Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Trong thực tế, việc dạy trẻ 3- 4 tuổi đọc thơ diễn cảm phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo trong nhận thức tư duy và phát triển năng lực của bản thân trẻ. Tuy nhiên trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì năng khiếu của giáo viên trong nhà trường còn nhiều hạn chế, giọng đọc chưa truyền cảm, cử chỉ, nét mặt còn thơ ơ chưa lôi cuốn được trẻ , thủ thuật chưa phù hợp, chưa linh hoạt, sáng tạo dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ,. Vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ như thế nào để thể hiện được tình cảm, lôi cuốn được sự chú ý của người nghe, làm thế nào để trẻ thích đọc thơ và đọc thơ diễn cảm... một cách tốt nhất. Đó là vấn đề tôi rất quan tâm.

Như các bạn đã biết, quê tôi là một xã thuộc huyện Lệ Thủy, nằm ven sông Kiến Giang , song cách phát âm và giọng nói của trẻ em và người dân ở đây cũng không được chuẩn lắm. Khi trẻ nói kèm theo nhiều từ đệm như: “ậy”, “phà”... hoặc học nhiều chữ cái phát âm kéo dài, luyến về thanh nặng nhiều hơn như: “b, d, đ,” “e, ê”....đặc biệt khi đọc thơ các từ cuối câu thơ trẻ thường kéo dài làm cho câu thơ mất đi giá trị nghệ thuật, nhiều câu, từ, âm tiết trẻ nói và đọc đều không chuẩn theo âm Tiếng việt. Nhận thức sâu sắc về vấn đề đó, với thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm" làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho bản thân với hy vọng việc làm này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả hơn trong kỹ năng đọc thơ giúp trẻ 3- 4 tuổi nói riêng và trong trường mầm non nói chung.

doc 10 trang lethu 03/10/2024 981
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm
 còn hạn chế, ngôn ngữ chưa mạch lạc, nên dạy trẻ đọc thơ sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, 
ngôn ngữ rõ ràng hơn và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú trong 
tâm hồn trẻ. 
 Trong thực tế, việc dạy trẻ 3- 4 tuổi đọc thơ diễn cảm phát huy tính tích cực , chủ 
động sáng tạo trong nhận thức tư duy và phát triển năng lực của bản thân trẻ. Tuy nhiên 
trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì năng khiếu của giáo viên trong nhà trường 
còn nhiều hạn chế, giọng đọc chưa truyền cảm, cử chỉ, nét mặt còn thơ ơ chưa lôi cuốn 
được trẻ , thủ thuật chưa phù hợp, chưa linh hoạt, sáng tạo dẫn đến hiệu quả tiết dạy 
chưa cao do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ,. Vì thế đã ảnh hưởng rất lớn 
đến việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ như thế 
nào để thể hiện được tình cảm, lôi cuốn được sự chú ý của người nghe, làm thế nào để 
trẻ thích đọc thơ và đọc thơ diễn cảm... một cách tốt nhất. Đó là vấn đề tôi rất quan tâm.
 Như các bạn đã biết, quê tôi là một xã thuộc huyện Lệ Thủy, nằm ven sông Kiến 
Giang , song cách phát âm và giọng nói của trẻ em và người dân ở đây cũng không 
được chuẩn lắm. Khi trẻ nói kèm theo nhiều từ đệm như: “ậy”, “phà”... hoặc học nhiều 
chữ cái phát âm kéo dài, luyến về thanh nặng nhiều hơn như: “b,d,đ,” “e, ê”....đặc biệt 
khi đọc thơ các từ cuối câu thơ trẻ thường kéo dài làm cho câu thơ mất đi giá trị ngệ 
thuật, nhiều câu, từ, âm tiết trẻ nói và đọc đều không chuẩn theo âm Tiếng việt. Nhận 
thức sâu sắc về vấn đề đó, với thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã chọn đề tài "Một 
số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm" làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho 
bản thân với hy vọng việc làm này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả hơn trong kỹ 
năng đọc thơ giúp trẻ 3- 4 tuổi nói riêng và trong trường mầm non nói chung. 
 1.2 Phạm vi áp dụng của đề tài:
 Đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm” với mục đích giúp 
trẻ 3- 4 tuổi khi đọc thơ ngắt nhịp thơ đúng, đọc rõ ràng, diễn cảm, thể hiện tình cảm 
của mình đối với tác giả, tác phẩm giúp cho người nghe cảm nhận được những hành 
ảnh đẹp trong thơ một cách dễ dàng. Vì thế, đề tài này được áp dụng ở lớp mẫu giáo 3-
4 tuổi và có thể áp dụng rộng rãi trong trường mầm non nói riêng. 
