Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kỹ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống và phát triển một cách khỏe mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo nên móng vững chắc cho trẻ về sau này. Trong thực tế khi trẻ đến trường trẻ chưa có thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, trẻ chưa biết rửa tay, rửa mặt, sức miệng nước muối sau khi ăn... như thế nào cho sạch và đúng cách. Việc rèn kỹ năng vệ sinh để trở thành kỹ năng vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ là một việc làm khó. Làm thế nào để rèn được kỹ năng rửa tay, rửa mặt cho trẻ một cách tự giác và đúng quy trình.Hiểu được tầm quan trọng của việc hình thành và giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ, năm học này tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra những biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp 3 tuổi C1 trường mầm non Trung Lập.

Mục đích nghiên cứu: Giáo viên biết lập kế hoạch rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày. Hiểu và nắm vững mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện chuyên đề “Củng cố và nâng cao chất lượng vệ sinh đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non”. Trẻ biết làm một số công việc vệ sinh cá nhân phục vụ cho trẻ. Hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân. Trẻ hứng thú tích cực, chủ động tham gia làm vệ sinh cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ.

docx 11 trang lethu 05/03/2025 560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 2
khi tham gia hoạt động vệ sinh cá nhân như sau:
 Kết quả khảo sát thực tế trên 25 trẻ lớp 3 tuổi C1
 Cất và sắp xếp đồ 
 Kĩ năng rửa tay Kĩ năng rửa mặt
 Mức độ dùng cá nhân
 Đạt Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ %
 Tốt 5 20% 4 16% 9 36%
 Khá 9 36% 9 36% 10 40%
 Trung bình 11 44% 12 48% 6 24%
 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy lớp mình đa số trẻ còn vụng về trong 
thao tác vệ sinh cá nhân. Những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân trẻ đều chưa nắm 
được, trẻ chưa có kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, chưa biết rửa mặt đúng quy trình. 
Điều đó càng thôi thúc tôi đi sâu tìm tòi một số biện pháp tốt nhất để giúp trẻ rèn kỹ 
năng vệ sinh cá nhân.
 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp.
 2.1. Cơ sở lý luận.
 Đối với trẻ mầm non việc rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ có vai trò quan 
trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển nhân cách toàn diện, đặc biệt là kỹ năng 
làm vệ sinh cá nhân, kỹ năng lao động học tập và sinh hoạt.
 Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi bằng học”, nhận thức của trẻ đi từ thử nghiệm 
đến nhận biết, hiểu và trải nghiệm cuộc sống để biến thành vốn hiểu biết và kinh nghiệm 
của cá nhân. Trẻ 3 - 4 tuổi chưa ý thức được mục đích hoạt động của mình, thường 
thiếu chủ động, nhiều khi hành động theo ý thích của mình, ngẫu hứng. Đồng thời khả 
năng tự điều khiển bản thân còn yếu, trẻ chưa tin vào khả năng của chính mình, do đó 
cô giáo cần rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết vì nó hình thành ở trẻ 
kỹ năng, thói quen hành vi có văn hóa, giúp trẻ có sức khỏe tốt ảnh hưởng đến tư duy, 
tưởng tượng và trí tuệ của trẻ sau này.
 2.2. Cơ sở thực tiễn.
 Trường MN Trung Lập nằm ở Trung tâm xã, giao thông đi lại thuận tiện. Trường 
có hai khu, chia làm 16 lớp với tổng số 420 trẻ, riêng khối 3 tuổi có 4 lớp với tổng số 
104 trẻ. Khung cảnh nhà trường khang trang mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan 
sạch đẹp.
 Khi thực hiện biện pháp “Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” 
tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi.
 Nhà trường cung cấp đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho lớp phục vụ cho công tác 
chăm sóc vệ sinh như: Xà phòng rửa tay, xà phòng giặt, khăn mặt, nước lau sàn...nên 
cũng có nhiều thuận lợi. 4
thức hoạt động vui chơi vào các chủ đề để giúp trẻ ghi nhớ nhanh. Tạo nề nếp, thói 
quen, kỹ năng cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai, thực hiện thường xuyên.
 Ví dụ: Chủ đề: “Bản thân” tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Đôi bàn tay sạch của 
bé” qua câu chuyện giáo dục trẻ phải biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi nghịch 
bẩn, và sau khi đi vệ sinh để đôi bàn tay của mình luôn sạch sẽ. Để rèn cho trẻ mẫu 
giáo 3 - 4 tuổi có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, giáo viên cần nắm vững các 
phương pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá 
nhân cho trẻ. Trẻ phải biết rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước:
 Bước 1. Làm ướt tay dưới vòi nước. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà sát hai 
lòng bàn tay.
