Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Việc tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập vận động sẽ giúp cho các kĩ năng vận động của trẻ thuần thục, chính xác hơn, các giác quan của trẻ trở nên nhạy bén hơn nhằm có một thể lực tốt. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, trẻ thích tìm tòi khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục thể chất trong năm học này dành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi đó là trẻ có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; trẻ có kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, khéo léo; có khả năng phối hợp các giác quan vào vận động; tăng cường tính độc lập, tự chủ; trẻ mạnh dạn, tự tin để tham gia các hoạt động; rèn luyện kĩ năng phối hợp và đoàn kết với bạn khi tham gia các hoạt động phát triển thể chất diện, đặc biệt là tăng cường thêm sức khỏe, cường tráng về thể chất, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức lao động cụ thể là: Góp phần hình thành những khả năng phát triển vận động hàng ngày của trẻ. Cung cấp cho trẻ những khả năng phát triển vận động có hệ thống. Giúp trẻ hiểu biết về tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất. Góp phần phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp hoàn thiện.

doc 16 trang lethu 01/10/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
 2
dục trẻ. Việc hoàn thiện và phát triển về mặt thể chất cho mỗi đứa trẻ không 
giống nhau; nó còn phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, giới tính, tình 
hình sức khỏe, điều đó đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, 
nắm bắt sự thay đổi về mặt tâm sinh lí của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
Ngoài ra, việc tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập vận động sẽ giúp cho các kĩ 
năng vận động của trẻ thuần thục, chính xác hơn, các giác quan của trẻ trở nên 
nhạy bén hơn nhằm có một thể lực tốt. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ 
nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, trẻ thích tìm tòi khám phá môi trường 
xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến 
thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt đáp ứng mục tiêu chương trình 
giáo dục thể chất trong năm học này dành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi đó là trẻ 
có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối cân nặng và chiều cao phát triển bình 
thường theo lứa tuổi; trẻ có kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe; thực hiện được 
các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; phát triển các tố chất vận 
động nhanh, mạnh, khéo léo; có khả năng phối hợp các giác quan vào vận động; 
tăng cường tính độc lập, tự chủ; trẻ mạnh dạn, tự tin để tham gia các hoạt động; 
rèn luyện kĩ năng phối hợp và đoàn kết với bạn khi tham gia các hoạt động phát 
triển thể chất diện, đặc biệt là tăng cường thêm sức khỏe, cường tráng về thể 
chất, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp 
của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động, phong phú về tinh thần và trong sáng 
về đạo đức lao động cụ thể là: Góp phần hình thành những khả năng phát triển 
vận động hàng ngày của trẻ. Cung cấp cho trẻ những khả năng phát triển vận 
động có hệ thống. Giúp trẻ hiểu biết về tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng 
hợp những hình thức đó tạo nên chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát 
triển đầy đủ về thể chất. Góp phần phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, cơ xương 
hình thành nhanh, bộ máy hô hấp hoàn thiện.
 Đối với trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn cơ thể trẻ còn non nớt, dễ bị phát triển 
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây 
nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà sau này khó có thể khắc 
phục được. Vì vậy giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi là vô cũng quan 
trọng trong việc góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 4
động vui chơi, dạo chơi, qua thể dục sáng, qua thể dục giờ học... có nhiều thử 
thách, trả được trải nghiệm giúp trẻ phát triển tốt kỷ năng vận động. 
 PHẦN 2: NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của đề tài
 Năm học 2022-2023 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu 
giáo 3 - 4 tuổi với tổng số là 35 cháu. Trong quá trình thực hiện biện pháp tôi đã 
gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi
 Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và các cấp lãnh đạo, các ban 
nghành và hội cha mẹ học sinh.
 Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ trang thiết bị cơ 
sở vật chất (Vòng, gậy, ghế thể dục, đích ném, bục bật, thang leo, ván kê dốc ...) 
sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo 
dục, các hoạt động ngoại khóa... về chương trình giáo dục phát triển thể chất.
