Bản mô tả Sáng kiến Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn cho trẻ 3-4 tuổi tại Lớp C1 Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ

Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị sống và dần hình thành các kỹ năng sống. Chính vì vậy trẻ cần được rèn luyện kỹ năng giao tiếp cơ bản ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, đáp ứng được nhu cầu ham hiểu biết của trẻ, dần dần trẻ biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, biểu cảm linh hoạt và tự tin. Để đạt được những mục tiêu đó thì cô giáo đóng phần vai trò không nhỏ trong việc rèn trẻ giao tiếp mạnh dạn, tự tin với mọi người xung quanh.

docx 13 trang lethu 26/02/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn cho trẻ 3-4 tuổi tại Lớp C1 Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn cho trẻ 3-4 tuổi tại Lớp C1 Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ

Bản mô tả Sáng kiến Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn cho trẻ 3-4 tuổi tại Lớp C1 Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ
 + Vốn từ còn chưa phong phú, ngôn ngữ chưa mạch lạc.
+ Phụ huynh của một số trẻ chậm ngôn ngữ trao đổi với cô rất lo lắng về khả năng nói 
cũng như giao tiếp của con bị chậm so các bạn cùng độ tuổi
 Kết quả việc khảo sát tình trạng giao tiếp của trẻ 3 – 4 tuổi lớp 3C1trường Mầm 
non Hoàng Văn Thụ trước khi áp dụng sáng kiến ( Áp dụng cho 26 trẻ tại lớp)
STT Nội dung đánh giá Số trẻ đạt Tỉ lệ
 Trẻ biết cách giao tiếp với mọi 
 1 13 trẻ 50%
 người xung quanh
 Trẻ biết cách thể hiện mong 
 2 12 trẻ 46%
 muốn nhu cầu của bản thân 
 Trẻ có kỹ năng tham gia, hưởng 
 3 15 trẻ 57%
 ứng vào các hoạt động tập thể
 Trẻ tự tin tham gia vào hoạt 
 4 10 trẻ 38%
 động thuyết trình hằng ngày
Bảng 1: Bảng khảo sát mức độ giao tiếp của trẻ tại lớp C1 trường mầm non Hoàng 
Văn Thụ
 Trước những thực tế trên , là một giáo viên tôi rất băn khoăn mình phải dạy trẻ nh
ư thế nào và bằng những biện pháp gì để trẻ lớp tôi tự tin giao tiếp tốt.. Qua qúa trình 
nghiên cứu Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ và qua thực tế dạy học tôi đã mạnh 
dạn đưa ra một số biện pháp “Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn cho trẻ 3- 4 tuổi tại lớp 
C1” làm đề tài nghiên cứu . 
.III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 
1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 
 Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nhờ có 
giao tiếp mà con người có thể trao đổi, chia sẻ, bày tỏ cảm xúc của mình với những 
người xung quanh một cách chân thật nhất. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho mỗi 
người chúng ta tự tin trước đám đông và đạt được những mục tiêu nhất định, thành 
công nhất định trong cuộc sống.
 Đối với trẻ mầm non, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành 
và phát triển tâm sinh lý của trẻ vì thế kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn 
 2 (Bé chào cô khi đến lớp)
 Sửa sai khi trẻ nói ngọng, nói lắp nói không đủ câu.
 Ví dụ: Khi trẻ đến lớp một số trẻ chỉ nói “ Chào cô”, “chào bà” hoặc nói lắp “ 
Con..con..chào..cô ..cô .ạ” tôi sửa lại cho trẻ nói đủ câu lễ phép “ Khánh nhìn cô này, 
mình hãy nói “ Con chào bà ạ nhé!” .
 Khi trẻ chưa nói liền mạch được cô nói chậm lại từng từ và để trẻ nói cùng cô. Dần 
dần sau nhiều lần được nhắc nhở và sửa sai ngữ pháp, trẻ đã nói được cụm từ một cách 
liền mạch và chủ động chào người lớn mà không cần cô phải nhắc nhở nữa.
 Biện pháp 2: Kích thích trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân thông qua hoạt động “ 
Thuyết trình” 
 Hưởng ứng chuyên đề “ lấy trẻ làm trung tâm” , giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao 
tiếp và tự tin trước đám đông, ngay từ đầu năm 2020 hoạt động thuyết trình đã được 
các các cô giáo chú trọng đưa vào lớp học của mình.
 Thuyết trình vào buổi sáng ở bảng bé ngoan.