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2. 1. Thực trạng:
 Năm học 2014 – 2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3 tuổi. Bản thân tôi 
luôn nhận thấy có những thuân lợi và khó khăn sau.
 a. Thuận lợi:
 - Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của phòng giáo dục đào 
tạo Lệ Thủy, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
 2 nói lặp từ, nói câu chưa dứt khoát, nhiều trẻ phát âm chưa được chuẩn, khả năng sử 
dụng tiếng mẹ đẻ còn hạn chế, trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin. 
 c. Khảo sát thực tiễn:
 - Vào đầu năm học( đầu tháng10) kết quả khảo sát chất lượng đầu vào ở lĩnh vực 
phát triển ngôn ngữ( LQVH) kết quả đạt được như sau:
 -Tốt: 35%, Khá: 30%, TB: 20%, Yếu: 15%.
 Với kết quả khảo sát thực tế trên tôi thấy hoạt động( LQVH) của lớp tôi là một 
vấn đề đặt lên hàng đầu và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ 
3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm".
 2.2.Một số biện pháp:
 Biện pháp 1. Giáo viên thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện 
giọng đọc. 
 Muốn dạy trẻ đọc được thơ diễn cảm thì trước hết giáo viên phải đọc diễn cảm 
những bài thơ dạy cho trẻ. Vì thế giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu tính 
nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào trong từng bài thơ như: thể thơ, nhịp thơ, các từ 
luyến, láy trong từng câu thơ để xác định được mục đích yêu cầu khi dạy trẻ đọc thơ 
diễn cảm. sau khi đã tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ thì giáo viên cần rèn luyện 
giọng đọc, cử chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần, chú ý cách ngắt 
nghỉ, nhịp thơ tạo nên sự truyền cảm, thể hiện được tình cảm của mình đối với tác giả 
và tác phẩm.
* Ví dụ: Dạy bài thơ: "Bố là lính hải quân" – Trần Anh; Chủ đề: “Nghề nghiệp"
 Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 4 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 2/2, đọc với 
giọng nhẹ nhàng kết hợp cử chỉ nét mặt vui tươi, trìu mến thể hiện tình cảm vui sướng 
của bố và con được gặp nhau sau một thời gian xa cách. 
 "Hôm bố về nhà
 Cổng bé trên vai
 Bố nhún bố nhảy
 Bố bảo như là
 Tàu bố ngoài khơi"
 ...............
 Ngoài ra cô cần tập trung đọc đi đọc lại nhiều lần những từ khó và từ điệp từ điệp 
ngữ “Lắc lư lắc lư”. Chú ý trẻ phát âm chưa chuẩn những từ khó như: “Bố nhún bố 
nhảy”, ngoài khơi”, ‘Lướt”. để khi vào dạy dễ dàng, chủ động hơn. Khi giáo viên đã tự 
 4 Giáo viên cần linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể cho trẻ làm quen thơ, hay ôn 
thơ, rèn luyện cho trẻ có trẻ thuộc thơ, trả lời rõ ràng, trọn câu, ghi nhớ được bài thơ lâu 
hơn.
 Ví dụ: Trong giờ trò chuyện sáng, cô có thể trò chuyện với trẻ về bài thơ sẽ được học 
vào tuần này, hoặc ngày hôm nay, hoặc hỏi trẻ về bài thơ trẻ được học của ngày hôm 
trước, hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ, những trẻ yếu thì cô gợi ý để trẻ 
trả lời trọn câu hơn. 
 Hay trong hoạt động ngoài trời cô cho trẻ làm quen bài thơ mới, qua đó trẻ cảm 
nhận được bài thơ, lời thơ, hay nội dung bài thơ, giúp trẻ khắc sâu hơn và thích thú vào 
bài học ở hoạt động chung, hoặc cô có thể cho trẻ ôn thơ ở hoạt động ngoài trời, bằng 
những câu hỏi gợi mở cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ và đọc thơ 
theo yêu cầu của cô, trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm hơn, thể hiện được điệu bộ của 
bài thơ, giúp trẻ tự tin hơn, tuy nhiên giáo viên cũng cần chú ý đến khả năng thể hiện 
bài thơ của trẻ, nhịp điệu bài thơ trẻ đọc, sự nhấn nhá hay ngắt nhịp của trẻ, giọng thơ 
của trẻ và khả năng phát âm các từ khó.
