Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi vùng dân tộc

Những năm gần đây trình độ dân trí của người dân Hữu Sản nơi tôi đang công tác đã có tiến bộ hơn trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng cần cho con đi học sớm, tuy nhiên do môi trường ngôn ngữ nói của vùng núi hẻo lánh lại có tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nên trẻ bị hạn chế rất nhiều trong cách phát âm, cách diễn đạt lời nói, cụ thể là vốn từ Tiếng Việt của các cháu còn ít nhiều phụ huynh có vốn Tiếng Việt nhưng lại nói ngọng, cách nói còn rụt rè, lí nhí không rõ ràng mạch lạc, nên việc phụ huynh dạy Tiếng Việt cho trẻ cũng bị hạn chế nhiều. Trẻ thường không biểu đạt được ý muốn của mình qua nói Tiếng Việt trong những năm đầu đi học mẫu giáo.

Trong năm học này tôi được trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, tổng số là 31 cháu thì có tới trên 96% là con em dân tộc. Mức độ vốn Tiếng Việt của các cháu không đồng đều, trẻ dân tộc chưa có ý thức ham học, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động, không hiểu nhanh những gì cô giảng dạy vì trẻ còn kém về vốn Tiếng Việt.

Trước tình hình như vậy việc nhìn lại thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ nói chuẩn Tiếng Việt nói đúng chính tả với trẻ dân tộc ở lớp mình. Mặc dù là một giáo viên người Kinh nhưng trực tiếp giảng dạy trẻ dân tộc thiểu số nên tôi luôn trăn trở suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, chính xác? Vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là học hỏi Tiếng Việt, nói Tiếng Việt chuẩn, đúng chính tả. Coi trọng phương pháp phát triển lời nói có ý thức để việc nói đúng Tiếng Việt, đúng chính tả trở thành kỹ năng, thói quen cho học sinh ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.

docx 18 trang lethu 19/08/2024 1131
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi vùng dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi vùng dân tộc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi vùng dân tộc
 Giáo viên mầm non có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh có kỹ năng, thói 
quen nói đúng, nói chuẩn Tiếng Việt. Cùng với các hoạt động ở các lĩnh vực khác, 
ngôn ngữ nói giúp cho trẻ có thêm hiểu biết cho mình về thế giới xung quanh, là 
công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người. 
Ngay từ những năm đầu ở ngành học mầm non trẻ cần phải được cung cấp vốn từ 
Tiếng Việt thật chuẩn, uốn nắn sửa ngọng một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử 
dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường Tiểu 
học cũng như trong suốt cả cuộc đời của đứa trẻ sau này.
 1.2. Lý do về mặt thực tiễn
 Những năm gần đây trình độ dân trí của người dân Hữu Sản nơi tôi đang công 
tác đã có tiến bộ hơn trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng cần cho con đi học 
sớm, tuy nhiên do môi trường ngôn ngữ nói của vùng núi hẻo lánh lại có tỉ lệ người 
dân tộc thiểu số chiếm đa số nên trẻ bị hạn chế rất nhiều trong cách phát âm, cách 
diễn đạt lời nói, cụ thể là vốn từ Tiếng Việt của các cháu còn ít nhiều phụ huynh có 
vốn Tiếng Việt nhưng lại nói ngọng, cách nói còn rụt rè, lí nhí không rõ ràng mạch 
lạc, nên việc phụ huynh dạy Tiếng Việt cho trẻ cũng bị hạn chế nhiều. Trẻ thường 
không biểu đạt được ý muốn của mình qua nói Tiếng Việt trong những năm đầu đi 
học mẫu giáo.
 Trong năm học này tôi được trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 
tổng số là 31 cháu thì có tới trên 96% là con em dân tộc. Mức độ vốn Tiếng Việt 
của các cháu không đồng đều, trẻ dân tộc chưa có ý thức ham học, chưa tích cực 
tham gia vào các hoạt động, không hiểu nhanh những gì cô giảng dạy vì trẻ còn 
kém về vốn Tiếng Việt.
