Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớp 3-4 tuổi A3 Trường Mầm non Tân Thành phòng chống dịch bệnh Covid-19
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Bản thân tôi luôn nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớp 3-4 tuổi A3 Trường Mầm non Tân Thành phòng chống dịch bệnh Covid-19

các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Bản thân tôi luôn nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay * Thực trạng. Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công nhiệm vụ giảng dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi A3 với tổng số 27 trẻ trong đó trẻ nữ 14, trẻ nam 13, dân tộc 20 trẻ. Từ mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và những thực tế đã nêu ở trên. Trong quá trình thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớp 3 - 4 tuổi trường mầm non Tân Thành phòng chống dịch bệnh Covid- 19” tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của Ban chỉ đạo phòng chống dịch trong công tác phòng chống dịch Covid -19. Bản thân tôi là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo tìm ra các biện pháp giúp trẻ phòng chống dịch bệnh Covid -19. Luôn yêu nghề, mến trẻ và chăm sóc trẻ như con của chính mình. Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 của nhà trường và của nhóm lớp Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là vô cùng cần thiết và thấy được thực trạng việc * Kết quả khảo sát trên trẻ và cha mẹ trẻ những kiến thức về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đầu năm. STT Nội dung Tổng Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ số trẻ đạt Trẻ hiểu biết về dịch 1 27 10 37 % 17 63 % bệnh Covid-19. Trẻ có 1 số kỹ năng thực 2 hiện biện pháp phòng 27 12 44,4 % 15 55,6 % chống dịch. Ý thức của cha mẹ trong 3 công tác giáo dục trẻ cách 27 20 74 % 7 26 % phòng chống dịch bệnh. Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa có kiến thức và kỹ năng trong việc phòng chống dịch bệnh. Để công tác phòng chống dịch tại trường Mầm non có kết quả cao tôi đã đưa ra “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớp 3-4 tuổi A3 trường mầm non Tân Thành phòng chống dịch bệnh Covid-19” như sau: * Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức cho trẻ về dich bệnh Covid-19. Tôi đã cung cấp kiến thức của trẻ về nguy cơ lây nhiễm. Bệnh lây theo đường hô hấp nên Covid-19 có thể lây qua không khí bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti do người bệnh hoặc người đang mang mầm bệnh bắn ra bởi khi họ nói, ho, cười, hắt hơi hoặc lây qua dụng cụ bị lây nhiễm Covid-19. Đối tượng dễ bị lây nhiễm Covid-19 trước hết là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc người khám, chữa, chăm sóc hoặc thăm nuôi người bệnh nhiễm Covid-19 hay người đang sống trong vùng dịch, người đi từ vùng dịch trở về hoặc những người đã và đang chung sống, tiếp xúc với người vùng dịch trở về mà trong người đã bị nhiễm Covid-19..... kiến thức, hành vi ứng xử với mọi người một cách tốt nhất thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được “chơi mà học, học bằng chơi”. Vì vậy cần tổ chức thật tốt các hoạt động vui chơi cho trẻ, tạo điều kiện và cơ hội để giáo dục cho trẻ phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ví dụ như trong giờ hoạt động góc thì tôi và các cháu cùng tìm hiểu về môi trường xung quanh dẫn đến lây lan dịch bệnh. Hoặc hoạt động ở góc bác sĩ cho trẻ khám và đo thân nhiệt. * Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện một số kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trước tình hình đại dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. Vì vậy, cách hạn chế virus xâm nhập vào cơ thể qua việc rửa tay bằng xà phòng nước sát khuẩn là vô cùng cần thiết. Trẻ mầm non hoạt động liên tục trong ngày. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với trẻ. Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. Hàng ngày, tại lớp học của tôi, tôi vẫn thường xuyên cho trẻ rửa tay khi đến trường, trước khi vào lớp tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, rửa tay sau các giờ hoạt động trên lớp, trước các bữa ăn của trẻ. Giáo dục trẻ rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh hay khi tay trẻ dính bẩn. Điều này đã tạo nên thói quen vệ sinh tốt cho trẻ, giúp trẻ tự có ý thức vệ sinh cá nhân. Để việc rửa tay đạt kết quả cao tôi đặc biệt quan tâm hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách tôi thấy trẻ lớp mình thực sự hứng thú, giờ học an toàn và vui vẻ, kỹ năng phản ứng trước các câu hỏi tình huống hoặc các kỹ năng đeo khẩu trang, rửa tay được nâng cao và vận dụng thực tế tốt ua 6 bước theo khuyến cáo của Bộ y tế. Dịch bệnh lây qua đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc với mọi người, bởi vậy, khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những nơi đông người là biện pháp tốt để tránh lây lan trong cộng đồng. Vì vậy việc giữ khoảng cách là một trong những biện pháp không thể thiếu trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt việc giữ khoảng cách trong trường Mầm non là vô cùng cần thiết. Đặc điểm của trẻ Mầm non là thích được chơi đùa cùng bạn được gần gũi những người mà trẻ thân thích. Vì vậy để hình thành thói quen giữ khoảng cách 2m cho trẻ tại trường mầm non thì cô giáo là người hướng dẫn thường thường xuyên. Từ đó dần trẻ sẽ hình thành thói quen mỗi khi hoạt động cần phải giữ khoảng cách. Khi ở lớp trẻ có thói quen thì về hoặc đi ra ngoài trẻ cũng có thói quen tốt này. Ví dụ: Khi đón trả trẻ tôi luôn nhắc nhở phụ huynh đứng giãn cách từ đó các con cũng hình thành một thói quen cùng với bố mẹ là phải giữ khoảng cách với người khác. Khi học tôi thường xuyên cho trẻ ngồi đảm bảo dãn cách phù hợp với điều kiện lớp học hoặc khi trẻ ăn ngủ về sinh tôi cũng cho trẻ đứng dãn cách cứ như vậy trẻ sẽ hình thành thói quen tốt là giãn cách. * Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ. Bản thân tôi đã trò chuyện, gặp gỡ các bậc phụ huynh khi các bậc phụ huynh đưa, đón con, qua nhóm zalo của lớp. Trò chuyện, tâm sự để phụ huynh hiểu được rằng trẻ mầm non đến lớp không phải chỉ để học chữ, học viết, học đọc mà còn phải học các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trẻ. Tôi tạo một thói quen cho cha mẹ trẻ khi đưa con đến trường cần đo thân nhiệt cho con xem thân nhiệt của con mình hôm nay thế nào? Còn với gia đình không đo được thân nhiệt cho con thì bản thân cô giáo sẽ đo để biết được thân nhiệt của trẻ. Tôi thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh nội dung phòng, chống Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng đồ chơi và những vật dụng cá nhân của trẻ bằng xà phòng và nước diệt khuẩn. Vận động phụ huynh cài đặt phần mềm Bluzone phát hiện tiếp xúc gần giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhắc nhở phụ huynh thực hiện thông điệp 5k đối với trẻ và gia đình. Nhắc nhở phụ huynh chấp hành việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khai báo y tế khi đưa trẻ vào lớp. Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh và trang bị bản thân kỹ càng bên ngoài thì tôi cũng tuyên truyền tới phụ huynh tăng cường sức đề kháng từ bên trong bằng cách ăn uống điều độ để virus khó có thể xâm nhập sâu vào cơ thể. Việc uống một cốc nước cam, chanh, ăn nhiều loại hoa quả, bổ sung Vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể bằng bữa ăn đủ chất và ăn hết xuất kết hợp tập thể dục. Ngoài ra nên uống nước ấm hằng ngày để ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và nấm. * Biện pháp 6: Vệ sinh trường - lớp học định kỳ và thường xuyên. Tôi và các đồng nghiệp trong trường cùng thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trường lớp, đảm bảo đúng quy định. Tôi vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp mình phụ trách. Đảm bảo không khí thông thoáng. Tôi bật quạt vừa phải, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Buổi sáng đến lớp, tôi dùng nước nóng để luộc cốc uống nước, bát thìa và khăn mặt cho trẻ. Đảm bảo đủ ánh sáng, thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập. Đồ dùng và đồ chơi được sát khuẩn thường xuyên và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, đẹp mắt. Nền nhà được lau thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn clominb hàng ngày. Phòng nhóm lớp được phun thuốc khử khuẩn, tổng vệ sinh chung cầu thang, hành lang, tay nắm cửa được lau dung dịch sát
File đính kèm:
ban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_lop_3.docx