Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ lớp 3 Tuổi A1 Trường Mầm non Tân Thành hứng thú tới trường, tới lớp

Trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi đang được sống trong tình yêu thương, sự bao bọc, che chở của gia đình. Vì vậy khi trẻ bước chân vào môi trường mới đó là trường mầm non cũng đồng nghĩa với việc trẻ phải tạm xa cuộc sống quen thuộc hàng ngày, tạm xa cha mẹ để bắt đầu một môi trường mới hoàn toàn khác lạ. Chính vì thế, trẻ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ vô cùng. Trẻ mới đến lớp thường không chịu vào lớp, hay quấy khóc và ôm ba mẹ không dời. Ngày hôm sau không dám đến trường vì lạ bạn, lạ cô, nhõng nhẽo với cha mẹ. Phụ huynh thì không dám tin tưởng bỏ con lại một mình ở lớp, đắn đo băn khoăn không biết con mình có đi học được hay không, lo sợ con sẽ khóc nhiều, sẽ không quen với chế độ sinh hoạt ở nhà trường. Vì vậy việc giúp các con hứng thú tới trường, tới lớp và sớm thích nghi với trường lớp là một vấn đề vô cùng quan trọng . Trẻ hứng thú tới trường, tới lớp sẽ tạo cho các bậc cha mẹ có tâm lý thoải mái, yên tâm khi gửi các con cho cô, không những thế còn giúp các con nhanh chóng hòa đồng với môi trường tập thể, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp từ đó cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận để hiểu được tâm lý của trẻ và có biện pháp giáo dục phù hợp.

docx 17 trang lethu 06/02/2025 650
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ lớp 3 Tuổi A1 Trường Mầm non Tân Thành hứng thú tới trường, tới lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ lớp 3 Tuổi A1 Trường Mầm non Tân Thành hứng thú tới trường, tới lớp

Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ lớp 3 Tuổi A1 Trường Mầm non Tân Thành hứng thú tới trường, tới lớp
 hay quấy khóc và ôm ba mẹ không dời. Ngày hôm sau không dám đến trường vì lạ 
bạn, lạ cô, nhõng nhẽo với cha mẹ. Phụ huynh thì không dám tin tưởng bỏ con lại 
một mình ở lớp, đắn đo băn khoăn không biết con mình có đi học được hay không, 
lo sợ con sẽ khóc nhiều, sẽ không quen với chế độ sinh hoạt ở nhà trường. Vì vậy 
việc giúp các con hứng thú tới trường, tới lớp và sớm thích nghi với trường lớp là 
một vấn đề vô cùng quan trọng . Trẻ hứng thú tới trường, tới lớp sẽ tạo cho các bậc 
cha mẹ có tâm lý thoải mái, yên tâm khi gửi các con cho cô, không những thế còn 
giúp các con nhanh chóng hòa đồng với môi trường tập thể, tích cực tham gia vào 
các hoạt động của lớp từ đó cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận để hiểu được tâm lý của 
trẻ và có biện pháp giáo dục phù hợp. 
 Trong năm học 2021- 2022 được sự phân công của BGH nhà trường tôi trực 
tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi A1 với tổng số 25 cháu, trong đó nam 13 cháu, 
nữ 12 cháu. 
 Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về mọi mặt, 
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ khang trang. Hơn nữa môi trường sư 
phạm xanh - sạch - đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chăm sóc giáo dục 
trẻ, thu hút trẻ vào trường. 
 Về phía giáo viên, các cô giáo ở lớp đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
trên chuẩn, riêng bản thân tôi tuy là một giáo viên trẻ nhưng tôi đã có trình độ chuyên 
môn vững vàng và đạt giáoviên dạy giỏi cấp huyện. Hơn nữa tôi và các đồng chí 
giáo viên ở lớp luôn nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia các hoạt 
động, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.
 Về phía phụ huynh, các bậc phụ huynh đều tin tưởng vào công tác chăm 
cóc, giáo dục trẻ của cô giáo và nhà trường nên việc phối kết hợp hai chiều giữa 
nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi.
