Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Giáo dục lễ giáo là hoạt động bồi dưỡng cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, nếp sống cho trẻ theo tiêu chuẩn và quy tắc hành vi, thái độ của trẻ đối với nhau, với mọi người và với quê hương, đất nước. Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, lối hành xử văn minh, văn hóa của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên. Giáo dục lễ giáo là hoạt động bổ ích giúp trẻ có được những thói quen tốt, chỉ ra được cho trẻ đâu là cách ứng xử phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau, kích thích tư duy của trẻ để trẻ tự điều chỉnh hành vi sao cho đúng. Vì vậy, chúng ta biết cách giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ giai đoạn trẻ mầm non để trẻ sẽ có nền tảng vững chắc và đúng đắn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Là một giáo viên phụ trách lớp 3 - 4 tuổi, tôi nhận thấy giáo dục lễ giáo ở trong độ tuổi này việc làm cần thiết vì nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ nên tôi đã lựa chọn biện pháp “Giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” để thực hiện.

doc 8 trang lethu 01/09/2024 891
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
 2
 - Giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục 
lễ giáo cho trẻ và quan tâm nhiều hơn đến việc nuôi dạy và giáo dục con em 
mình. 
 * Kết quả cần đạt của biện pháp:
 - 95% trở lên trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất giữ đồ dùng đồ chơi 
đúng nơi quy định.
 - 94% trở lên trẻ mạnh dạn trong giao tiếp; biết lễ phép, biết nói lời cảm 
ơn, xin lỗi,.. 
 - 93% trở lên trẻ biết thể hiện sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người; 
biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 1. Đánh giá thực trạng:
 Bản thân là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo 3-4 tuổi với số lượng là 19 
trẻ ở trong lớp, trong đó đa số trẻ là dân tộc Bru - Vân Kiều. Vì vậy, nhận thức 
của trẻ còn hạn chế, trẻ còn sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Phụ huynh chủ 
yếu làm nương, làm rẫy, làm thuê nên chưa thực sự chú trọng đến việc học 
của trẻ. Trẻ độ tuổi nhỏ, chưa qua lớp nhà trẻ nên kỹ năng về lễ giáo còn hạn chế. 
 Vì thế trong quá trình thực hiện biện pháp bản thân tôi gặp những thuận 
lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: 
 - Nhà trường có đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu, trang thiết bị 
phục vụ công tác giảng dạy.
 - Trẻ cùng chung một độ tuổi nên nhận thức trẻ khá đồng đều; một số trẻ 
khá ngoan và tự tin khi tham gia các hoạt động. 
 - Bản thân nhiệt tình trong công việc, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng 
tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng, đạt trình độ trên chuẩn, luôn tích cực 
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
 - Một số phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ và phối 
kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 * Khó khăn:
 - Trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên còn nhút nhát, hễ thấy người lạ là sợ sệt, 
chưa chủ động giao tiếp, trong giờ học nhiều trẻ đi lại tự do, trả lời câu hỏi còn 
trống không, trẻ chưa biết cách xưng hô, thưa gửi, chào hỏi lễ phép với cô giáo 
và người lớn tuổi vì trẻ lần đầu tiên ra lớp chưa qua lớp nhà trẻ. 4
tươi, lành mạnh; giáo viên tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an 
toàn cho trẻ.
 - Đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực chủ động vào quá trình phát triển 
thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn. Đảm bảo cho mỗi trẻ đều có 
cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng 
cần thiết cho cuộc sống.
 - Khi trẻ ở lớp học, cô giáo luôn chào hỏi mọi người xung quanh và nhắc 
nhở trẻ làm theo để trẻ lễ phép, lịch sự hơn trong vấn đề giao tiếp thường ngày. 
Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Biết nhường nhịn khi chơi 
với bạn. 
 - Cha mẹ cần phải làm gương tốt để trẻ noi theo, bao gồm việc ăn nói có 
chừng mực, nhã nhặn và có văn hóa. 
 * Môi trường vật chất: 
 Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi 
được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm 
mới để hấp dẫn lôi cuốn trẻ, tạo cảm giác thích thú cho trẻ khi đến lớp. 
 Ví dụ: 
 - Ở ngay cửa lớp học tôi dán các hình ảnh biểu tượng cảm xúc, trước khi 
vào lớp trẻ sẽ tự mình lựa chọn một cách chào với cô giáo. Tùy từng lựa chọn 
của trẻ, cô giáo sẽ đập tay, bắt tay hoặc nhún nhảy hoặc ôm đón chào các bé. 
Điều này giúp trẻ hứng thú và yêu thích đến lớp hơn. 
 - Trong lớp học tôi đã xây dựng góc “Bé với lễ giáo”. Ở góc này tôi đã 
trang trí những hình ảnh về các hoạt động lễ giáo như chào hỏi, cảm ơn, xin 
lỗi,các loại sách truyện về lễ giáo. Trẻ đến đó xem và nghe cô kể những câu 
truyện về lễ giáo. Thông qua hoạt động này giúp trẻ có nhiều kỹ năng về lễ giáo, 
trẻ biết quan tâm đến những người xung quanh hơn. 