 4 bỏ quên trên các giá trưng bày mà trẻ chưa có cơ hội giới thiệu về sản phẩm đó cho các 
bạn và cô cùng biết. Nhận thấy sự thiếu xót này từ đó tôi đã linh hoạt lồng ghép giao 
tiếp thông qua việc cho trẻ dược giới thiệu về sản phẩm của mình cho các bạn và cô 
cùng nghe. Việc giới thiệu những sản phẩm do mình làm ra khiến trẻ rất vui, trẻ được 
nói về món đồ hay bức tranh, nói về nội dung ý nghĩa của sản phẩm đó một cách hứng 
thú. Trẻ khi tham gia cũng sẽ này những tò mò về sản phẩm của bạn, từ đó đặt ra 
những câu hỏi để bạn trả lời, hay cô sẽ đặt những câu hỏi để kích thích trẻ nhận xét sẩn 
phẩm của bạn.
 Ví dụ: Bạn Diệp vẽ được một bức tranh về gia đình, cô sẽ mời bạn lên nói vè bức 
tranh đó. Đặt những câu hỏi mở cho trẻ như “ Con hãy giới thiệu cho các bạn về bức 
tranh của mình nào” “Có gì trong bức tranh của con?”,” chúng mình thấy bức tranh 
của bạn vẽ có đẹp không? “Có ai muốn giới thiệu sản phẩm của mình cho cô và các 
bạn được biết không nhỉ?”
 Ví dụ 2: Cô tổ chức cho trẻ trang trí thiệp chúc mừng nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. 
Sau đó cá nhân trẻ sẽ gửi lời chúc tới bà, mẹqua giới thiệu về tấm thiệp của mình. 
Từ đó thể hiện được tình cảm của bản thân và lòng biết ơn tới bà, mẹ
 (Trẻ giới thiệu sản phẩm tạo hình)
 Thuyết trình khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời:
 Một trong số những hoạt động được trẻ yêu thích nhất khi đến lớp đó là hoạt động 
ngoài trời.. Bởi bản tính của trẻ nhỏ là thích được vui chơi, tìm tòi, khám phá về thiên 
nhiên. Khi được hòa mình với thiên nhiên trẻ có cơ hội được tìm tòi, khám phá những 
 6 (Trẻ cùng nhau lao động dọn dẹp giá đồ chơi)
 Tạo tình huống và đưa những câu hỏi mở trong nhóm để trẻ có cơ hội bàn bạc 
cùng nhau trong nhóm
 Ví dụ: Khi đang dọn nhóm nấu ăn, bạn Đức thấy một món đồ chơi đẹp trong đó, 
ngay lập tức bạn dừng việc dọn dẹp cùng các bạn khác và tập chơi món đồ đó. Các bạn 
khác thấy vậy cũng sẽ bị thu hút bởi món đồ chơi kia dẫn đến tranh nhau. Lúc này cô 
giáo sẽ là người giúp trẻ đưa ra hướng giải quyết vấn đề bằng cahcs đặt những câu hỏi 
trong nhóm “ Món đồ chơi này của ai? Theo con món đồ đó ở đâu? Vậy bạn nào sẽ 
giúp cô đi cất?
 Cho trẻ được nhận xét nhóm của bạn:
 Khi trẻ hoạt động xong cô giáo và các thành viên của nhóm bạn sẽ lần lượt đến các 
góc để kiểm tra. Tại đây các thành viên đều có quyền nêu ý kiến của bản thân về nhóm 
của đội bạn và cho điểm cùng cô. Cô sẽ đưa câu hỏi mở để trẻ được nhận xét “ Các con 
thấy đội Màu đỏ sắp xếp góc xây dựng thế nào?” “ Vì sao lại chưa đẹp?” Theo con 
phải sắp xếp như thế nào cho đúng?” “ Các con chấm cho đội bạn mấy điểm?”
 => Qua việc áp dụng biện pháp này tôi thấy khả năng nghe, hiểu của trẻ tăng lên, 
trẻ tự tin, mạnh dạnh hơn trong giao tiếp, tính sạch sẽ,chăm chỉ, sự chia sẻ và hợp tác 
nhóm cùng các bạn trong quá trình lao động cũng được tốt lên đáng kể.
 8 Biểu diễn văn nghệ theo hình thức cá nhân giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện cảm 
xúc trước đám đông và khả năng sáng tạo với nghệ thuật.