 Bước 2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của 
bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 3. Dùng lòng bàn tay này chà sát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của 
bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 5. Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách 
xoay đi xoay lại.
 Bước 6. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng 
khăn hoặc giấy sạch.
 Trong thời điểm đón trẻ, tôi cho trẻ nghe những bài hát về đôi bàn tay, hay những 
câu chuyện bài thơ về rửa tay, rửa mặt...cô ngồi gần trẻ hướng dẫn trẻ từng thao tác rửa 
tay, rửa mặt, cách gấp quần áo, cất đồ dùng vệ sinh cá nhân. Trước hết tôi trò chuyện 
với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh.
 Ví dụ: Bài thơ “Tay sạch” khi trẻ đọc xong tôi đã đặt những câu hỏi gợi ý cho 
trẻ trả lời. Vì sao phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn? Vì sao phải 
rửa tay bằng xà phòng? Vì sao phải rửa kỹ lòng bàn tay, kẽ ngón tay? Sau đó cô làm 
mẫu cho trẻ xem từng động tác rõ ràng, chậm, để tất cả trẻ đều được quan sát, cho trẻ 
làm cùng với cô từng thao tác mô phỏng. Khi trẻ đã làm quen tôi giảm dần sự giúp đỡ, 
cho trẻ tự làm hoàn toàn. Tuy nhiên tôi luôn quan sát, động viên trẻ khi trẻ làm đồng 
thời giúp trẻ sửa những động tác chưa đúng bằng cách động viên, khuyến khích trẻ kịp 
thời. Khi trẻ thuần thục cô mới cho trẻ rửa trực tiếp trên vòi nước. Với kỹ năng rửa tay, 
rửa mặt, đánh răng kết hợp với việc hướng dẫn luyện tập hàng ngày tôi còn sưu tầm 
những bài thơ phù hợp để trẻ dễ nhớ các thao tác vệ sinh.
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường vệ sinh cho trẻ.
 Công việc của giáo viên mầm non chăm sóc trẻ là việc làm quan trọng số một 
không thể thiếu được. Muốn đứa trẻ phát triển tốt thì phải chăm sóc tốt, có sức khỏe 
tốt. Vì thế tôi đã tạo môi trường trong lớp giành riêng một góc để truyên truyền về dinh 
dưỡng sức khỏe và chăm sóc trẻ. Tôi chụp những hình ảnh rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ 
như rửa tay, rửa mặt, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, phòng chống một số bệnh 
thường gặp như bệnh “Tay chân miệng, tiêu chảy, thủy đậu, sởi...”. Ở góc này tôi thay 
đổi theo từng chủ đề cho phù hợp để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào góc đó chơi, 6
sinh, bảo vệ đôi bàn tay luôn sạch sẽ.
 Thông qua hoạt động vui chơi.
 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ “Chơi bằng học, học bằng 
chơi” thông qua chơi hình thành cho trẻ kỹ năng kỹ xảo, trẻ biết làm mô phỏng một số 
thao tác đơn giản phản ánh cuộc sống hàng ngày của con người. Trẻ chơi để khám phá 
trải nghiệm các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
 Ví dụ 1: Trẻ chơi bế em, trẻ biết rửa mặt cho em, tắm, gội đầu, lau khô đầu cho 
em, rửa tay cho em, mặc quần áo cho em búp bê. Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng kỹ 
xảo vệ sinh cá nhân một cách tốt nhất. Trẻ biết ăn uống đảm bảo vệ sinh, biết sử dụng 
các đồ dùng một cách hợp lý.
 Ví dụ 2: Trẻ chơi trò chơi đóng vai gia đình, trẻ biết đóng vai bố mẹ, các con. 
Khi ngủ dậy các con làm vệ sinh như rửa tay, rửa mặt. Sau đó ngồi vào bàn ăn, trước 
khi ăn phải mời, ăn xong các con phải biết cất dọn đồ dùng vào đúng nơi quy định. Qua 
trò chơi đóng vai gia đình trẻ biết làm vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn vệ sinh thân thể 
sạch sẽ, hình thành cho trẻ tính tự lập, tự giác, không ỉ lại người khác.
 Thông qua chơi hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, 
kỹ năng phối kết hợp với các bạn trong nhóm, lớp, kỹ năng tham gia vào các hoạt động 
mạnh dạn, tự tin hơn.
 Thông qua hoạt động lao động
 Lao động là một hoạt động nhằm taọ ra sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị 
trong cuộc sống con người. Đối với trẻ mầm non lao động là hình thành cho trẻ một số 
kỹ năng , kỹ xảo, lao động đơn giản tự phục vụ chính bản thân trẻ, nhằm thỏa mãn nhu 
cầu cá nhân cho trẻ như: Rửa tay, rửa mặt, mặc quần áo, cất đồ dùng đồ chơi, xúc cơm, 
uống nước...Tôi luôn tổ chức dưới dạng trò chơi, động viên khích lệ trẻ để lôi cuốn trẻ 
tham gia tích cực vào các hoạt động lao động tự phục vụ trẻ.
