Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

Trong xã hội ngày nay, các gia đình chỉ chú trọng đến việc giáo dục kiến thức mà chưa chú ý đến giáo dục tính tự lập cho trẻ. Nên tình trạng trẻ em thụ động, chưa biết cách tự phục vụ bản thân, luôn luôn ỷ lại vào người lớn để tìm sự giúp đỡ, chưa có tính tự lập trong giao tiếp, trẻ luôn được ba mẹ, ông bà bao bọc, nuông chiều, làm hộ. Vì vậy tính tự lập của trẻ trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế.

Với trẻ 3-4 tuổi, tính tự lập đã xuất hiện cũng là lúc khủng hoảng của tuổi lên 3, trẻ muốn được mọi người thừa nhận khả năng của mình, muốn được tự khẳng định mình. Thể hiện trẻ có sự nỗ lực trong ý chí để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ. Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin mạnh dạn tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình. Khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản hoạt động của mình giữa chừng, trẻ chưa biết hợp tác với bạn trong các hoạt động. Bản thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi. Trong quá trình làm quen, trò chuyện tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỷ lại, lười vận động. Mọi hoạt động của trẻ đều phụ thuộc vào cô giáo.

docx 11 trang lethu 01/09/2024 1091
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp
 * Mục đích: “Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm 
non” mà bản thân tôi lựa chọn có những mục đích như sau: 
 - Giúp trẻ biết thực hiện thành thạo các hoạt động tự phục vụ bản thân như: Tự 
cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, đánh răng, chải tóc...
 - Trẻ phát triển một số tính cách, phẩm chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ như: 
Mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt...
 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tự phục vụ mà không cần đến sự 
nhắc nhở, yêu cầu của giáo viên.
 - Trẻ biết hợp tác, giúp đỡ bạn trong thực hiện các hoạt động nhằm hình thành 
và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
 * Kết quả cần đạt của biện pháp:
 - Từ 90% trở lên trẻ biết thực hiện thành thạo các hoạt động tự phục vụ bản 
thân; trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động; hứng thú, tích cực tham gia các 
hoạt động tự phục vụ và biết hợp tác, giúp đỡ bạn trong thực hiện các hoạt động.
 2 chủ yếu là làm quen qua hình ảnh, videođiều này hạn chế trẻ được thực hành, 
chỉ được nhìn chứ không được sờ, được thử nên lâu dần trẻ không còn hứng thú.
 - Phần lớn phụ huynh của lớp công việc chủ yếu là thuần nông nên đời sống 
kinh tế gặp nhiều khó khăn, phần lớn trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. Một số trẻ bố mẹ đi 
làm ăn xa trẻ ở nhà với ông bà nên trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức 
của phụ huynh còn hạn chế về tính tự lập cho con từ nhỏ, mà có tư tưởng lớn lên 
trẻ sẽ tự biết. Đa số phụ huynh nuông chiều con cái, tình trạng làm thay, làm hộ rất 
nhiều nên chưa phối hợp tốt với cô trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ.
 Trước những khó khăn trên, để giúp trẻ phát huy tính tự lập, việc đầu tiên tôi 
khảo sát tính tự lập ở trẻ lớp tôi và kết quả cụ thể như sau:
 * Khảo sát thực trạng
 STT TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt
 SL % SL %
 1 Trẻ biết thực hiện thành 7/23 30,4% 16/23 69,6%
 thạo các hoạt động tự phục 
 vụ bản thân 
 2 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi 6/23 26% 17/23 74%
 tham gia hoạt động
 3 Trẻ hứng thú, tích cực 5/23 21,7% 18/23 78,3%
 tham gia các hoạt động tự 
 phục vụ 
 4 Trẻ biết hợp tác, giúp đỡ 5/23 21,7% 18/23 78,3%
 bạn trong thực hiện các 
 hoạt động
 Qua bảng khảo sát trên tôi thấy khả năng tính tự lập của trẻ còn hạn chế, đa số 
trẻ chưa biết tự cất đồ dùng cá nhân, chưa tự tin mạnh dạn, chưa chủ động tự phục 
vụ bản thân, chưa hứng thú tham gia hoạt động khi chưa có sự giúp đỡ của cô giáo.
 Từ kết quả trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần thực hiện tốt 
tính tự lâp cho trẻ.
 2. Các biện pháp thực hiện:
 Biện pháp 1: Tạo môi trường gần gũi, an toàn và tăng cường rèn luyện 
tính tự lập cho trẻ
 * Tạo môi trường gần gũi, an toàn để rèn luyện tính tự lập cho trẻ:
 Trong quá trình dạy trẻ tính tự lập chính là tạo môi trường gần gũi, thân thiện, 
an toàn giúp trẻ phát huy tính tự lập của bản thân. Bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng có 
năng lực tự lập, chỉ cần cô giáo hoặc người lớn chúng ta biết khuyến khích và cho 
trẻ có cơ hội được thực hiện những điều trẻ có thể. Việc tạo môi trường gần gũi, an 4 Ví dụ: Trong tiết “ Tô màu chiếc đèn ông sao ” lúc đầu trẻ tô chưa đẹp, tôi chấp 
nhận trẻ tô nghuệc ngoạc, chờm ra ngoàitôi bình tĩnh quan sát, để biết trẻ yếu ở 
điểm nào rồi uốn nắn chỉnh sửa cho trẻ ở điểm đó và từ đó trẻ tự tin tiến bộ từng 
ngày.
