Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

Ngày nay do các bậc phụ huynh nuông chiều con nên hay làm thay tất cả công việc của trẻ, nên khi đến lớp học trẻ không có kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ không biết thay quần áo, trẻ không tự múc ăn…Do đó, đầu năm học cô đưa ra biện pháp để giúp trẻ tự tự thực hành vệ sinh cá nhân như: Tập cho trẻ tự rửa tay dưới vòi nước theo đúng quy trình rửa tay, sau khi rửa xong phải khóa vòi nước lại; cho trẻ tự rửa mặt, đánh răng đúng cách; cho trẻ thay quần áo và xếp quần áo dưới sự hướng dẫn của cô; tập cho trẻ múc ăn bằng cách cầm tay trẻ hoặc cô làm trước cho trẻ xem…Dạy trẻ ngồi ăn đúng tư thế, không nói chuyện, không làm rơi đồ ăn ra ngoài, khi ăn xong thì để tô, muỗng vào rổ ngay ngắn…

Đối với hoạt động học, cô không làm thay trẻ mà để trẻ tự thực hiện như giúp cô sắp xếp bàn ghế, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác vì muốn di chuyển một cái bàn thì cần có hai bạn, dạy trẻ cách sắp xếp bàn ghế theo nhóm hoặc cá nhân. Trẻ tự đi lấy đồ dùng học tập theo ý thích của trẻ. Khi tham gia vào hoạt động trẻ biết chờ đến lượt không trang giành, bạn nào đến trước thì lấy trước, bạn khác thì phải chờ đến lược, không tranh giành, xô đẩy nhau. Thông qua các giờ học, cô còn lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ, dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm nhau, giúp đỡ nhau, biết lỗi thì phải nhận lỗi, không nghe theo lời người lạ…ví dụ: qua câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”, cô bé không nghe theo lời mẹ dặn nên đi đường vòng nên đã gặp chó sói. Ngoài ra, trong giờ học âm nhạc giúp trẻ tự tin vào bản thân, trẻ biết yêu quý cái đẹp, yêu quý bản thân và thể hiện bản thân trước mọi người…