 Song bên cạnh đó, là một xã dân tộc miền núi của huyện Phú Bình nên số trẻ 
trong lớp chủ yếu là người dân tộc thiểu số, cụ thể lớp tôi phụ trách tổng số có 25 cháu được sở thích hay những điều các con không thích để tạo niềm vui, tiếng cười cho 
các con mỗi khi các con tới lớp. Việc tổ chức các trò chơi còn nghèo nàn, nội dung 
chơi còn chưa phong phú; khi tổ chức các sự kiện, ngày hội, ngày lễ cho các con ở 
trường còn chưa để lại được nhiều ấn tượng để thu hút các con đến trường, đến lớp 
 Trước những nguyên nhân đó cũng như nhận thức được tầm quan trọng của 
việc giúp trẻ hứng thú tới lớp, tới trường tôi đã băn khoăn, trăn trở làm cách nào để giúp 
các con luôn hứng thú đi học, làm sao để các con đến lớp với một khí thế vui tươi, hồ 
hởi, mạnh dạn tự tin hòa đồng cùng cô và các bạn, làm sao để trẻ cảm thấy
mỗi ngày trẻ đến trường thực sự là một ngày vui và ý nghĩa nhất. Vì vậy tôi đã tìm
 tòi, học hỏi và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ lớp 3 Tuổi A1 - Trường 
Mầm non Tân Thành hứng thú tới trường, tới lớp” Cụ thể như sau:
 5.1.3. Biện pháp
 * Biện pháp 1: Cô giáo là người bạn đáng tin cậy, luôn gần gũi và hết lòng yêu 
thương trẻ
 Những ngày đầu tiên khi các con tới trường, tới lớp phải dời xa vòng tay yêu 
thương của cha mẹ để đến với các cô, các con thường rất lạ lẫm: không biết đây là 
nơi nào, các cô là ai, ai là người lạ, ai là người mình biếtvì thế tôi suy nghĩ mình 
phải là người bạn đầu tiên đáng tin cậy của trẻ thì mới có thể thu hút được trẻ, mới 
có thể tách được trẻ ra khỏi vòng tay cha mẹ, có như vậy trẻ mới thích tới lớp và 
không sợ đi học. 
 Thường xuyên theo dõi chương trình “Làm bạn với con” trên tivi nên tôi đã rút ra 
một số kinh nghiệm khi tiếp xúc lần đầu tiên với các con đó là chào hỏi, cười và làm quen 
bằng những câu hỏi đơn giản, thân mật như: Con tên gì? Con mấy tuổi? Con nhìn xem 
lớp mình có những đồ chơi gì? Con có muốn vào lớp chơi cùng cô và các bạn không? Từ 
đó tạo cho trẻ cảm giác thân quen, gần gũi tránh cho trẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ 
rơi. Việc làm quen với trẻ diễn ra từ từ, tự nhiên, tránh đột ngột. Sau đó tôi sẽ trò chuyện 
với phụ huynh về thói quen, sở thích, những điều trẻ không thích của trẻ để dễ dàng tìm gia các hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi, khám phá, giáo dục trẻ các hành vi văn 
minh lễ phép trong giao tiếp ứng xử. Đặc biệt tôi luôn chủ động tìm tòi, đổi mới các 
phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính tích cực 
của trẻ. 
 Với những hoạt động trầm, trẻ ít được hoạt động như: Khám phá khoa học hay kể 
chuyện cho trẻ nghe tôi luôn tìm các hình thức vào bài sao cho tưng bừng, sôi động như 
một điệu nhảy hay một vũ điệu để tạo cảm giác thỏa mái thu hút các con trước khi vào 
bài; hay đối với những hoạt động mang tính khô, cứng hơn như: toán, khám phá khoa 
học...thì tôi chú ý lựa chọn các hình thức chuyển tiếp giữa các phần sao cho có chút hài 
hước, hóm hỉnh để mang lại thật nhiều tiếng cười cho trẻ.
 (Hình ảnh cô gây hứng thú trong giờ hoạt động “Vo giấy”)
 + Trong giờ hoạt động “ Làm quen với tác phẩm văn học” tôi luôn thu hút trẻ vào 
các bài thơ, câu chuyện, các bài đồng dao, ca dao, hát runhằm tạo sự quen thuộc như 
trẻ đang ở nhà. Trong các giờ học tùy vào mỗi bài mà tôi ứng dụng công
nghệ thông tin, sử dụng Power Point hay thiết kế và sử dụng các loại sa bàn rối khác 
nhau để bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho trẻ 
 Ví dụ: Với câu chuyện “Xe lu và xe ca” tôi đã tự tay thiết kế một chiếc sa bàn 
hình ti vi và các nhân vật rối dời để trẻ có thể vừa lên kể cùng cô câu chuyện
vừa tự tay diễn các nhân vật rối trên sa bàn, có thể nói với cách dạy trẻ như vậy tạo 
cho trẻ sự hứng khởi và thích thú vô cùng.
 + Hay trong giờ hoạt động tạo hình: Đối với trẻ 3- 4 tuổi có lẽ giờ hoạt động 
tạo hình sẽ là thú vị nhất, khi đó trẻ sẽ được thể hiện khả năng, sự sáng tạo của mình, 
qua hoạt động tạo hình sẽ kích thích tính tỉ mỉ, sự ham hiểu biết ở trẻ. Vì thế để trẻ 
hào hứng và thích thú hơn tôi và các đồng chí giáo viên cùng lớp đã tạo cho các con 
nhiều hoạt động tạo hình theo hướng trải nghiệm như trang trí bưu thiếp từ nguyên 
liệu thiên nhiên, hay làm con vật từ lá câycó thể nói mỗi hoạt động tạo hình của 
trẻ đều tràn ngập niềm vui và sự thích thú. Thông qua các hoạt động này còn giúp * Biện pháp 3: Tạo môi trường đẹp, hấp dẫn để thu hút trẻ:
 a. Môi trường trong lớp: 
 Để thu hút được các con trong những ngày đầu đến lớp tôi đã chú ý bố trí không 
gian, các khu vực (góc) chơi trong lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp với diện 
tích lớp học, cửa ra vào, số lượng trẻsao cho đảm bảo để tổ chức các hoạt động 
tập thể, nhóm và cá nhân. Các góc chơi cũng được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, 
dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ. Chuẩn bị nhiều đồ chơi đẹp, 
hấp dẫn. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi đã cùng các đồng chí giáo viên cùng lớp 
trang trí và trưng bày các góc chơi với nhiều đồ chơi hấp dẫn kích thích trẻ chú ý và 
thích chơi. 