 Tôi thường xuyên quan sát động viên khen ngợi trẻ kịp thời mỗi khi trẻ làm tốt 
công việc được giao, nêu gương trẻ trước cả lớp cho các ban học tập, trẻ rất hứng 
khởi và luôn cố gắng phấn đấu để được cô khen, tính tự lập của trẻ từ đó cũng ngày 
càng phát triển tốt hơn.
 Ví dụ: Trong giờ ăn cơm bạn Ngọc Anh ăn cơm xong trước được cô khen: Bạn 
Ngọc Anh giỏi quá bạn tự xúc ăn hết suất, ăn rất từ tốn, gọn gàng cuối tuần cô sẽ 
thưởng bé ngoan cho bạn Ngọc Anh nhé. Vậy là các bạn khác trong lớp cũng cố 
gắng tự xúc ăn nhanh hết xuất để được cô giáo khen giống bạn
 Có thể đôi khi trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được như mong đợi nhưng thay vì 
trách mắng trẻ tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự 
lập và làm tốt hơn vào lần sau.
 + Phân công công việc cho trẻ.
 Mỗi trẻ đều muốn thể hiện khả năng của mình, muốn chứng tỏ mình vì vậy giáo 
viên cần phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của trẻ.
 Ví dụ: Trẻ có thể giúp cô xếp đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định, bỏ đồ 
dùng cá nhân đồ dùng học tập đúng nơi quy định .
 Ví dụ: Trong giờ thể dục buổi sáng trẻ muốn được tự lấy gậy thể dục, vòng thể 
dục hoặc được lấy xắc xô giúp cô. Tôi luôn khuyến khích trẻ tự lấy dụng cụ thể dục 
của mình
 Ví dụ: Trong giờ ngủ trẻ biết tự đi lấy đồ dùng như gối chăn của mình và sau 
khi ngủ dậy trẻ biết cất đồ dùng đúng vào vị trí cũ.
 Trong quá trình trẻ hoạt động giáo viên động viên, khích lệ khen ngợi trẻ không 
những bằng lời nói mà bằng những món quà nhỏ để trẻ thích thú hơn khi hoạt động, 
giáo viên luôn tôn trọng nhu cầu tự phục vụ của trẻ và các hành động này thường 
được lặp đi lặp lại thường xuyên vào các ngày.
 + Khuyến khích trẻ làm việc
 Khuyến khích trẻ làm việc bằng cách khen ngợi đem đến những biểu hiện tích 
cực cho trẻ. Trẻ sẽ vui mừng hơn khi được cô khen ngoan, khen giỏi. Điều này sẽ 
khuyến khích những hành động tốt của trẻ trở thành thói quen, hình thành tính cách 
cho trẻ sau này.
 Ví dụ: Sau mỗi lần trẻ hoạt động, giáo viên thường dùng những món quà để 
khen thưởng động viên trẻ, khiến cho trẻ thích thú hơn và lần sau trẻ càng phát huy 
hơn nữa khi được tham gia vào công việc cô giao.
 Ở trẻ 3-4 tuổi đã hình thành và phát triển ý thức “cái tôi” của mình, trẻ 
tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi 
 6 Ví dụ: Tôi cho trẻ nhặt rác bỏ vào thùng, nhặt lá rụng, nhổ cỏ tưới cây, chăm 
sóc cây Trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát nếu trẻ nào còn lúng túng thì 
tôi sẽ hướng dẫn và cùng làm, trò chuyện với trẻ về mục đích, ý nghĩa công việc 
trẻ đang làm. Từ đó trẻ thêm hiểu và yêu quý cây xanh, yêu thiên nhiên, biết giữ 
gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Sau khi trẻ làm tốt thì cô tuyên dương, 
khen ngợi để trẻ tự tin, hứng thú và thích tham gia vào các hoạt động tập thể hơn.
 * Thông qua hoạt động góc:
 Có thể nói rằng hoạt động vui chơi là hoạt động mà trẻ thích nhất, dễ dàng rèn 
kĩ năng sống của trẻ qua các trò chơi và khắc sâu nhất trong tâm trí của trẻ. 
 Giáo viên hướng cho trẻ được tự chọn góc chơi, tự phân vai chơi, tự lấy đồ chơi 
và trẻ thực hiện theo đúng nội dung các góc chơi, đồng thời trẻ biết thu dọn đồ dùng 
của mình sau khi chơi xong. 