doc 6 trang lethu 24/12/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
 được khám phá, trải nghiệm qua các hoạt động hằng ngày, từ đó trẻ hứng thú 
hơn vì trẻ vừa học mà chơi, vừa chơi mà học không gây áp đặt trẻ.
 Cô giáo là người đưa ra các tình huống để trẻ tự thảo luận nhóm, trẻ tự giải 
quyết vấn đề. Cô chỉ hướng dẫn, gợi mở để trẻ phát huy khả năng của trẻ. Sau 
đó, cô tóm lại vấn đề nêu ra những mặt trẻ làm được và chưa làm được để 
khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn.
 Ví dụ: Cho trẻ chơi phân vai nấu ăn, cô cho trẻ tự phân : Ai là người bán 
hàng, ai là người mua hàng, ai làm bà, ai làm mẹtrẻ tự phân vai và bắt đầu 
chơi theo vai chơi của mình. Trẻ đặt mình vào vai để ứng xử cho phù hợp, từ đó 
hình thành khả năng giao tiếp, ứng xử, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các 
hoạt động.
 2.2. Giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động hằng ngày: 
 Đối với trẻ lớp mầm, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ 
năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng hoạt động theo nhómđể 
trẻ có những ứng xử, hành vi phù hợp. Vì vậy, rèn kỹ năng sống cho trẻ qua các 
hoạt động trong ngày, ở mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết.
 Ví dụ: Khi trẻ đến lớp, cô giáo dục trẻ biết chào hỏi cô, thưa cha mẹ trước 
khi vào lớp và biết cất đồ dùng cá nhân và sắp xếp giày dép đúng nơi quy định.
 Ngày nay do các bậc phụ huynh nuông chiều con nên hay làm thay tất cả 
công việc của trẻ, nên khi đến lớp học trẻ không có kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ 
không biết thay quần áo, trẻ không tự múc ănDo đó, đầu năm học cô đưa ra 
biện pháp để giúp trẻ tự tự thực hành vệ sinh cá nhân như: Tập cho trẻ tự rửa tay 
dưới vòi nước theo đúng quy trình rửa tay, sau khi rửa xong phải khóa vòi nước 
lại; cho trẻ tự rửa mặt, đánh răng đúng cách; cho trẻ thay quần áo và xếp quần áo 
dưới sự hướng dẫn của cô; tập cho trẻ múc ăn bằng cách cầm tay trẻ hoặc cô làm 
trước cho trẻ xemDạy trẻ ngồi ăn đúng tư thế, không nói chuyện, không làm 
rơi đồ ăn ra ngoài, khi ăn xong thì để tô, muỗng vào rổ ngay ngắn
 Đối với hoạt động học, cô không làm thay trẻ mà để trẻ tự thực hiện như 
giúp cô sắp xếp bàn ghế, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác vì muốn di chuyển 
một cái bàn thì cần có hai bạn, dạy trẻ cách sắp xếp bàn ghế theo nhóm hoặc cá 
nhân. Trẻ tự đi lấy đồ dùng hoc tập theo ý thích của trẻ. Khi tham gia vào hoạt 
động trẻ biết chờ đến lượt không trang giành, bạn nào đến trước thì lấy trước, 
bạn khác thì phải chờ đến lược, không tranh giành, xô đẩy nhau. Thông qua các 
giờ học, cô còn lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ, dạy trẻ biết yêu thương, quan 
tâm nhau, giúp đỡ nhau, biết lỗi thì phải nhận lỗi, không nghe theo lời người 
lạví dụ: qua câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”, cô bé không nghe theo lời 
mẹ dặn nên đi đường vòng nên đã gặp chó sói. Ngoài ra, trong giờ học âm nhạc 
giúp trẻ tự tin vào bản thân, trẻ biết yêu quý cái đẹp, yêu quý bản thân và thể 
hiện bản thân trước mọi người
 2 phải thực hiện theo như đứng lên chào cờ, hát quốc ca phải đứng nghiêm trang, 
ngay ngắn và biết vổ tay khi cô hướng dẫn chương trình yêu cầu.
 Khi cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, trẻ rất thích thú vì trẻ 
được tự phục vụ bản thân và phục vụ người khác như trẻ tự đi mua hàng, trẻ bán 
hàng cho bạn. Qua đó, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, tự tin giao tiếp với bạn, kỹ 
năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ bản thânKhi tham gia hoạt động trải 
nghiệm giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh bỏ rác đúng nơi quy định, nói lời cảm 
ơn khi được cho quà bánh
 Ví dụ: Nhà trương tổ chức hoạt động trải nghiệm pupffe tự chọn thì tôi cho 
trẻ xếp hàng ngay ngắn và từng trẻ đều được đến từng gian hàng để chọn các 
món ăn. Khi trẻ đến chọn thì biết chào hỏi cô và nói cho con xin món này, món 
kia và biết cảm ơn cô...trẻ biết đồ ăn vừa phải, đủ ăn, không lấy nhiều thức ăn để 
dư...khi tham gia trẻ biết giữu vệ sinh sạch sẽ, ăn xong phải biết bỏ rác vào 
thùng rác đúng quy định.
 2.4.Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
 Ngoài những biện pháp giáo dục kỹ năng sống trên, là giáo viên dạy lớp 
mầm, tôi còn phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho con em 
mình tại nhà. Tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh tầm quan trọng của 
việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, để phụ huynh phối hợp tốt với cô hơn.
 Thông qua giờ đón trả trẻ, tôi thường trò chuyện với phụ huynh về những 
kỹ năng của trẻ tại nhà như: Trẻ về nhà có thưa ông bà, cha mẹ không? Trẻ có 
thường đánh răng trước khi ngủ và sau khi thức dậy không? Trẻ biết tự mặc 
quần áo không?Ở lớp trẻ biết thay quần áo khi về nhà thì sao? Trẻ tự làm hay 
phụ huynh làm thay cho trẻ.
 Trong các giờ dự họp phụ huynh tại lớp, tôi thường nhận xét từng trẻ về 
các lĩnh vực phát triển. Bên cạnh đó, kỹ năng mà trẻ đạt được trong thời gian 
qua là không thể thiếu. Đầu năm, trẻ không làm được kỹ năng nào? Đến thời 
điểm này trẻ đã đạt được. Trẻ nào chưa đạt được thì yêu cầu phụ huynh phối hợp 
để trẻ đạt được. Trong các giờ hoạt động trẻ thực hiện ra sao? Có nghiêm túc 
không? Hay còn đùa giỡn
 Ví dụ: Như đầu năm trẻ chưa biết tự mặc quần áo, hay chưa biết cài núc áo, 
chưa biết các ký hiệu đồ dùng của trẻ nhưng đến thời điểm kết thúc học kỳ I thì 
trẻ biết mặc quần áo, biết xếp ngay ngắn quần áo bỏ vào cặp trẻ, biết cài núc áo 
và biết ký hiệu riêng của trẻ.
 Bên cạnh đó, tôi còn phối hợp với phụ huynh qua zalo nhóm lớp, những 
thông tin nào cần thiết, hình ảnh, video trẻ tham gia các hoạt động, tham quan, 
trải nghiệm, hay tham gia lễ hội đều đăng vào nhóm cho phụ huynh xem. Nhìn 
chung, phụ huynh rất nhiệt tình khi tham gia nhóm lớp. 
 3. Kết quả đạt được
 4 chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là hình thành 
những con người có kỹ năng hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động học tập ở 
trường. Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ góp phần nâng 
cao về giao tiếpmà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có 
nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, 
thẩm mỹ và tình cảm xã hội, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
 2. Kiến nghị.
 - Đối với nhà trường: Triển khai và áp dụng biện pháp rèn kỹ năng sống 
cho trẻ 3-4 tuổi cho tất cả khối lớp trong đơn vị.
 - Đối với phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Giá Rai: Triển khai và áp dụng 
Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi cho tất cả các trường mầm non, mẫu 
giáo trong thị xã.
 Trên đây là “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi”, mà bản thân 
tôi đã thực hiện được. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo, các chị 
em đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
 Phong Thạnh, ngày 13 tháng 01 năm 2023
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT NGƯỜI VIẾT
 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 
 TRƯỜNG
 Nguyễn Huyền Trân
 Huỳnh Kiều Oanh
 6

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_3_4.doc