 Trước tình hình như vậy việc nhìn lại thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ 
nói chuẩn Tiếng Việt nói đúng chính tả với trẻ dân tộc ở lớp mình. Mặc dù là một 
giáo viên người Kinh nhưng trực tiếp giảng dạy trẻ dân tộc thiểu số nên tôi luôn trăn 
trở suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào, bằng phương 
pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, chính xác? Vì 
điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm 
giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là học hỏi Tiếng Việt, 
nói Tiếng Việt chuẩn, đúng chính tả. Coi trọng phương pháp phát triển lời nói có ý 
thức để việc nói đúng Tiếng Việt, đúng chính tả trở thành kỹ năng, thói quen cho 
học sinh ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
 Xuất phát từ những quan điểm trên bản thân tôi là một giáo viên sống và dạy 
học ở vùng đặc biệt khó khăn và dạy lớp 3-4 tuổi mà ở trong lớp có trên 96% trẻ là Đây là sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và áp dụng lần đầu.
 Đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Hữu Sản trước khi đến trường 
hầu hết các cháu sống trong các thôn bản nhỏ như: Sản 1, Sản 2, Sản 3. Môi trường 
tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc Tày, Sán chí, Dao nên khi tiếp xúc với mọi người xung 
quanh trẻ nghe và nói tiếng Việt còn rất hạn chế, mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt 
tình thế nào đi chăng nữa thì trẻ vẫn chủ yếu là nói tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.
 Bằng một số biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ 3-4 tuổi dân tộc thiểu số 
tại trường Mầm non Hữu Sản như: Cung cấp tiếng việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi, trẻ 
học tiếng Việt đảm bảo theo một trình tự nhất định từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
phức tạp. Có ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy, vào các hoạt động 
ngoài giờ nhằm phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Hình thành sự tự tin cho trẻ 
vì khi trẻ tự tin trẻ dễ dàng học hỏi, dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ, chia sẻ hiểu 
biết của mình bằng tiếng việt với cô và bạn bè.
 Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng với điều kiện thực tế của 
trẻ của nhà trường và lớp học. 
 Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong diễn đạt tiếng việt 
của trẻ một cách tốt nhất.
 Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách sử dụng ngôn 
ngữ tiếng việt một cách thành thạo sớm nhất.
 Điều tra về thực trạng của vốn từ
 Cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách kết hợp với phụ huynh
 Cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ
 Cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ thong qua hoat động làm quen với Văn 
học
 Cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ trong hoạt động chơi.
 Từ những biện pháp trên tôi hy vọng sẽ tìm ra cách thức hữu hiệu nhật trong 
việc cung cấp vốn từ cho trẻ. Đáp ứng nhu cầu tốt nhất về phát triển vốn từ và ngôn 
ngữ mạch lạc cho trẻ.
 trọng những biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải sửa ngọng, phát triển vốn 
Tiếng Việt dựa vào các văn cảnh cụ thể để cho trẻ biết cách phân biệt, núi chuẩn.
 Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc sửa ngọng cho trẻ là: 
Phát triển vốn Tiếng Việt cho trẻ chính là giải quyết những vấn đề tồn tại của trẻ 
trong cách phát âm. Tôn trọng nguyên tắc phát triển ngôn từ theo khu vực, phải chú 
ý cách phát âm của địa phương để cung cấp vốn từ cho trẻ trong khi trẻ chuyển từ 
nói tiếng dân tộc sang nói Tiếng Việt.
 Tôi là một giáo viên được phân công chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp lớp 
mẫu giáo 3-4 tuổi Khu Sản - Trường Mầm Hữu Sản. Thực trạng nơi đây người dân 
còn rất nghèo và lạc hậu, đa số người dân là đồng bào dân tộc do đó mà việc nhận 
thức về giáo dục của họ còn rất hạn chế. Mặt khác do các cháu ở nhà chủ yếu là nói 
tiếng dân tộc nói rất ít tiếng kinh cho nên vốn từ Tiếng Việt của trẻ bị hạn chế, hoặc 
có nói được nhưng sai chính tả, phát âm ngọng nhất là các từ mang dấu ngã và dấu 
sắc.
 Qua thời gian ngắn tiếp xúc tôi thấy còn rất nhiều cháu có vốn từ Tiếng Việt 
rất ít, nên ngay từ đầu năm học 2020 - 2021 tôi đã xác định cho mình cần cung cấp 
vốn từ Tiếng Việt cho trẻ và rèn kĩ năng phát âm đúng, là một giáo viên tiếp xúc với 
trẻ dân tộc nhiều nên tôi hiểu việc bất đồng ngôn ngữ sẽ rất khó cho việc dạy, học 
giữa cô và trò tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm uốn nắn các cháu nói đúng, 
nói chính xác các âm của Tiếng Việt nhằm giúp trẻ sau này có tiếng nói chuẩn rõ 
ràng mạch lạc hơn.