 Trường có đủ máy vi tính, máy chiếu đa năng, các băng nhạc, các đĩa 
nhạc có hình ảnh thể dục, có đầy đủ các trang thiết bị thể dục cần thiết để tổ 
chức hoạt động cho trẻ...
 Nhà trường luôn quan tâm đến mọi hoạt động của giáo viên, nhất là việc 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Môi trường lớp học được trang trí hợp lí, khoa học. Phòng học thoáng 
mát, rộng rãi, sân hiên nhà rộng, sạch sẽ nên dễ dàng trong việc trẻ di chuyển và 
trải nghiệm các hoạt động.
 Bản thân tôi là một giáo viên luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi, sáng tạo đổi 
mới các phương phát giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, manh dạn cho trẻ 
khi tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
 Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến tình hình sức khỏe và khả năng 
tiếp thu của trẻ.
 * Khó khăn
 Một số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn và không 
thích tham gia vào các hoạt động tập thể. 6
áo quần thích hợp để dễ vận động. Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, cờ, kết 
hợp với các bài hát vui nhộn phù hợp với động tác để tạo niềm vui, sự hứng thú 
cho trẻ cho trẻ tập. Trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên tập trung quan sát 
cách đứng của trẻ, tư thế đầu vai mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần 
đứng thẳng, vai thả đều, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế 
đứng ngay cả khi nghĩ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần tập lặp 
lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực 
của trẻ. Những động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 3-4 lần, 
nhịp 4. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. 
Trước hết động tác phải phù hợp và hấp hẫn đối với trẻ. Bài tập phải có tác động 
hoàn thiện kỷ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng. Tuần 
hoàn, các nhóm cơ... Kết thúc nên cho trẻ đi bộ nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa 
hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường.
 * Giờ thể dục
 Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục 
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong các giờ thể dục 
giáo viên cung cấp, rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục 
đích, có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ chuyên biệt của giờ học 
thể dục là hình thành những kĩ năng vận động đúng, chính xác qua đó phát triển 
các tố chất thể lực cho trẻ.
 Giờ thể dục bao gồm 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Mỗi phần 
giải quyết nhiệm vụ nhất định phù hợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập vận 
động và cách thức tiến hành, tuy nhiên sự phân chia các phần có tính chất tương 
đối, mỗi phần có tác dụng hỗ trợ và hoàn thiện cho nhau, giữa các phần có sự 
chuyển tiếp tự nhiên, liên tục.
 - Phần khởi động
 Để chuyển trẻ sang trạng thái sẵn sàng vận động, hình thành thái độ tích 
cực, hứng thú, tập trung chú ý với việc thực hiện các nhiệm vụ vận động, giáo 
viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: xắc xô, thanh gõ... ngoài ra, giáo viên 
nên sử dụng âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên trong 
một hoạt động, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để 8
động đã và đang ở giai đoạn củng cố và hoàn thiện hoặc cả 2 vận động đều ở 
giai đoạn củng cố. Trật tự sắp xếp các vận động cơ bản (2 vận động) cần tuân 
thủ nguyên tắc phát triển: Vận động có cường độ nhẹ xếp trước, vận động có 
cường độ mạnh hơn xếp sau.
 Để trẻ nắm rõ và thực hiện chính xác vận động giáo viên cần hướng dẫn tỉ 
mỉ tiến hành như sau: Cô làm mẫu các động tác của bài tập, có thể cho một số 
trẻ tập thử, sau đó mới lần lượt cho trẻ được thực hiện, một lần 2-3 trẻ thực hiện 
cứ như vậy đến hết lớp. Giáo viên áp dụng các hình thức, cả lớp, nhóm, cá nhân 
tùy thuộc vào bài tập và kĩ năng của trẻ.
 Ví dụ: Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Ném xa bằng một tay” cô giáo có thể 
gợi ý: - Cô làm mẫu lần 1: không giải thích. 
 - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau, 
tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay 
xuống dưới, ra sau rồi đưa vòng lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía 
trước sau đó cô đi về đứng ở cuối hàng.
 - Lần 3: Cô làm mẫu lại toàn bộ động tác 1 lần 
 - Lớp thực hiện lần lượt.
