Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm

Trẻ được học thông qua các tác phẩm thơ đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ hoạt động một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Đặc biệt là đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Khi trẻ đọc thơ diễn cảm sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú, hình thành kỹ năng cảm thụ văn học một cách tốt hơn. Văn học nói chung và thơ nói riêng là một kho tàng tri thức, vốn kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú, nếu được người giáo viên truyền tải một cách sáng tạo, đúng phương pháp thì sẽ rất lôi cuốn và hấp dẫn trẻ. Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen, đọc diễn cảm các tác phẩm thơ tại trường mầm non, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ tại gia đình.
docx 14 trang lethu 21/06/2024 2331
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm
 2
đồng thời giúp trẻ về ngôn ngữ, những cảm xúc, tình cảm lành mạnh, hiểu về 
môi trường xã hội, một số sự việc xung quanh trẻ. Từ đó giúp cho vốn kiến thức 
của trẻ thêm phong phú, sinh động hơn.
 - Trẻ được học thông qua các tác phẩm thơ đã trở thành phương tiện để 
đem đến cho trẻ hoạt động một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Đặc biệt là đối với 
trẻ 3 - 4 tuổi. Khi trẻ đọc thơ diễn cảm sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú, 
hình thành kỹ năng cảm thụ văn học một cách tốt hơn.
 - Văn học nói chung và thơ nói riêng là một kho tàng tri thức, vốn kiến 
thức vô cùng đa dạng và phong phú, nếu được người giáo viên truyền tải một 
cách sáng tạo, đúng phương pháp thì sẽ rất lôi cuốn và hấp dẫn trẻ.
 - Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen, 
đọc diễn cảm các tác phẩm thơ tại trường mầm non, từ đó nâng cao ý thức trách 
nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc dạy trẻ đọc thuộc thơ 
diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ tại gia đình.
 6. Mục đích của biện pháp 
 - Giáo viên lựa chọn đề tài phù hợp năng lực của trẻ, trẻ được đọc thuộc thơ 
diễn cảm phù hợp với trẻ 3 - 4 tuổi và gắn với từng chủ đề chủ điểm, tạo không 
khí tiết học sôi nổi.
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn, tự tin thể hiện những bài thơ diễn 
cảm trước đám đông, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học. Trẻ phát 
triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm thơ.
 - Phối hợp giữa gia đình và giáo viên trong việc giáo dục trẻ nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học.
 7. Nội dung.
 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến.
 * Bước 1: Giáo viên áp dụng các phương pháp, giọng điệu ngữ âm, cử 
chỉ nét mặt, kết hợp tranh minh họa khi đọc thơ diễn cảm 
 Việc cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe trước khi cô dạy trẻ là rất quan 
trọng . Nó là cơ sở ban đầu giúp trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của các câu 
từ, của các hình ảnh, âm thanh trong từng câu thơ trong mỗi bài thơ. Đòi hỏi 4
 (Hình ảnh cô đọc thơ qua tranh minh họa)
 Tôi thấy việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy kết hợp 
tranh minh họa khi cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe đã giúp trẻ hứng thú hơn ở 
phần đàm thoại tìm hiểu nội dung bài thơ từ đó cũng giúp trẻ dễ dàng hơn trong 
việc đọc diễn cảm bài thơ đó.
 * Bước 2: Giáo viên thường xuyên tổ chức rèn trẻ đọc thơ diễn cảm 
trong tiết học với nhiều hình thức khác nhau:
 Việc rèn trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ trong các giờ học đòi hỏi 
giáo viên phải thường xuyên đổi mới nhiều hình thức khác.Điều đó sẽ giúp trẻ 
nhanh thuộc bài thơ và dễ dàng hơn trong việc đọc diễn cảm bài thơ.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ “Bàn tay cô giáo” ở chủ điểm “Trường mầm 
non” sau khi tôi cho trẻ đọc theo hình thức tập thể, tổ, nhóm, cá nhân đọc tiếp 
theo tôi cho trẻ đọc to, nhỏ hay đọc nối tiếp giữa các tổ theo hiệu lệnh của cô.
 (Trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức)
 Dạy trẻ 3 - 4 tuổi đọc thơ diễn cảm cần chú ý nhiều hơn đến cá nhân trẻ. Vì 
vậy trong tiết dạy tôi thường tổ chức cho trẻ đọc theo nhóm 2 -> 3 trẻ và các cá 6
 (Góc bé yêu thơ)
 Bên cạnh đó tôi thường xuyên làm rối ngón tay, rối que liên quan đến các 
bài thơ để giờ học trẻ thêm hứng thú. Tôi làm mũ hình con chim cho bài thơ “Đi 
nắng” ở chủ đề “Bản thân”trẻ vừa được xem cô thể hiện vừa nhớ lại nội dung bài 
thơ và từng trẻ thể hiện bài thơ, từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn, đọc diễn cảm hơn.