 Biểu diễn văn nghệ dưới hình thức cá nhân là hình thức nâng cao của hoạt động 
biểu diễn văn nghệ. Lúc này trẻ sẽ phải đứng một mình trên sân khấu, tự mình biểu 
diễn cho cô và các bạn xem nên càng phải tự tin và bạo dạn. Hình thức này tạo cơ hội 
và kích thích mong muốn được thể hiện bản thân trẻ trước các bạn trong lớp và cô 
giáo.Thể hiện sự mạnh dạn, tự tin của của cá nhân trẻ. Trẻ càng mạnh dạn, tự tin trước 
đám đông chứng tỏ khả năng giao tiếp của trẻ tốt, đặc biệt với trẻ 3 tuổi đang trong độ 
tuổi phát trển mạnh về ngôn ngữ, âm nhạc mang lại vốn ngôn ngữ phong phú cho trẻ. 
 Để kích thích được cá nhân trẻ lên biểu diễn trước đám đông tôi luôn cố gắng cổ vũ 
và khuyến khích trẻ, hướng trẻ lựa chọn nhạc cụ mà trẻ yêu thích và thoải mái sáng tạo 
theo ý thích của cá nhân. Bên cạnh sự cổ vũ của cô đó là sự hưởng ứng và cổ vũ nhiệt 
tình của các bạn trong lớp. Tập thể càng cổ vũ bạn sẽ càng kích thích sự tự tin mạnh 
dạn của trẻ hơn. Và khi được cô khen thưởng sẽ tạo hiệu ứng thi đua cho các trẻ khác 
trong lớp. 
 Để làm tốt được biện pháp này, tôi phải thường xuyên cho trẻ được làm quen với 
những bài hát, múa, vận động để trẻ khắc sâu , ghi nhớ được những bài hát đó.
 + Tạo sân chơi, sân khấu phong phú để kích thích trẻ tham gia.
 + Đổi mới hình thức tham gia luân phiên động tĩnh để trẻ không bị nhàm chán
 + Luôn có hình thức cổ vũ, kích thích trẻ biểu diễn mạnh dạn, tự tin.
 10 + Trẻ biết sử dụng được từ câu phù hợp với tình huống giao tiếp.
 + Vốn ngôn ngữ của trẻ nhiều lên và phong phú.
 Bảng 2: * Kết quả đánh giá sau khi áp dụng sáng kiến:
STT Nội dung đánh giá Số trẻ đạt Tỉ lệ
 Trẻ biết cách giao tiếp với mọi người 
 1 20 trẻ 77%
 xung quanh
 Trẻ biết cách thể hiện mong muốn 
 2 22 trẻ 85%
 nhu cầu của bản thân 
 Trẻ có kỹ năng tham gia, hưởng ứng 
 3 22 trẻ 85%
 vào các hoạt động tập thể
 Trẻ tự tin tham gia vào hoạt động 
 4 18 trẻ 70%
 thuyết trình hằng ngày
3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tất cả các biện pháp tôi đưa ra đều rất gần gũi thiết thực với hoạt động của trẻ, dễ thực 
hiện tại lớp .
Các biện pháp trên đều có khả năng phổ biến nhân rộng ra các lớp bên cạnh và các 
trường mầm non trên toàn quốc và có thể thực hiện được với các độ tuổi khác nhau 
4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: 
 a/ Hiệu quả về mặt kinh tế:
 Giải pháp tôi đưa ra rất thực tế, gần gũi, dễ thực hiện mọi lúc, mọi không gian, 
 hoàn cảnh gia đình khác nhau mà không hề mất kinh phí chi trả. Bố mẹ đều có thể 
 thực hiện cùng con mình ngay tại nhà, vừa được trải nghiệm cùng con , vừa tiết 
 kiệm được một khoản chi phí không nhỏ nếu cho trẻ đi học thêm các lớp bồi dữơng 
 năng khiếu. Vì các lớp học này có mức giao động 130-150k/1 buổi/1 tiếng.
 b/ Hiệu quả về mặt xã hội:
 - Qua việc tôi sử dụng một số biện pháp trên tôi thấy khả giao tiếp của các trẻ 
 lớp tôi tốt lên rõ rệt. 
 + Các cháu tự tin giao tiếp cùng cô và bạn
 + Trẻ mạnh dạn thể hiện được tình cảm, nhu cầu của bản thân
 12

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_ren_ky_nang_giao_tiep_manh_dan_cho_tre_3.docx