 Ví dụ: Thông qua việc cho trẻ chơi góc xây dựng tôi cũng đã giúp trẻ hình 
thành và phát huy tính tự chủ và sáng tạo. Trong quá trình chơi trẻ học cách làm 
việc theo nhóm mỗi người một việc để hoàn thành công trình. Góc phân vai trẻ 
thích được đóng vai người lớn như bác kỷ sư xây dựng, bác thợ xâyqua đó trẻ 
học được cách chơi, thao tác vai phù hợp, cách ứng xử phù hợp của các vai chơi, 
mỗi vai chơi có một công việc khác nhau và đều phải hoàn thành thì góc chơi của 
mình mới có sản phẩm đẹp và sẽ dần hình thành tính tự giác trong trẻ.
 * Thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân:
 - Giờ ăn: Dạy trẻ biết xếp hàng tự rửa tay, lau mặt sạch sẽ. Tôi hướng dẫn cho 
trẻ cùng cô kê bàn ăn, ghế, giúp cô phát dĩa, khăn lau về nhóm. Biết cảm ơn cô khi 
nhận phần ăn của mình. Trong bữa ăn tôi còn dạy trẻ biết cách sử dụng thìa, bát, 
không nói chuyện riêng, biết ngồi ngay ngắn và không làm rơi vãi cơm ra ngoài, 
ăn hết phần cơm của mình. Sau khi ăn xong trẻ biết tự cất bát, thìa đúng nơi quy 
định, biết lau miệng và súc miệng nước muối loãng, biết cùng giúp cô lau bàn, thu 
dọn bàn ăn..
 - Giờ ngủ: Tôi khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị cho giờ ngủ trưa như tự kê 
giường, xếp hàng tự lấy gối để vào vị trí nằm của mình, tự cởi bớt áo trước khi ngủ 
và gấp gọn gàng. Trong khi ngủ tôi nhắc trẻ nằm ngay ngắn, duỗi thẳng chân không 
nói chuyện, cười đùa làm ảnh hưởng tới các bạn khác, ngủ dậy trẻ biết tự cất gối, 
cất giường đúng nơi quy định. 
 - Vệ sinh: Trẻ biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy định và biết tự xả nước khi đi vệ 
sinh xong.
 Chính vì vậy việc dạy trẻ tính tự lập là dạy trẻ ngay trong các hoạt động hàng 
ngày và đặc biệt trong hoạt động ăn, ngủ giúp hình thành ở trẻ ý thức tự giác nhờ 
đó trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với cuộc sống. 
 8 PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi thu được những kết quả sau: 
 * Đối với trẻ:
 Trong lớp tôi 100% trẻ được giáo dục tính tự lập. Bằng các biện pháp khác 
nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ, tôi 
thấy trẻ lớp tôi đã tự làm được các việc cô giáo mà không cần cô và các bạn giúp 
đỡ, trẻ mạnh dạn tự tin, tự lập và chủ động hơn với các hoạt động trên lớp như: ăn, 
ngủ, vệ sinh cá nhânTrẻ trở nên năng động, thích tìm hiểu khám phá, giải quyết 
công việc một cách hiệu quả hơn. Trẻ tự giác tham gia các hoạt động ở lớp, sẵn 
sàng giúp đỡ cô và các bạn. Trẻ có ý thức hơn trong mọi hoạt động, biết phối hợp 
giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô và trẻ với người lớn, nhanh nhẹn khi ứng xử các tình 
huống xảy ra. Khi trẻ thực hiện tất cả các thao tác tôi đều có mặt quan sát động viên 
nhưng chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết mà thôi. Từ đó trẻ lớp tôi có tính tự lập cao 
và chủ động, nhanh nhẹn trong các công việc của mình, dần dần những việc đó trở 
thành thói quen, trẻ trở nên tự lập, không còn sợ hãi khi không có người lớn giúp 
đỡ, đồng thời trẻ cũng có những kĩ năng tự phục vụ bản thân rất tốt.
 Đối với trẻ mầm non chúng ta cần rèn luyện trau dồi rất nhiều đức tính, phẩm 
chất tốt đẹp để trở thành một con người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn tri thức. Tự 
lập là một đức tính tốt cần được rèn luyện và phát huy thật tốt ngay khi trẻ còn 
đang nhỏ, có như vậy chúng ta mới đạt được thành công khi trưởng thành. 
 * Sau một thời gian áp dụng biện pháp mang lại kết quả như sau:
 STT TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt
 SL % SL %
 1 Trẻ biết thực hiện thành 
 thạo các hoạt động tự phục 19/23 82,6% 4/23 17,4%
 vụ bản thân 
 2 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi 20/23 87% 3/23 13%
 tham gia hoạt động
 3 Trẻ hứng thú, tích cực 
 tham gia các hoạt động tự 17/23 74% 6/23 26%
 phục vụ 
 4 Trẻ biết hợp tác, giúp đỡ 
 bạn trong thực hiện các 17/23 74% 6/23 26%
 hoạt động
 * Đối với giáo viên:
 Với biện pháp này giúp bản thân tôi có cách nhận thức đúng đắn đầy đủ về giáo 
dục tính tự lập, củng như sự cần thiết phải đưa nội dung giáo dục tính tự lập vào 
chương trình kế hoạch giáo dục trẻ hằng ngày và phù hợp với độ tuổi. 
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre.docx