 2.2. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua một số hoạt động trong 
ngày. 
 * Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động học:
 Với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, thời gian học ở 
mầm non chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn cái tốt và 
cái chưa tốt. Giáo dục lễ giáo cần được lồng ghép, tích cực vào các hoạt động 
học giúp trẻ hướng tới những cảm xúc, tình cảm từ đó hình thành cho trẻ những 
thói quen hành vi lễ phép: 
 - Thông qua hoạt động phát triển thể chất (Thể dục): Cô giáo dục trẻ siêng 
năng thể dục, tập luyện thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập các 
con không được chen lấn, xô đẩy nhau. 6
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây xanh: Tôi đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ: Cây 
xanh có lợi ích như thế nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? Qua 
đó giáo dụckhông được ngắt lá, bẻ cành, biết chăm sóc, bảo vệ cây vì cây cho ta 
nhiều lợi ích.
 Qua hoạt động vui chơi cháu đã mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao 
tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình, trẻ biết nói và 
trả lời câu hỏi đầy đủ. 
 * Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
 - Hằng ngày, trong giờ đón trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong cách 
xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi nhắc trẻ đến lớp khoanh tay chào cô, chào các bạn sau 
đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp. Ở những giờ trả trẻ tôi trao đổi với phụ 
huynh về tình hình của trẻ, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa phụ huynh và cô giáo, 
giúp động viên, uốn nắn kịp thời hành vi lễ giáo cho trẻ. Khi bố mẹ đón về thì 
trẻ cũng biết khoanh tay chào cô và mọi người xung quanh.
 Ví dụ: Trong giờ ăn, tôi giáo dục trẻ biết xếp hàng theo thứ tự khi lấy cơm 
và biết nhận cơm bằng hai tay, trong khi ăn không nói chuyện, trước khi ăn phải 
biết mời cô, mời bạn. Khi ăn phải từ tốn, ăn chậm rãi, nhai kĩ, trong khi ăn 
không được nói chuyện, khi ho phải dùng tay che miệng, không làm rơi cơm, 
nếu làm rơi thì phải nhặt bỏ vào dĩa đựng cơm rơi. 
 - Đối với giờ ngủ của trẻ cần được rèn luyện thành thói quen nề nếp như 
biết giúp đỡ cô chuẩn bị phòng ngủ. Khi ngủ trẻ phải ngủ đủ giấc, biết xếp chăn 
và cất dọn sau khi ngủ dậy.
 Trong các hoạt động, tôi vừa là cô giáo chỉ bảo các con, vừa là bạn để 
chơi cùng với trẻ. Tôi luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên đầu, lắng nghe và 
cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ quan tâm đến trẻ có hoàn 
cảnh đặc biệt. Nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và 
khuyến khích trẻ tránh những sai lầm sau. 
 2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
 - Đa số phụ huynh lớp tôi là người dân tộc Bru Vân Kiều nên nhận thức 
còn hạn chế, họ còn xem nhẹ đến việc học và chơi của con em mình, qua các 
cuộc họp phụ huynh hoặc giờ đón trả trẻ tôi luôn phổ biến kiến thức nuôi dạy 
con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh 
dành thời gian chăm sóc con cái như thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, 
hướng dẫn cho trẻ biết chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong 
lời ăn tiếng nói để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sữa sai trẻ kịp thời những thiếu 
sót trong giao tiếp đối với bạn bè, đối với người lớn. 8
 Đạt Chưa đạt
 TT Nội dung
 SL % SL %
 Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, 
 1 cất giữ đồ dùng đồ chơi đúng nơi 19/19 100 0 0
 quy định
 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp; biết 
 2 lễ phép, biết nói lời cảm ơn, xin 18/19 94,7 1/19 5,3
 lỗi,..
 Trẻ biết thể hiện sự quan tâm, yêu 
 3 18/19 94,7 1/19 5,3
 thương, giúp đỡ mọi người.
 Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ 
 4 19/19 100 0 0
 sinh môi trường.
 2. Đối với giáo viên:
 - Bản thân đã nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, có kỹ năng 
giáo dục lễ giáo một cách khoa học, biết tận dụng các thời điểm thích hợp để 
giáo dục trẻ.
 - Tạo được mối quan hệ gần gũi, mật thiết với phụ huynh và tạo được niềm 
tin trong lòng cha mẹ trẻ. Từ đó phụ huynh rất tin tưởng, yên tâm khi gửi gắm con 
cho nhà trường, cho giáo viên để đi làm việc.
 3. Đối với phụ huynh:
 - Giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ 
giáo cho trẻ và phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn đến việc nuôi dạy và giáo dục 
con em mình. 
 Bài thuyết trình của Tôi cũng đã kết thúc. Một lần nữa cảm ơn Ban Giám 
Khảo đã chú ý lắng nghe.
 Cuối cùng Chúc Ban Giám khảo cùng toàn thể Hội thi thật nhiều sức 
khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thi thành công rực rỡ. 
 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
 Trần Thị Lan Nguyễn Thị Minh Loan

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_3_4.doc