 (Hình ảnh cô trang trí góc chơi “Chúng em với an toàn giao thông”)
 Ví dụ: Góc âm nhạc trưng bày những đồ dùng, đồ chơi tạo ra âm thanh như: 
trống, đàn, xúc sắc, sáođể khi đến chơi góc này trẻ được thỏa mái biểu diễn những 
bài hát hay những nhạc cụ mà trẻ yêu thíchHay góc xây dựng thì trưng bày những 
đồ chơi phát triển trí tuệ như: đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xếp hình, các loại cây, hoa, 
rau củ quả, con vật từ những đồ chơi này trẻ sẽ thỏa sức sáng tạo đóng vai thành 
các cô chú kỹ sư, công nhân xây dựng xây nên những mô hình mà trẻ thích. Hoặc ở 
góc “Bé yêu cổ tích” tôi đã tự tay thiết kế khung cảnh của một số câu chuyện và làm 
các nhân vật rối ngộ nghĩnh để thu hút các con đến góc kể chuyện, các con sẽ được 
kể cùng cô hay được hóa thân thành các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích
 (Hình ảnh bé chơi ở góc “Bé yêu nhân vật cổ tích”)
 Hay với góc chơi STEAM thì sau khi được đi tập huấn “Dự án STEAM cho trẻ mầm 
non” về tôi đã sưu tầm, chuẩn bị nhiều các nguyên vật liệu rời ở tại lớpđể khi trẻ đến chơi 
ở góc này tôi sẽ hướng dẫn các con làm một số dự án STEAM đơn giản như làm khung 
ảnh gia đình (chủ đề gia đình); làm ô tô( chủ đề an toàn giao thông)... Qua đó không chỉ 
giúp các con ứng dụng được nhiều kiến thức của các bộ môn khác nhau mà còn giúp các 
con hứng thú mỗi khi đến giờ chơi hoạt động ở các góc. ve để các con cảm thấy bớt cô đơn, dần dần các con bị tiếng nói, tiếng cười thu hút, 
các con không khóc nữa mà hòa mình vào các bạn để tham gia các hoạt động.
 (Hình ảnh trẻ chơi ở khu trải nghiệm xã hội)
 * Biện pháp 4: Tạo sự hứng thú trong giờ ăn, giờ ngủ của trẻ
 + Trong giờ ăn: 
 Để tạo cảm giác ngon miệng và khí thế hào hứng khi ăn thì mới lạ và cho trẻ 
trước khi cho trẻ ăn tôi không quên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ như: lọ hoa, 
khăn trải bàn, tạp rề cho trẻ cũng như giới thiệu cho trẻ biết tên các món ăn, khi trẻ 
biết tên các món ăn thì những buổi sau tôi cho trẻ nhắc lại thực đơn của ngày hôm 
đó. Đối với những trẻ hay quấy khóc và không chịu ăn tôi đã cho các con ngồi gần 
để động viên, dỗ giành, khuyến khích trẻ ăn, những buổi đầu còn một số bạn chưa 
tự xúc được tôi đã bón và động viên các con để các con ăn hết suất. Tuyệt đối không 
ép buộc hay dọa nạt trẻ, không áp lực khi ăn mà ngược lại giành nhiều lời khen cho 
trẻ như: Con ăn giỏi quá! Hay bạn A lại còn tự biết xúc ăn và ăn rất gọn gàng không 
rơi vãi nữa...Hay đối với những trẻ không chịu ăn rau thì tôi đã động viên các con là 
trong rau có rất nhiều vitamin C, nếu con ăn thì sẽ da con sẽ hồng hào, xinh gái đẹp 
traiqua đó tạo sự hứng
khởi cho trẻ ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn
 Tôi luôn để ý đến cảm giác ăn của trẻ, nếu thấy thực đơn hôm nào mà các con ăn 
ít hay ăn không ngon miệng thì tôi đã kịp thời tham mưu với ban giám hiệu để nhà 
trường để thay đổi thực đơn. Thực đơn sao cho phù hợp theo mùa và những thực phẩm 
có sẵn tại tại địa phương. Hay vào đầu năm học lớp tôi có 3 cháu không ăn cơm tôi đã 
mạnh dạn xin ý kiến ban giám hiệu nấu thêm chế độ cơm nát để các con dễ ăn và không 
bỏ suất của mình. Tuy những việc làm trên hết sức đơn giản nhưng tôi đã thấy trẻ lớp 
mình ăn uống rất ngon miệng và hào hứng khi đến giờ ăn.
 (Hình ảnh giờ ăn của trẻ)
 + Trong giờ ngủ:

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_giup_tre_lop_3_tuoi_a1.docx