Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thực hiện phòng chống dịch covid 19

Như chúng ta đã biết, sức khỏe là tài sản vô cùng quý giá của mỗi con người. Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, đời sống, kinh tế của mọi gia đình. Việc phòng chống dịch bệnh là việc làm quan trọng hết sức cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Đối với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi ở trường lớp mầm non. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh.

Đáng lo ngại nhất là các cháu 3 tuổi đang ở độ tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng còn kém, chưa được tiêm phòng dịch bênh, các cháu cũng chưa ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng chống dịch bệnh tốt nên rất dễ mắc bệnh. Đây cũng là vấn đề mà không ít các bậc phụ huynh có con đi học ở trường mầm non cảm thấy băn khoăn và lo lắng, không yên tâm.

docx 16 trang lethu 16/03/2025 361
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thực hiện phòng chống dịch covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thực hiện phòng chống dịch covid 19

Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thực hiện phòng chống dịch covid 19
 Bản thân tôi là cô giáo mầm non được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3 
tuổi C3 tôi rất băn khoăn trăn trở làm thế nào để tìm các biện pháp giải quyết phòng 
chống dịch bệnh không xảy ra với trẻ tại lớp tại trường mầm non của tôi công tác. Xuất 
phát từ lý do trên tôi cùng các đồng nghiệp đã áp dụng một số Sáng kiến đang được 
triển khai tại một số trường mầm non trong thành phố như:
 Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 
cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” của cô Đặng Thị Quyên giáo viên trường 
mầm non An Thủy - Quảng Bình
 Đề tài: “Một số giải pháp cho trẻ 5 - 6 tuổi phòng chống dịch bệnh covid đạt 
hiệu quả cao ở trường mầm non” của cô Nguyễn Thị Thủy giáo viên trường mầm non 
Cam Thủy - Quảng Bình
 Đề tài: “Một số biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh covid - 19 tại 
trường mầm non” của cô Lê Thu Trang giáo viên trường mầm non Đặng Xá- Gia Lâm 
- Hà NỘi
 Nhìn chung tất cả các giải pháp đều hướng tới mục đích tăng cường phòng chống 
dịch bệnh covid - 19 trong trường mầm non, và đều có những ưu điểm và hạn chế thấy 
rõ:
 Ưu điểm:
 Giáo viên đã tích cực phát huy được khả năng nhận thức đúng và đánh giá cao 
tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cho trẻ mầm non. Xác định được sự nguy 
hại của dịch bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh, từ đó chủ động hơn 
trong việc phòng chống dịch bệnh covid 19.
 Giáo viên đã hiểu được với trẻ trong trường mầm non thì cần phòng chống dịch 
như thế nào. Từ đó ngay từ đầu năm học đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực 
hiện phòng chống dịch bệnh covid - 19 như: cho trẻ thường xuyên thực hiện các kỹ 
năng vệ sinh hàng ngày như rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt; thường xuyên hướng dẫn 
trẻ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp...
 Trẻ được rèn luyện, tạo nề nếp, thói quen tốt trong vệ sinh cũng như sinh hoạt 
hàng ngày, có ý thức hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
 Hạn chế: biện pháp phòng dịch để đẩy lùi dịch bệnh covitd-19. Đối với người lớn thì chúng ta 
có thể phần nào yên tâm về nhận thức cũng như các kỹ năng về phòng chống dịch. Thế 
nhưng với trẻ trẻ mầm non 3 - 4 tuổi nói riêng thì việc hình thành cho trẻ những thói 
quen, kỹ năng tốt và để trẻ có thể tránh xa hơn nữa đại dịch Covid-19, tạo một cộng 
đồng sức khỏe an toàn trong trường mầm non và toàn xã hội thì là cả một quá trình. 
Chính vì vậy việc tổ chức cho trẻ thực hiện được các kỹ năng phòng chống dịch bệnh 
Covid-19 phải làm sao thật đa dạng, mới lạ, để trẻ hiểu được sâu sắc hơn về đại dịch 
Covid-19 từ đó sẽ hấp dẫn, khích lệ trẻ thực hiện.
 Chính vì lẽ đó mà tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 
hứng thú hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Vậy nên tôi 
đã tập trung vào một số giải pháp sau:
 Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống dịch 
bệnh cho trẻ.
 Việc tuyên truyền, giáo dục cho trẻ về sự nguy hiểm trong nhà trường là rất cần 
thiết. Khi trẻ biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh đối với sức khỏe con người và xã 
hội, trẻ sẽ có ý thức trong phòng dịch. Chính vì vậy mà tôi đã thường xuyên trò chuyện, 
giáo dục cho trẻ các thông tin về dịch bệnh Covid-19.
 Dịch bệnh Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus 
SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra hết sức phức tạp trên phạm vi toàn 
cầu, nó có thể gây ra viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc 
nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Đây_là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan theo đường 
hô hấp, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh lây từ người này sang người khác thông 
qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Bệnh lây theo đường hô hấp nên Covid-
19 có thể lây qua không khí bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti do người bệnh hoặc người 