 Ví dụ: Để chuẩn bị vào giờ ăn trẻ phải biết kê bàn ăn, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ 
rồi mới ngồi vào bàn ăn. Tôi luôn khuyến khích trẻ bằng cách đặt các câu hỏi: Trước 
khi ăn các con phải làm gì? Tại sao phải làm những công việc đó? Kê bàn ăn con kê 
như thế nào? Kê bàn ăn xong con làm gì? Con rửa tay bằng mấy bước? Là những bước 
nào?
 Thông qua giờ trả trẻ.
 Đối với trẻ mầm non chóng nhớ mau quên, vì thế cô giáo phải dạy trẻ ở mọi hoạt 
động: Thông qua giờ trả trẻ, tôi cho trẻ ngồi thành 3 tổ thi đua nhau xem tổ nào mặc 
quần áo đúng và đẹp nhất thì tổ đó được cắm cờ, tuyên dương trước lớp. Trong lúc chờ 
phụ hunh đến đón tôi thường kể cho trẻ nghe những câu chuyện “Đôi bàn tay sạch của 
bé, Gấu con bị sâu răng, Bác sỹ chim...”. Qua các câu chuyện này cô giáo dục trẻ phải 
biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết làm một số thao tác đơn giản về kỹ năng vệ 
sinh cá nhân. Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh những cháu làm vệ sinh cá nhân chưa 
thành thạo, để phụ huynh kết hợp với cô giáo rèn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân một cách 
tốt nhất, giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển một cách toàn diện.
 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho 8
 Trước khi thực hiện đạt tỉ lệ % Sau khi thực hiện đạt tỉ lệ %
 Cất và sắp xếp Cất và sắp 
 Mức độ Kĩ năng Kĩ năng Kĩ năng Kĩ năng 
 đồ dùng cá xếp đồ dùng 
 rửa tay rửa mặt rửa tay rửa mặt
 nhân cá nhân
 Tốt 20% 16% 36% 92% 88% 92%
 Khá 36% 36% 40% 8% 12% 8%
 Trung bình 44% 48% 24% 0% 0% 0%
 Từ bảng khảo sát trên cho thấy trẻ chủ động tham gia làm vệ sinh cá nhân, vệ 
 sinh môi trường, có kỹ năng sống trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, hình 
 thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp, hành vi văn minh. Biết rửa tay lúc tay bẩn, trước 
 khi ăn và sau khi đi vệ sinh và rửa mặt đúng thao tác.
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận.
 Biện pháp “Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” không 
 chỉ áp dụng với trẻ lớp 3 tuổi C1 mà có thể áp dụng nhân rộng biện pháp tới tất cả 
 các lớp, tất cả các độ tuổi trong trường mầm non. Không những vậy biện pháp có thể 
 thực hiện ở bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở tất cả các lĩnh vực.
 Từ việc làm cụ thể và kết quả đã đạt được tôi thấy dạy kỹ năng vệ sinh cá nhân 
cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Song thực tế giữ 
gìn vệ sinh cá nhân giúp trẻ có thể lực khỏe mạnh, phòng chống được các loại bệnh. 
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và của toàn xã hội. 
Muốn vậy cần giúp trẻ có ý thức, có kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh cá 
nhân tự giác và nắm vững các thao tác vệ sinh. Do đó người lớn cần luyện tập cho trẻ 
những thao tác vệ sinh một cách thành thạo.
 Hướng dẫn trẻ nhằm rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ không phải là nhiệm 
vụ riêng của giáo viên hay phụ huynh mà là nhiệm vụ chung của những người chăm 
sóc giáo dục trẻ. Do vậy việc tìm ra những biện pháp hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ 
năng vệ sinh cá nhân là một việc làm rất thiết thực. Vì thế cần tăng cường công tác 
tuyên truyền với phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ, tạo 
ra tiếng nói chung giữa gia đình và nhà trường.
 2. Bài học kinh nghiệm.
 Qua thực tế tổ chức hoạt động cho trẻ và từ những kết quả đạt được, tôi cũng rút 
ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
 Giáo dục vệ sinh cá nhân giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách 
cho trẻ. Vì thế việc giáo dục vệ sinh cá nhân và hình thành kỹ năng làm vệ sinh cá nhân 
là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo.
 Giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể phù hợp với trẻ, thực hiện kế hoạch một cách 
nghiêm túc. Tích cực học hỏi, tham khảo tài liệu, sách báo, trên mạng internet, trau dồi 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_ve_sinh_ca_nhan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.pdf