 Trong hoạt động chiều cũng có thể ôn thơ hay làm quen bài thơ mới, việc ôn lại bài 
thơ đã học, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh và đọc thơ theo tranh, việc này giúp trẻ 
nhớ sâu hơn về cả phần lời thơ, đồng thời giúp trẻ có thể nhớ về nội dung bài thơ, tình 
tiết của bài thơ, điều này rèn khả năng đọc thơ qua tranh hay lớn hơn trẻ có thể nhìn 
tranh và sáng tạo ra thơ ở độ tuổi tiếp theo. Và ở hoạt động chiều giáo viên có thể rèn 
luyện khả năng đọc thơ đúng cho trẻ như phát âm, ngữ điệu thơ, hay thể hiện cảm xúc 
của bài thơgiúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng diễn đạt
của trẻ trôi chảy hơn, giao tiếp tự tin hơn, trẻ bớt đi tình nhút nhát của độ tuổi này, đồng 
thời cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ.
 Cũng qua các hoạt động ôn hay làm quen ở hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, 
vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do giáo viên giáo giáo dục cho trẻ những 
điều hay lẽ phải, lễ phép với người khác, yêu quý mọi người và biết ơn điều tốt mà 
người khác làm ra, tránh những thói hư tật xấu, biết giúp đỡ người khác..giúp trẻ trở 
nên hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, trở thành người tốt, sống có ích.
 Ví dụ: Trong bài thơ “ Bàn tay cô giáo” 
 Hôm nay các con học bài thơ gì? Do ai sáng tác?
 Trong bài thơ bàn tay cô giáo làm những công việc gì?
 Đến lớp các con được cô giáo chăm sóc như thế nào?(Cô giáo cho học, chơi, ăn, 
ngủ, cô hướng dẫn lau mặt rửa tay,)
 6 - Kỹ năng nhận thức: Trẻ nhớ tên tác phẩm, hiểu được nội dung tác phẩm, trẻ 
thuộc tác phẩm. 
 - Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô và bạn đọc, mạnh dạn trả lời các câu 
hỏi đàm thoại trong tác phẩm, đọc diễn cảm, trả lời theo ý hiểu của mình.
 - Phát triển ngôn ngữ: Trẻ học được nhiều từ mới, nói rõ câu, không nói lắp, nói 
ngọng, nói đủ câu đúng ngữ pháp. Trẻ có khả năng đọc diễn cảm tác phẩm và kết hợp 
với một số động tác minh hoạ.
 - Hình thành và phát triển tình cảm đạo đức: Trẻ nhận biết được tính cách việc 
làm tốt - xấu, đúng - sai, của các nhân vật, thích làm người tốt - việc tốt. Yêu quý kính 
trọng người trên, cô giáo, thương yêu giúp đỡ bạn bè.
 - Khả năng sáng tạo: Trẻ có khả năng đọc thơ theo tranh khi có sự gợi ý của cô 
giáo.
 - Phát triển các quá trình tâm lý: Trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Tư duy trực 
quan hành động, phát triển khả năng tưởng tượng. 
 - Hình thành, phát triển xúc cảm tình cảm cho trẻ: Trẻ cảm thông, xúc động với 
nhưng người tốt, việc tốt, biết yêu thương mọi người hơn.
 - Hình thành và phát triển thẩm mỹ: Trẻ yêu thích cái đẹp, nhưng hình ảnh đẹp 
của bài thơ, luôn mong muốn tạo ra cái đẹp. 
 Cụ thể: 
 + Tốt: 80%, Khá: 10%, TB: 10%
 + 90% Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc thơ diển 
cảm, thể hiện được điệu bộ cử chỉ thể hiện được giọng điệu bài thơ , trẻ biết trả lời các 
câu hỏi rõ ràng
 + 93.3% Trẻ thích được lắng nghe cô đọc thơ, thích đọc thơ cùng cô, tự tin, 
mạnh dạn hơn khi thể hiện bài thơ trước lớp và trước người khác.
 Qua kết qủa trên bản thân tôi thấy được sự chuyển biến rõ rệt so với đầu năm 
học, hiện tượng nói ngọng, lắp, trả lời không rõ ràng hay trẻ nhút nhát, không tập trung 
khi học đã giảm một cách đáng kể.
 Qua việc thực hiện theo biện pháp đó, bản thân tôi cũng có thêm nhiều kinh 
nghiệm trong dạy học, nắm chắc hơn phương pháp và đặc điểm của trẻ để thực hiện tốt 
bài dạy hơn. Bản thân tôi cũng đã cố gắng hơn trong việc dạy trẻ đọc thơ, cố gắng lên 
tiết dạy phong phú, hấp dẫn trẻ, cố gắng rèn luyện khả năng đọc thơ diễn cảm hơn, và 
cố gắng thể hiện tốt ngữ điệu điệu bộ của bài thơ nên cũng phần nào cuốn hút trẻ vào 
bài thơ khi lên lớp.
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_3_4_tuoi_doc.doc