Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Hoạt động vui chơi trong trường mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học đó những sự vật hiện tượng xảy ra ở môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động vui chơi.Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sĩ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động vui chơi có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật. Hoạt động vui chơi là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
+ Phụ huynh chưa chú ý đến hoạt động vui chơi của trẻ, chưa tạo cơ hội để trò chuyện cùng trẻ, thường cho trẻ xem điện thoại, xem phim, chưa có sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ. + Kỹ năng hoạt động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết cách phối hợp trong khi chơi, chưa thể hiện được thao tác vai, trẻ chưa chủ động, tự nguyện trong quá trình chơi, đa số trẻ chưa thể hiện được ký hiệu tượng trưng trong khi chơi, trẻ ít hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp MG bé, tôi gặp không ít khó khăn trong khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ vì vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để giúp trẻ tham gia tích cực nhất. Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: II.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Tên giải pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. Là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo: Hoạt động vui chơi nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính tự nguyện, thoả mãn nhu cầu nhận thức, vận động, đảm bảo tính giáo dục,thì sẽ là phương tiện giáo dục các mặt trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mĩ cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động vui chơi cần có biện pháp thích hợp nhằm kích thích trẻ tham gia vào giờ hoạt động vui chơi, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Biện pháp 2: Trang trí môi trường hoạt động “ mở và động” để gây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ khi tham gia hoạt động . Biện pháp 3: Chơi cùng trẻ một số hoạt động mà trẻ có kỹ năng chưa tốt. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động vui chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Và phối kết hợp với phụ huynh. II.2 Tính mới, tính sáng tạo: a. Tính mới: Tìm ra được các biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Giúp giáo viên biết cách tổ chức hoạt động vui chơi mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức, phù hợp với trẻ. Giúp trẻ chủ động, tự tin trong mọi hoạt động. Tạo được nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thoả sức đam mê sáng tạo và thiết kế đồ chơi theo ý tưởng của mình. Sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên. Tôi thấy ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú ở mọi lúc mọi nơi thì trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức trong cuộc sống xung quanh. Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi với trẻ, quan tâm trò chuyện cùng con nhiều hơn, có sự phối kết hợp với nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ. Thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Hải Phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2022 Người viết đơn Phạm Thị Vân BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I.THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: : “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức 3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Vân Sinh ngày: 12/11/1989 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Tây Hưng Điện thoại: 0789356885 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng Địa chỉ: Thôn Minh Hưng - Xã Tây Hưng - Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng Điện thoại: 0313947680 II. Mô giải pháp đã biết: - Tên giải pháp: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ”. - Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng - Đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng - Nội dung chính của giải pháp: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Các bước thực hiện: + Giải pháp 1: Lập kế hoạch, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. + Giải pháp 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. + Giải pháp 3: Rèn kĩ năng chơi cho trẻ trong các hoạt động. - Ưu điểm: + Trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động. + Trẻ có thể thực hiện được yêu cầu mục đích mà giáo viên đề ra. + Chuẩn bị đủ đồ dùng đồ chơi nhanh, đơn giản. - Hạn chế: + Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí. + Giáo viên chưa tận dụng các hình trang trí làm phương tiên dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động Giáo viên chưa chú ý đến nhu cầu của trẻ. Chưa chú ý cho trẻ được hoạt động vui chơi ở mọi lúc mọi nơi. pháp để giúp trẻ tham gia tích cực nhất. Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” . III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: - Tên giải pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” Hoạt động vui chơi trong trường mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học đó những sự vật hiện tượng xảy ra ở môi trường sống gần giũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động vui chơi. Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹVới những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động vui chơi có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật. Hoạt động vui chơi là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơiVì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động vui chơi có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương áiđây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. Là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo: Hoạt động vưi chơi nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính tự nguyện, thoả mãn nhu cầu nhận thức, vận động, đảm bảo tính giáo dục,thì sẽ là phương tiện giáo dục các mặt trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mĩ cho trẻ Mảng tường mở nơi trẻ được hoạt động theo sở thích cá nhân phù hợp với chủ điểm chơi ở mỗi giai đoạn. VD: Ở chủ điểm gia đình tôi làm một số hình ảnh lô tô về các trang phục: quần áo, giầy dép, mũđể khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự thỏa thận chọn các trang phục phù hợp với mình để gắn lên. Khi chơi như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia chơi. Các nhóm chơi đều có hàng rào ngăn cách, có biển đề tên góc và có ký hiệu của trẻ khi trẻ chọn các nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi. + Chia diện tích cho các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn góc xây dựng chiếm nhiều vị trí nhất. VD: Ở chủ đề thế giới động vật tôi cho trẻ xây vườn thú và trẻ sắp xếp thành từng khu như: động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước. + Do việc tiến hành các góc chơi hợp lý nên khi trẻ chơi trẻ không phải đi lại nhiều làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn. + Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộng nội dung chơi, trẻ say sưa, hứng thú và thỏa mái trong khi chơi. + Các góc trang trí phải là các góc mở giúp trẻ phát triển tư duy, tính sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia các góc chơi. + Bố trí bàn ghế,phù hợp với từng góc (như góc đọc sách, góc tạo hình). + Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình. b. Biện pháp 2: Trang trí môi trường hoạt động “mở và động” để gây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ khi tham gia hoạt động. Tạo môi trường đẹp trong và ngoài lớp là nguyên tắc quan trọng để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không ?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động . VD: Trong các góc chơi trẻ nhìn thấy góc bán hàng bày rất nhiều những đồ như: bim bim, sữa, nước ngọt, kẹo bánhtạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi. Trẻ được đóng vai vào làm người bán hàng, người mua hàng. Để tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và tiêu đề của góc có tên gần gũi với trẻ. VD: Góc xây dựng: Để làm cho góc xây dựng hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tôi đã lấy tên góc là: Kiến trúc sư tí hon, hay Công trình ước mơvà sử dụng những gam màu sáng để trang trí và có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng hay các bác thợ xây đang xây ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường dưới tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó.
File đính kèm:
- ban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_tham.docx