Bản mô tả Sáng kiến Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu của giáo dục đào tạo ghi rõ “Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹnh, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi”. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ qua đề tài: “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”.
doc 13 trang lethu 21/07/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Bản mô tả Sáng kiến Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 2
giáo, bạn bè, luôn có nhu cầu được làm việc tốt, những công việc phù hợp với 
khả năng của trẻ, giáo dục trẻ có tính nết thật thà, biết xin lỗi, nhận lỗi.
 * Hạn chế của giải pháp: Giáo viên chưa có sự sáng tạo trong việc thiết kế 
môi trường giáo dục lễ giáo. Do chưa có sự liên kết chặt chẽ giưa gia đình và 
nhà trường nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc 
giáo dục con cái, đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo. Điều kiện về cơ sở vật chất, 
môi trường trong và ngoài lớp học chưa đa dạng, sinh động. Trẻ chưa có những 
thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng xử đúng mực với mọi người, rất ít 
trẻ biết nhường nhịn bạn bè và thường xuyên giúp đỡ người khác.
 * Nhận định vấn đề: Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong 
nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt 
là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu của giáo dục đào tạo ghi rõ “Hình 
thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ 
nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹnh, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu 
thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn 
cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ 
bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi”. Muốn hình thành và 
phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng 
vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Chính vì nhận ra được tầm 
quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ 
năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo 
dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi 
hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc 
giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là 
vấn đề lớn của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối 
quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành 
mạnh và trong sáng. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo 
viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục 
lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu 
cho trẻ qua đề tài: “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 
tuổi”
 II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất.
 Tóm tắt quá trình thực hiện.
 * Bước 1: Lựa chọn đối tượng
 - Đối tượng: Học sinh lớp 3TB: 40 cháu
 - Phạm vi: Trường mầm non Cấp Tiến
 - Năm học: 2021 – 2022 4
giáo dục trẻ. Từ đó góp phần không nhỏ của mình vào quá trình hình thành 
và phát triển nhân cách trẻ tại nhóm lớp.
 a. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động.
 a.1. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động học.
 Trong trường mầm non không có giờ đạo đức riêng, mà sử dụng hình thức 
tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực, các hoạt động trong 
ngày của trẻ để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Chính vì 
vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi tiến hành lồng ghép vào 
tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ một cách phù hợp nhằm đạt kết quả cao.
 * Đối với giờ học tạo hình “in hình hoa” (Hình H1: Trẻ trong giờ tạo hình), 
Tôi giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc cây hoa, biết yêu thiên nhiên, không 
phá hoai, ngắt hoa, bẻ cành. Ngoài ra khi cho trẻ quan sát tranh mẫu và hỏi trẻ 
cách làm bài, trước khi cho trẻ về vị trí thực hiện bài làm của mình, tôi hỏi trẻ:
 + Khi ngồi làm bài các con phải như thế nào?
 + Muốn đôi tay sạch sẽ không bị dính màu các con sẽ làm gì?
 Qua đó tôi giáo dục trẻ tư thế ngồi học ngay ngắn, cầm bút tay phải cầm ba 
đầu ngón tay, những sản phẩm thừa bỏ vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh môi 
trường và biết lau tay dính màu và hồ dán vào khăn ẩm để đôi bàn tay được sạch 
sẽ hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt. Đồng thời khi trẻ treo sản 
phẩm của mình lên nhận xét, tôi cũng giáo dục trẻ đứng theo hàng để quan sát, 
không tranh lấn xô đẩy nhau tạo tinh thần vui vẻ, đoàn kết trong giờ học. 
 * VD: Với giờ học âm nhạc (Hình H2: Trẻ trong giờ âm nhạc), tôi cũng 
căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài dạy để đưa ra nội dung giáo dục phù 
hợp. Chẳng hạn khi dạy trẻ bài “Tập rửa mặt”. Sau khi dạy trẻ hát cô trò chuyện 
về về nội dung bài hát:
 + Sáng mai ngủ dậy các con phải làm những công việc gì? 
 + Vì sao các con lại làm việc đó? 
Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cho cơ thể luôn sạch sẽ để được mọi 
người yêu mến.
 * Đối với hoạt động khám phá khoa học "Một số loại rau" tôi lồng ghép 
giáo dục lễ giáo cho trẻ. Chẳng hạn tôi đàm thoại với trẻ:
 + Rau xanh để làm gì? Rau xanh có ích lợi như thế nào?
 + Muốn có nhiều rau xanh các con phải làm gì?
Khi trẻ trả lời tôi hướng dẫn trẻ trả lời trọn câu, không trả lời trống không. Qua 
đó tôi đã giáo dục trẻ cách ăn nói lễ phép.Đồng thời, qua lợi ích của rau xanh 
tôi giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, không ngắt hoa, bẻ cành....Phải biết bảo vệ 
chăm sóc cây xanh như trồng cây, tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu để cây ra nhiều hoa 
thơm trái ngọt. Đặc biệt phải kính trọng, yêu quý người lao động. 6
 Góc văn học tôi hướng dẫn trẻ cùng nhau xem tranh ảnh, cất sách chuyện 
đúng nơi quy định, giữ gìn sách vở sạch đẹp và không làm ồn trong khi chơi.
 Ở góc xây dựng, tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau, 
không tranh giành đồ chơi của nhau, trẻ nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, biết nói 
lời cảm ơn, tạo mối đoàn kết giữa các bạn trong nhóm (Hình H5: Trẻ chơi ở góc 
xây dựng). Từ đó trẻ càng có ý thức hơn trong việc giữ gìn đồ dùng đồ chơi và 
đoàn kết trong khi chơi.
 a.3. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động đón trả trẻ.
 Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương gần gũi, mọi hành vi của 
cô được trẻ lưu tâm nhất, vì vậy cô luôn chuẩn mực trong giao tiếp giờ đón trả 
trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng yêu thương trẻ, niềm nở trong giao tiếp với phụ 
huynh nhắc nhở trẻ khoanh tay chào cô, chào bố mẹ ông bà trước khi vào lớp và 
cất đồ dùng đúng nơi quy định. Khi bố mẹ đón về thì trẻ cũng biết khoanh tay 
chào cô và mọi người xung quanh khi ra về cô luôn nhắc nhở và giáo dục trẻ 
thường xuyên để hình thành thói quen “Lễ giáo” cho trẻ (Hình H5: Trẻ chào mẹ, 
chào cô vào lớp).
 a.4. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vệ sinh ăn ngủ
 Trong giờ ăn, tôi giáo dục trẻ trước khi ăn phải mời cô, mời bạn (Hình 
H6: Trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn). Khi ăn phải từ tốn, ăn chậm rãi, trong 
khi ăn không được nói chuyện, khi ho phải che miệng, không làm rơi cơm, nếu 
làm rơi thì phải nhặt bỏ vào đĩa đựng cơm rơi... Đồng thời cho trẻ biết về dinh 
dưỡng trong các món ăn để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ biết phải ăn 
uống hợp vệ sinh, giáo dục trẻ có những thói quen, hành vi văn minh trong ăn 
uống. Giúp trẻ thoải mái ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
 a.5. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động ngoài trời
 Trong giờ chơi tự do, giờ lao động, hoạt động ngoài trời, tôi thường tập 
cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy 
lên tường. Nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì tôi luôn có mặt kịp thời 
để uốn nắn, giúp trẻ nhận ra cái sai của mình, giáo dục trẻ biết xin lỗi và sửa sai. 
 Bên cạnh đó, góc thiên nhiên cũng được tôi đặc biệt quan tâm, tôi cho trẻ 
tự mình chăm sóc cây xanh theo tổ, nhóm: tưới cây, nhổ cỏ, cắt tỉa lá úa giáo 
dục trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Qua hoạt động này khơi 
gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi với 
thiên nhiên. Từ đó trẻ có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây, không ngắt hoa, bẻ 
cành...)
 a.6. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động chiều 8
 Từ những tình cảm yêu thương tôi dành cho trẻ, tạo cho trẻ cảm giác yên 
tâm, gần gũi. Chính vì vậy tôi phải gương mẫu, chuẩn mực trong mọi hành 
động, việc làm và lời nói của mình. Khi hứa điều gì với trẻ là tôi thực hiện đúng 
lời hứa, không làm cho trẻ mất lòng tin ở trẻ.
 c. Phối hợp với các bậc phụ huynh.
 Giáo dục lễ giáo không thể tách rời khỏi gia đình mà là sự kết hợp giữa gia 
đình và nhà trường. Để phối hợp tốt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, 
nhất là giáo dục lễ giáo cho trẻ đạt được kết quả cao tôi phối hợp với phụ huynh 
thông qua nhiều hình thức.
 c.1. Tuyên truyền trực tiếp.
 Đặc thù của ngành mầm non là đưa đón con tại cửa lớp nên rất thiện lợi 
cho tôi khi muốn trao đổi hay tuyên truyền trực tiếp tới phụ huynh.
 * Thông qua trao đổi trực tiếp.
 Trao đổi trực tiếp là phương pháp hữu hiệu được tôi sử dụng thường 
xuyên nhất, hiệu quả của nó cũng nhanh nhất, nó vừa thể hiện được sự quan tâm 
của các bậc phụ huynh tới các con đồng thời cũng làm gắn bó hơn tình cảm giữa 
giáo viên và phụ huynh.
 Trong các giờ đón - trả trẻ, tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ 
huynh về tình hình học tập chung của trẻ, tuyên truyền cách nuôi dạy con theo 
khoa học và đặc biệt là vấn đề thực hiện giáo dục lễ giáo phù hợp đối với trẻ. 
Tôi cũng tuyên truyền đến phụ huynh nên cho trẻ xem những phim ảnh mang 
tính giáo dục cao và phù hợp với lứa luổi để trẻ học được những cái hay, cái 
đúng giúp trẻ dần hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình. 
 * Thông qua buổi họp phụ huynh
 Trong buổi họp mặt phụ huynh, tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về 
tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Phụ huynh cần phối 
hợp với nhà trường rèn và dạy trẻ ở nhà để hình thành và phát triển nhân cách 
trẻ tốt hơn. 
Qua những buổi họp này, phụ huynh lớp tôi ngày càng có ý thức cao hơn trong 
việc kết hợp rèn giáo dục lễ giáo cho trẻ tại gia đình. Tôi thấy đây là một biện 
pháp rất hay cần nhân rộng trong toàn trường.
 c.2. Trao đổi gián tiếp.
 Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục, đặc biệt là giáo dục lễ giáo thì trao 
đổi giám tiếp cũng là một biện pháp rất hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. 
 * Thông qua bảng tuyên truyền
 Góc tuyên truyền của lớp không thể thiếu nội dung giáo dục lễ giáo cho 
trẻ, đây là giải pháp rất hữu hiệu, bởi lẽ trẻ lứa tuổi này tư duy trực quan hình 
ảnh là chủ yếu. Chính vì thế, mà góc tuyên truyền cần phải sinh động và phong 

File đính kèm:

  • docban_mo_ta_sang_kien_mot_so_giai_phap_giao_duc_le_giao_cho_tr.doc