đang mang mầm bệnh bắn ra bởi khi họ nói, ho, cười, hắt hơi hoặc lây qua dụng cụ bị 
lây nhiễm Covid-19. Các triệu chứng của Covid-19 như sốt, ho, khó thở. Các triệu 
trứng này có thể phát từ 2 - 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh.
 Các biện pháp phòng chống dịch Covid-19:
 Đối với người bình thường: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường 
hô hấp cấp tính ( sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang đúng cách và giữ bị ốm. Từ đó, trẻ biết được biết được dấu hiệu cơ bản về bệnh và bài học về sự đồng 
cảm, chia sẻ khi bạn bị ốm, biết quan tâm đến bạn và không xa lánh bạn khi bạn ốm
 Trẻ đến lớp cũng như giờ trả trẻ luôn phải cho trẻ đeo khẩu trang và giữ khoảng 
cách an toàn giữa các trẻ. Luôn nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. 
thường xuyên uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối pha loãng để miệng, hầu 
họng luôn sạch sẽ. Nhắc trẻ không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 Biện pháp này đã giúp trẻ hiểu thêm nhiều thông tin về dịch bệnh, cách phòng 
tránh dịch bệnh khi dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài. Biết việc phòng chống dịch bệnh 
là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo 
vệ tính mạng cho bản thân và mọi người, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
 Biện pháp 2: Dạy và rèn cho trẻ 1 số kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid 
trong nhà trường.
 Đối với trẻ nhỏ, trẻ sẽ ngại không làm khi trẻ không biết, còn khi trẻ đã biết, đã 
thành thạo thì trẻ rất thích làm. Kỹ năng phòng chống dịch bệnh cũng vậy, khi còn ở 
độ tuổi nhà trẻ, trẻ hầu như trẻ được phục vụ hoàn toàn, các kỹ năng của trẻ, đặc biệt 
là kỹ năng phòng dịch mới chỉ ở những bước đầu làm quen. Khi chuyển lên độ tuổi 3 
- 4 tuổi do chưa biết, chưa quen nên trẻ ngại không thực hiện. Chính vậy nên tôi đã 
thực hiện dạy và rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng chóng dịch bệnh Covid-19 trong 
nhà trường. Để khi trẻ đã thành thạo, quen thuộc rồi trẻ sẽ hứng thú hơn, tự giác hơn 
trong việc áp dụng thực hiện.
 Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô
 Trong thời gian dịch bệnh, việc rửa tay là vô cùng cần thiết, không những chỉ 
rửa tay bằng nước mà còn có cách rửa tay không cần dùng nước đó chính là rửa tay 
bằng dung dịch rửa tay khô. Chúng ta có thể rửa tay mọi lúc, mọi nơi kể cả khi không 
có nước. Khi rửa tay bằng dung dịch rủa tay khô thì chúng ta không cần rửa lại bằng 
nước, rất nhanh chóng và tiện lợi.
 Tôi đã hướng dẫn chi tiết cho trẻ cách rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô: Khi 
rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô, chúng ta hãy bôi một chút dung dịch vào lòng bàn 
tay, lấy dung dịch chỉ cần bằng cỡ đồng xu nhỏ là được, sau đó chà xát bàn tay vào với 
nhau, bao phủ hết lên tất cả các bề mặt của cả 2 bàn tay rồi đan xen giữa các ngón tay Trong tình hình đại dịch hoành hành trên toàn thế giới như hiện nay, một trong 
những biện pháp đơn giản, kinh tế, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả 
để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, 
dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít 
nhất 60% cồn. Chính vậy nên việc rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay là điều rất cần thiết trong 
việc tạo cho trẻ hứng thú trong thực hiện. Khi trẻ biết làm, ắt trẻ sẽ rất thích thực hiện.
 Để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, chúng ta cần rửa tay vào những thời điểm 
sau: sau khi trở về từ nơi công cộng, trước và sau khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh.
 Các bước rửa tay đúng cách:
 Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn 
 tay và xoa đều.
 Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn 
 tay kia và ngược lại.
 Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, 
 móng tay trong vòng ít nhất 20 giây.
 Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
 Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn 
 sử dụng một lần khoang miệng, amidan, họng. Từ xưa cha ông ta đã truyền miệng nhau rằng xúc miệng 
nước muối giúp răng chắc khỏe.
 Súc miệng nước muối trong 30 giây: Đầu tiên hít một hơi sâu, rồi hớp 1 ngụm 
nước muối vừa đủ ( khoảng 60 - 80 ml), không nuốt. Ngửa đầu ra sau, khép chặt cuống 
họng, súc miệng 30 giây rồi nhổ ra.
 Trẻ thực hành: súc miệng nước muối
 Biện pháp 3: Lồng ghép thơ, nhạc, vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động 
nhằm gây hứng thú cho trẻ thực hiện các biện pháp phòng dịch
 Trẻ đã được học cơ bản các kỹ năng phòng chống dịch, tuy nhiên để trẻ hứng 
thú hơn nữa trong thực hiện các kỹ năng một cách chủ động, thích thú, phát huy được 
hết các tác dụng thì tôi đã gây hứng thú cho trẻ bằng việc lồng ghép các bài thơ, bài 
hát, trò chơi vào quá trình trẻ thực hiện.
 Ví dụ: Trong việc cho trẻ thực hiện các kỹ năng rửa tay tại trường lớp, tôi đã 
lồng ghép các bài thơ, bài hát kết hợp giáo dục cho trẻ.
 Trước hết tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ 
sinh.
 Bài thơ: “ Tay sạch”
 Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_3.docx
  • pdfBản mô tả sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thực hiện phòng chống dịch covid.pdf