II. THỰC TRẠNG VỀ VỐN TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ 
 Năm học 2020- 2021, lớp 3- 4 tuổi tôi được phân công phụ trách gồm có tổng 
số 31 trẻ các cháu ngoan ngoãn đạt yêu cầu về thể chất, nhận thức đó là một thuận 
lợi để tôi cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ thông qua hoạt động học và chơi, ở mọi 
lúc mọi nơi trong ngày.
 Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề 
mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của việc cung 
cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
 Sự quan tâm của gia đình đối với các cháu là không đồng đều 100% phụ 
huynh là nông thôn. Qua thực tế cho thấy phụ huynh còn nói tiếng dân tộc nhiều, 
có tới 100% trẻ có vốn Tiếng Việt ít chưa phong phú, chính vì vậy trong trường 
mầm non tôi muốn đề cập tới việc cung cấp vốn Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng 
phát âm sửa ngọng cho trẻ em dân tộc.
 1. Thuận lợi Thông qua trò chuyện trong quá trình giao tiếp một tuần với trẻ phần nào tôi 
nắm được một số âm, dấu mà trẻ thường nói ngọng, nói chưa rõ và từ đó rút ra kết 
luận trẻ nói ngọng tương đối nhiều vốn từ của trẻ bị hạn chế nhất là các chữ cái l, n, 
các "dấu ngã" và "dấu sắc", cách đánh vần của học sinh mẫu giáo.
 Thực nghiệm: Dựa trên cơ sở quan sát trên giờ học, giờ chơi trẻ chưa hiểu 
được hết lời cô nói trong khi trò chuyện giao tiếp trẻ thường nói ngọng từ đó tôi có 
cơ sở nghiên cứu để có biện pháp hay nhất có hiệu quả nhất.
 Kết quả
 Nội dung
 Số trẻ Tỷ lệ %
 Trẻ phát âm sai dấu thanh 25/31 80,7%
 Trẻ đọc ngọng các từ, âm 22/31 70,9%
 Vốn từ Tiếng Việt của trẻ 15/31 48,3%
 Từ kết quả trên cho thấy vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế, vấn đề đặt ra là nếu 
người lớn (Cô giáo và cha mẹ) không quan tâm đến việc điều chỉnh và có những 
biện pháp tác động để dạy trẻ ngay từ độ tuổi 3 tuổi ngôn ngữ của trẻ mãi không 
được hình thành. Điều này sẽ trở thành ghánh nặng cho trẻ ở các lứa tuối cao hơn.
 2. Biện pháp 2: Cung cấp vốn từ Tiếng Việt cho trẻ
 Các câu hỏi gợi ý toạ đàm với trẻ để tìm hiểu một nội dung chủ đề nào đó là 
những lúc tận dụng cơ hội tốt nhất, hiệu quả nhất cho việc cung cấp vốn từ Tiếng 
Việt, luyện phát âm chuẩn, nói đúng chính tả vì nội dung hầu hết trẻ đã nắm được 
thông qua hoạt động học, cách này không kéo dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường 
cho luyện tập một cách thoải mái tự nhiên không bị gò ép.
 Để làm tăng vốn từ cho trẻ, kĩ năng nói chuẩn và để phát triển ngôn ngữ mạch 
lạc cho trẻ đạt kết quả cao, giáo viên cần thường xuyên trò chuyện gây hứng thú 
trong học tập, vui chơi cho các cháu. Từ đó giúp trẻ nắm vững nội dung ngữ âm, 
nghĩa của từ gắn với lời nói. Tôi so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn 
từ hay câu của các cháu. 
 Mặt khác tôi luôn năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Lập danh sách những 
từ trẻ hay nói sai hoặc nói chưa đúng để luyện tập phù hợp với trẻ ở địa phương 
mình. Cho trẻ đặt câu với những từ dễ mắc lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn thơ, 
câu đố, cuộc trò chuyện ngắn về gia đình trẻ trong đó có nhiều từ trẻ hay nói sai để 
trẻ tự mình sửa lỗi, tìm hiểu nguyên nhân nói sai của trẻ và sửa lại cho đúng.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cung_cap_von_tu_tieng.docx