có kĩ năng phòng tránh: không lấy ghế gãy để ngồi.
 Các phản ứng và hành động của trẻ có thể xảy ra.
 - Trường hợp 1: Trẻ vẫn lấy và định ngồi vào chiếc ghế gãy.
 - Trường hợp 2: Trẻ tranh ghế lành với bạn khác.
 - Trường hợp 3: Trẻ không lấy ghế gãy mà gọi cô giúp đỡ.
 Cách giải quyết và giáo dục của cô.
 Trường hợp 1: Trẻ vẫn lấy và định ngồi vào chiếc ghế gãy.
- Cô đến gần và trò chuyện: + Con thấy chiếc ghế này như thế nào?
+ Chuyện gì xảy ra nếu con ngồi vào chiếc ghế gãy?
+ Cô giáo dục: Nếu con ngồi vào ghế gãy thì con sẽ bị ngã nên phải chọn ghế 
lành. Nếu không còn ghế thì con phải gọi cô giúp đỡ.
 Trường hợp 2: Trẻ tranh ghế lành với bạn khác.
- Cô đến gần và tách trẻ ra, trò chuyện:
+ Vì sao các con lại tranh nhau ghế? + Ghế gãy mà ngồi vào thì sẽ làm sao?
+ Giáo dục: Nếu ngồi vào ghế gãy thì con sẽ bị ngã nên phải chọn ghế lành. Nếu 
không còn ghế thì nên gọi cô giúp đỡ, không nên tranh giành ghế với bạn.
 Trường hợp 3: Trẻ không lấy ghế gãy mà gọi cô giúp đỡ.
- Cô trò chuyện: + Vì sao con không lấy chiếc ghế gãy?
+ Cô giáo dục: nếu ngồi vào ghế gãy thì con sẽ bị ngã vì thế không nên lấy. Cô 
khen ngợi và nêu gương trẻ trước lớp.
 Kết quả: Tôi đã thử đưa tình huống này vào cho trẻ lớp tôi trải nghiệm và 
kết quả đạt được là đa số trẻ lớp tôi đều xử lí theo trường hợp ba.
 Tình huống 2: Cô cho trẻ chơi lắp ghép trong giờ chơi tự do. Trong rổ đồ 
chơi lắp ghép có một số hột, hạt tròn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cô quan sát 
phản ứng của trẻ và đưa ra cách giải quyết, giáo dục.
 Mục tiêu cần đạt:
- Trẻ nhận biết được các hột, hạt tròn là đồ chơi không an toàn. 8
sống cho trẻ. 
 Với hình thức tuyên truyền gián tiếp, ở góc tuyên truyền để nâng cao nhận 
thức của phụ huynh nắm bắt giúp con nhận biết và phòng tránh các nguy cơ 
không an toàn cho trẻ ở nhà. Để nâng cao nhận thức của phụ huynh, ngoài việc 
tuyên truyền về nội dung, phương pháp, cách xử lý các tại nạn tôi cũng muốn 
phụ huynh kiểm tra mức độnhận biết, kĩ năng xử lý tình huống của con ở nhà 
qua đó đánh giá và có những biện pháp tác động phù hợp.
 Tôi xây dựng các phiếu tình huống gửi đến phụ huynh theo từng tháng. 
Từ đó đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ:
 Qua những kinh nghiệm mà tôi trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho 
trẻ trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà tôi đã nhận được sự phản hồi 
rất khả quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy 
cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình: không lại gần bếp lửa, phích nước 
nóng, ổ cắm điện, không vào nhà vệ sinh một mình, không đi ra ngoài chơi khi 
không có bố mẹ đi cùng ... Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số 
tình huống đơn giản. Phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh 
một số nguy cơ không an toàn cho con trẻ và đã có những kiến thức ban đầu để 
phối hợp với giáo viên giáo dục, đánh giá trẻ một cách hợp lý nhất.
 III.2. Tính mới, tính sáng tạo: 
 III.2.1. Tính mới:
 Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng 
việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên 
tham gia vào các buổi chuyên đề, họp của nhà trường, trao đổi trực tiếp với giáo 
viên từ đó giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trong của việc giáo dục trẻ nhận 
biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ.
 Các giải pháp trên phù hợp với tình hình dạy và học của trẻ 3-4 tuổi trong 
trường mầm non. 
 Hình thành cho trẻ một số kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ 
không an toàn. Trẻ biết những hành động, những vật dụng nguy hiểm tới tính 
mạng và cách phòng tránh. Biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp 
đỡ.
 Giải pháp lấy ví dụ cụ thể và đưa ra các hình ảnh giúp các giáo viên dễ 
dàng nghiên cứu và làm theo.
 Giúp trẻ 3 - 4 tuổi có kiến thức, kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy 
cơ không an toàn, phát triển khả năng nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, 
tình cảm xã hội. Đây là một vấn đề mới mẻ và cũng đang được xã hội quan tâm 
nhiều nhất. Hơn nữa việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục kỹ 

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_day_tre_3_4_tuoi_ky_nan.docx