 Trong quá trình thực hiện để giúp trẻ vận động một cách chính xác giáo 
viên thường xuyên chú ý đến các kĩ năng vận động của trẻ, xem trẻ thực hiện 
chính xác hay chưa để có cách điều chỉnh, sữa sai nhằm giúp trẻ thực hiện vận 
động một cách chính xác.
 Ví dụ: Đối với những trẻ thực hiện bài tập chưa chính xác tôi sẽ cho trẻ thực 
hiện lại bài tập, trường hợp khi làm lại mà trẻ vẫn không thực hiện được hoặc 
không đúng thì tôi có thể làm cùng trẻ, nếu cho trẻ làm lại nhiều lần mà trẻ vẫn 
không được thì tôi có kế hoạch để ôn luyện thêm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 Bên cạnh đó để phát huy hết khả năng của trẻ tôi tăng dần độ khó ở mỗi bài 
tập cho trẻ.
 Ví dụ: Với vận động “Đi trong đường hẹp” lần 1 có thể cho trẻ đi tự nhiên 
trong đường hẹp 20cm, lần 2 cho trẻ đi trong đường hẹp 15cm.
 + Trò chơi vận động 10
 Giải pháp thi đua được tôi tiến hành dưới 2 dạng như sau:
 * Thi đua cá nhân: Hình thức này khiến trẻ phải tích cực hết mình để 
khẳng định mình qua đó tôi có thể đánh giá chính xác mức độ đạt được của từng 
trẻ và có hướng điều chỉnh, bồi dưỡng sau thi đua.
 Khi cho trẻ thi đua cá nhân, tôi phải đảm bảo tính công bằng, khách quan 
như vậy mới đánh giá kết quả của trẻ một cách đúng đắn. Trước tiên phải chọn 
những trẻ ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau, để tránh gây 
nản chí giữa các trẻ. Khi trẻ thi đua tôi luôn quan sát bao quát trẻ thực hiện để 
phát hiện những thiếu sót hoặc phạm luật hay những điểm vượt trội của trẻ để 
phân định kết quả công bằng. Hình thức thi đua cũng được tôi nâng dần độ 
nhanh, mạnh, độ khó như thế mới gây được hứng thú cho trẻ tham gia từ đó phát 
huy được tính tích cực vận động cho trẻ.
 Ví dụ : Khi cho trẻ thi bật qua chướng ngại vật, lúc đầu có thể thi bật qua 
2 chướng ngại vật sau đó nâng dần yêu cầu là bật qua 3- 4 chướng ngại vật lấy 
đồ dùng mang về đích.
 Sau khi trẻ thi đua tôi luôn có những hình thức động viên khen thưởng trẻ. 
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp tôi thành công trong hoạt động giáo 
dục thể chất cho trẻ, sau mỗi lần thi đua tôi thường khen trẻ bằng một số từ như: 
Nhà vô địch, lực sĩ của ngày hôm nay, hoặc vận động viên tài ba nhất và có 
một số phần thưởng nhỏ khích lệ trẻ như tặng cờ, tặng truyện tranh, tặng thêm 
bé ngoankhiến trẻ rất tích cực tham gia vận động.
 *Thi đua đồng đội: Hình thức thi đua này rèn cho trẻ khả năng phối hợp 
với bạn trong đội để giành phần thắng, thi đua đồng đội vẫn đánh giá được từng 
trẻ mà vẫn gây được hứng thú cho trẻ tham gia. Lúc này trẻ phải cố gắng để cho 
đội của mình đạt được kết quả cao hơn đội bạn.
 Khi cho trẻ thi đua đồng đội tôi luôn chú ý đến sự phân chia đội sao cho 
tương đối vừa sức, số lượng trẻ ở các đội bằng nhau, khi thi đua phải cùng một 
lúc. Trước khi thi đua tôi thường cho trẻ biết rõ những điều kiện của cuộc thi để 
trẻ tuân thủ khi thi đua.
 Trong khi trẻ thi đua sự cổ vũ, động viên kịp thời của cô cũng rất quan 
trọng, nếu thi đua mà không có sự cổ vũ thì sự thi đua đó diễn ra tẻ nhạt, chuệch 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.doc