 Đi nắng
 Có con chim chích Đi nắng phải có
 Nó đậu cành xoan Nón mũ mà che
 Nó kêu ai ngoan Hễ ai không nghe
 Thì nghe lời nó Thì chim không thích
 (Nhược Thủy)
 (Rối ngón tay, rối que, mũ con chim)
 Tôi thường thiết kế sân khấu, sa bàn quay, các bộ trang phục cho cô và trẻ, 
các nhân vật trong thơ. Để trẻ có điều kiện đóng kịch kết hợp thể hiện các ý 
trong bài . 8
 Giờ chơi
 Giờ chơi hết rồi
 Nào các bạn ơi
 Ta cùng cất dọn
 Đồ dùng đồ chơi
 Vào nơi quy định
 (Lê Thị Hoa)
 (Trẻ đọc thơ giờ chơi)
 Trong giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ đọc thơ ở góc “Bé yêu thơ” mà 
tôi đã xây dựng, tạo điều kiện cho trẻ ôn luyện các bài thơ đã học thông qua các 
hình ảnh thơ gợi ý, tranh thơ chữ to, tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện diễn cảm 
các bài thơ mà trẻ yêu thích theo chủ đề đang hoạt động.
 Trong giờ chuẩn bị cơm trưa, để ổn định trẻ tôi cho trẻ đọc ôn lại các bài thơ 
diễn cảm theo hình thức tập thể. Tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”. Hoặc cho trẻ 
đọc các câu thơ nhắc nhở trẻ nội quy khi ăn, các bài thơ về rau, củ quả, các món 
ăn cho trẻ ôn luyện. Qua đó trẻ thuộc được nhiều bài thơ mới trong chương trình.
 Giờ ăn
 Đến giờ ăn cơm
 Vào bàn bạn nhé
 Nào thìa, bát, đĩa
 Xúc cho gọn gàng
 Chớ có vội vàng
 Cơm rơi, cơm vãi.
 (Lê Thị Hoa)
 (Trẻ đọc thơ trước giờ ăn)
 Hoặc trước khi đi ngủ tôi đọc diễn cảm bài thơ “Giờ ngủ”của tác giả Lê Thị 
Hoa cho trẻ nghe, trẻ sẽ nhớ nội quy giờ ngủ. 10
 Việc củng cố kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ còn được lồng ghép khéo léo 
vào các hoạt động học khác.
 Khi dạy hoạt độngkhám phá khoa học “Chức năng của các giác quan và 1 
số bộ phận của cơ thể”, tôi có thể kết hợp cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Cái 
lưỡi” để củng cố kỹ năng đọc thuộc và diễn cảm cho trẻ.
 Khi tổ chức hoạt động âm nhạc múa bài: “Cháu đi mẫu giáo” tôi cho trẻ 
đọc bài thơ "Đến lớp".
 Hay ở hoạt động tạo hình với đề tài “Tô màu chân dung cô giáo”, tôi cho 
trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Cô giáo của con”.
 Trẻ đọc thơ giờ tạo hình
 Với việc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện diễn cảm các bài thơ ở mọi lúc, 
mọi nơi và lồng ghép tích hợp phù hợp vào các hoạt động giáo dục khác. Tôi 
thấy trẻ có thể nhớ lại các bài thơ và đọc diễn cảm một cách tự nhiên nhất mà 
các bài thơ trong các hoạt động khác đó không hề mất đi ý nghĩa văn học của nó 
mà còn giúp trẻ hiểu một cách dẽ dàng nội dung của tác phẩm, đặc biệt là kỹ 
năng đọc diễn cảm của trẻ thường xuyên được củng cố. Chính vì vậy mà việc 
củng cố kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ dưới hình thức ngoài tiết học là rất cần 
thiết và thường xuyên.
 * Bước 5: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc rèn trẻ đọc 
thơ diễn cảm .
 Phối kết hợp với các bậc phụ huynh là việc làm thường xuyên của mỗi giáo 
viên nhằm giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Vì thế đầu năm học 
khi tổ chức họp phụ huynh tôi trao đổi kỹ với phụ huynh tình hình của từng trẻ 
và tầm quan trọng trong việc rèn trẻ đọc thơ diễn cảm để họ hiểu và có sự kết 12
 ( Trẻ đọc thơ ở nhà)
 Ngoài ra tôinhờ phụ huynh sưu tầm các nguyên liệu, tranh ảnh, vẽ tranh 
thơ... giúp tôi có điều kiện thuận lợi trong công tác chuẩn bị khi tổ chức cho trẻ 
ôn luyện thơ.
 Qua việc phối kết hợp với phụ huynh tôi thấy trẻ có nhiều tiến bộ hơn, phụ 
huynh cũng có sự quan tâm hơn với trẻ .
 - Kết quả khi thực hiện biện pháp:
 Trẻ đọc to, rõ ràng, diễn cảm, đọc đúng nhịp điệu của bài thơ.
 Trẻ tự tin thể hiện 1 tác phẩm văn học một cách mạnh dạn, tự tin, diễn cảm.
 Trẻ hiểu nội dung bài thơ. 
 Trẻ nói rõ ràng và ít ngọng hơn.
 + Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp:
 - Rối ngón tay, rối que 20 chiếc. 
 - Mũ hình con chim 1 cái. 
 - Sa bàn thơ 2 cái.
 + Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp qua 2 
chủ điểm “Trường mầm non và bản thân” năm học 2021 - 2022 ở lớp 3 - 4 tuổi 
C4: Số lượng trẻ 19 trẻ.
 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng biện 
 biện pháp pháp
 Stt Nội dung
 Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% 14
XÁC NHẬN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT BIỆN PHÁP
 (Ký tên đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_tre_3_4_tuoi_doc_thuoc_tho_dien_ca.docx