Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản
Ngành Giáo dục nói chung, Giáo dục Mầm non nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lãnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa - gởi, cảm ơn - xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,.. .hay những hành vi gây hại với môi trường: hái hoa, bẻ cành, dẫm lên thảm cỏ, không thích chăm sóc cây cối xung quanh,.. .hoặc việc làm gây hại đến chính bản thân trẻ: xem ti vi khoảng cách gần, ngủ không đúng giờ,.. .là nỗi trăn trở của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.Theo thống kê của nhà nghiên cứu thì tình trạng trẻ em mắc bệnh “trầm cảm”ngày càng gia tăng, việc dạy cho trẻ có những hành vi, thái độ đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội là một nhu cầu cấp bách, hay nói đúng hơn là việc rèn luyện, giáo dục cho trẻ có được “kỹ năng sống”. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Chính những lý do trên tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình: " Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi những kỹ năng sống cơ bản "
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản
Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản Bác Hồ đã từng căn dặn: “...làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này cháu trở thành người tốt”. Xuất phát từ nhận thức ấy tuân theo lời căn dặn của Người. Hiện nay trẻ em, những thế hệ mầm non đang rất được quan tâm vì các em là - “mầm nhân tài”, “mầm trí tuệ” của đất nước. Do đó người giáo viên mầm non không chỉ chú trọng đến nội dung chăm sóc mà cần chú trọng đến cả phương pháp dạy học và giáo dục trẻ. Ngành Giáo dục nói chung, Giáo dục Mầm non nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lãnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa - gởi, cảm ơn - xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,.. .hay những hành vi gây hại với môi trường: hái hoa, bẻ cành, dẫm lên thảm cỏ, không thích chăm sóc cây cối xung quanh,.. .hoặc việc làm gây hại đến chính bản thân trẻ: xem ti vi khoảng cách gần, ngủ không đúng giờ,.. .là nỗi trăn trở của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.Theo thống kê của nhà nghiên cứu thì tình trạng trẻ em mắc bệnh “trầm cảm”ngày càng gia tăng, việc dạy cho trẻ có những hành vi, thái độ đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội là một nhu cầu cấp bách, hay nói đúng hơn là việc rèn luyện, giáo dục cho trẻ có được “kỹ năng sống”. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Chính những lý do trên tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình: " Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi những kỹ năng sống cơ bản " II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thì việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào các năm gần đây. Theo WHO (1993) “ Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với văn hoá và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát triển sức khoẻ theo nghĩa 2 Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản thông và bước vào cuộc sống.” Trong đó, ngoài những kiến thức thì việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Ngay từ nhỏ trẻ được giáo dục và rèn luyện các kỹ năng sống như: tự tin trong giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ.. ..đây là giai đoan trẻ được học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để hình thành và phát triển nhân cách.Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có những nhận thức đúng và có những hành vi ứng xủ phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non là việc làm rất cần thiết để trẻ tự tin và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. 1. Đặc điểm tình hình chung Là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của huyện. Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2011, nhiều năm liên tục là trường tiến tiến xuất sắc, chi bộ trong sạch vững manh. Năm học 2022-2023, Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi cùng 1 giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé với 29 học sinh. 2. Thuận lợi: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, lớp được lắp sàn gỗ với hệ thống điều hòa hai chiều, bình nóng lạnh, đầy đủ điều kiện cho các hoạt động của trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Đa số trẻ là con nhà cán bộ, công nhân nên có nề nếp thói quen tốt, biết lễ phép với người lớn. - 90% học sinh đều học qua lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi cho nên trẻ cũng có nề nếp - Lớp được biên chế 2 giáo viên, các cô có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều. Được sự ủng hộ, tin tưởng của phụ huynh trong việc tạo điều kiện cho trẻ tới trường để trẻ được tham gia vào đầy đủ các hoạt động thường xuyên. 3. Khó khăn: - Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cho nên cũng gây ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp khi tham gia các hoạt động. - 40% trẻ con trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn. - Nhiều gia đình do ít con cho nên chiều chuộng và dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà luôn có tính ỷ lại vào người khác. 4 Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản Đầu năm, học sinh lớp tôi còn rất nhiều trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân như: chưa biết cách thay quần áo, chưa biết cách gấp quần áo và còn để đồ dùng không đúng theo quy định, còn có một số trẻ thì xúc cơm và cầm bút bằng tay trái, thậm trí trẻ bị sổ mũi thì ngay lập tức trẻ lấy tay quệt ngang mặt chứ không cần nghĩ phải làm gì. Là một giáo viên điều đầu tiên là tôi cần tập cho trẻ những kỹ năng nhỏ nhất giúp trẻ biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho chính mình. Thời gian trẻ ở trường là đa phần cho nên trẻ cần phải học cách chăm sóc bản thân mình và ai sẽ là người dạy trẻ những kỹ năng đó, không ai khác ngoài cô giáo của trẻ và để trẻ có được kỹ năng đó thì chúng ta phải thường xuyên cho trẻ thực hiện. - Để giúp trẻ biết cách phòng chống các loại bệnh cho bản thân thì trước tiên trẻ phải phân biệt được các dồ dùng cá nhân của trẻ như: khăn mặt, cốc uống nước, sách vở, ngăn tủ đồ dùng cá nhân. Khi trẻ đã nhận biết được đâu là đồ dùng của mình thì trẻ sẽ chỉ lấy đúng đồ dùng của mình để dùng chứ không dùng chung với các bạn khác, đây là một thói quen rất tốt cho chính trẻ. Đây là kỹ năng cơ bản nhất mà trẻ phải ghi nhớ và thực hiện được, để thực hiện được kỹ năng này thì giáo viên cần cho trẻ thực hiện hàng ngày và nó cũng nằm trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. - Khi uống nước tất cả trẻ phải biết lấy đúng ký hiệu cốc của mình để uống và khi lau mặt tất cả trẻ phải biết lấy đúng ký hiệu khăn của mình để lau. Đây là một kỹ năng không thể thiếu trong nhà trường cũng như trong gia đình và đó cũng chính là cách giúp trẻ biết chăm sóc sức khỏe cho chính trẻ. 6 Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản Trẻ rửa tay trước khi ăn 2. Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng sống qua các hoạt động: Dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào là một vấn đề đặt ra cho tôi và tôi đã tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống thông qua một số biện pháp sau: a. Hình thành thói quen tốt trong giờ đón trả trẻ: Tôi sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêu gương đánh giá để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn. Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Và tôi phân 8 Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản Trẻ nghe cô kể chuyện d. Kỹ năng sống trong hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ 4 tuổi càng hứng thú và tích cực hơn bởi đáp ứng được nhu cầu. Trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân bốc số thứ tự và ngồi chờ khám theo lượt,lúc này cô giáo giả bộ đóng vai bà lão đi khám bệnh, bà lão đi sau cùng nhưng được cô y tá dẫn đi khám trước, tình huống xảy ra là các bệnh nhân kia không đồng ý, bác sĩ mới ra giải thích: bệnh nhân vui lòng đợi , ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và và trẻ đã áp dụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện. Ở chủ đề “Giao thông” có góc chơi “ba chở con đi học bằng xe honda”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, cô dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng an toàn và rèn luyện một cách tự nhiên. Đối với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau... Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất nhiều tình huống xảy ra, giáo viên cần bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm. Lâu dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. T10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_3_4_tuoi_nhun.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi những kĩ năng sống cơ bản.pdf