Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động Âm nhạc

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta và trong giáo dục mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ,được trẻ yêu thích. Đối với trẻ thơ âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Qua giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm thanh, tiết tấu nhịp nhàng trẻ thơ đã khám phá ra bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng. Đối với trẻ thơ thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn, thông qua âm nhạc đã giúp trẻ thơ nhận thức thế giới kì diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi trẻ còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ cảm xúc, rất ngây thơ trong sáng lành mạnh. Nên sự yêu thích âm nhạc của bé là một yêu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thần giúp trẻ lắng dịu, tạo cảm giác đầm ấm, an toàn dễ chịu, đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng ngược lại, giúp cho trẻ thụ động nhút nhát sẽ trở nên linh hoạt khi được tiếp.
doc 16 trang lethu 08/05/2024 861
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động Âm nhạc
 Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ T©m – Tr­êng mÇm non Hoa Hång
 Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. 
Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ 
ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt,có đạo 
đức, biết yêu thương mọi người và tôi - là một giáo viên mầm non cũng mong 
muốn âm nhạc sẽ nâng đỡ, chắp cánh cho những ước mơ của con trẻ, giúp con 
trẻ nhận thức, phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức.
 Với mong muốn như vậy, từ thực tế triển khai thực hiện đổi mới giáo dục 
âm nhạc tôi nhận thấy các hoạt động âm nhạc tại lớp còn thiếu linh hoạt, sáng 
tạo, chưa hấp dẫn trẻ, chưa kích thích trẻ tích cực hoạt động sáng tạo. Vì vậy tôi 
nhận ra rằng để giáo dục âm nhạc cho trẻ đạt chất lượng cao, đưa âm nhạc đi sâu 
vào lòng trẻ thơ thì việc gây hứng thú cho trẻ là vô cùng quan trọng góp phần 
tạo nên sự thành công của hoạt động giáo dục. Do đó tôi mạnh dạn đi sâu 
nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt 
động âm nhạc".
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Nhà sư phạm Xukhômlinsky nói: “ Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc 
cũng như không thể thiếu trò chơi và câu chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó 
trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo". Thật vậy, trong chương trình giáo dục 
mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi 
với trẻ, là một hoạt động trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm 
thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục 
khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ. 
 Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở 
nước ta và trong giáo dục mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ 
thuật hết sức gần gũi với trẻ,được trẻ yêu thích. Đối với trẻ thơ âm nhạc là nguồn 
sữa nuôi dưỡng tinh thần. Qua giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm thanh, 
tiết tấu nhịp nhàng trẻ thơ đã khám phá ra bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh 
một cách nhẹ nhàng. Đối với trẻ thơ thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới 
lạ, hấp dẫn, thông qua âm nhạc đã giúp trẻ thơ nhận thức thế giới kì diệu đầy cảm 
xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi trẻ còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non 
dễ cảm xúc, rất ngây thơ trong sáng lành mạnh. Nên sự yêu thích âm nhạc của bé 
là một yêu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thần giúp trẻ lắng dịu, 
tạo cảm giác đầm ấm, an toàn dễ chịu, đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng ngược 
lại, giúp cho trẻ thụ động nhút nhát sẽ trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính 
chất mạnh mẽ, lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc.
 Tại trường mầm non chúng tôi cũng luôn triển khai một cách sâu rộng, 
toàn diện nội dung giáo dục âm nhạc tới tập thể cán bộ giáo viên trong nhà 
trường. Giáo viên trong từng khối lớp cũng đã được tham dự các lớp học tập 
huấn, kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ. Tuy nhiên, để có kiến thức sâu hơn 
 1 Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ T©m – Tr­êng mÇm non Hoa Hång
 2.2. Khó khăn
 Về bản thân giáo viên:
 Một số giáo viên phụ trách nhóm lớp 3 - 4 tuổi có hình thức tổ chức hoạt 
động âm nhạc còn thiếu sáng tạo, chưa thành thạo đàn nhạc và chưa thể hiện hết 
khả năng phong cách nghệ thuật trong các hoạt động âm nhạc.
 Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc 
tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế.
 Về cơ sở vật chất: Do trường đang trong thời gian xây dựng nên cơ sở vật 
chất tại cơ sở hiện tại hơi chật chội chưa có điều kiện để xây dựng phòng học âm 
nhạc đa năng riêng cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn về chủng loại, đa số 
là đồ dùng mua sẵn. 
 Về phía trẻ: 
 Trong lớp còn có trẻ mắc bệnh tự kỉ, tăng động hoặc các bệnh khác liên 
quan đến sức khỏe của trẻ (dị ứng, hen, viêm mũi)
 Đặc biệt, có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả năng nhận thức còn hạn chế. 
Ngoài ra còn có những trẻ mới bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, ngôn ngữ chậm 
phát triển và hát chưa rõ lời .
 Quan sát đánh giá trẻ đầu năm tôi nhận thấy:
 Nội dung Kết quả
 Trẻ hứng thú hoạt động 32 %
 Trẻ biết vận động 20 %
 Trẻ hát đúng giai điệu 33 %
 Trẻ hát ngọng 15 %
 Đó chính là những khó khăn mà tôi gặp khi dạy lớp mẫu giáo bé. Điều đó 
đặt ra cho tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những biện pháp nào để giúp trẻ mẫu 
giáo bé 3- 4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc một cách hiệu quả nhất? 
 3. Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi tham gia hoạt động 
âm nhạc.
 Có thể nói ở lứa tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển khá 
nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Hơn 
nữa âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát 
triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.Vì vậy có thể coi như âm nhạc 
là một bộ phận không thể tách rời trong công tác giáo dục mẫu giáo một cách 
toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua sự học hỏi, tìm tòi và nghiên 
cứu của mình, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau. 
 3 Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ T©m – Tr­êng mÇm non Hoa Hång
nốt nào, bậc mấy của âm chủ, nếu là bậc 1 hoặc bậc 5 của âm chủ giọng trưởng 
thì đó là giọng trưởng, nếu của giọng thứ thì đó là giọng thứ.
Luyện tập đàn: Việc sử dụng đàn của tôi còn nhiều hạn chế. Do đó tôi thường 
xuyên học hỏi kinh nghiệm đàn hát của đồng nghiệp nhất là của giáo viên cùng 
lớp, mỗi tuần tôi tranh thủ luyện tập đàn với cô Hương.
 * Móa minh ho¹: Khi h¸t cho trÎ nghe gi¸o viªn cÇn kÕt hîp móa minh 
ho¹ ®Ó bµi h¸t thªm sinh ®éng vµ cuèn hót trÎ h¬n .V× vËy gi¸o viªn cÇn lùa chän 
®éng t¸c sao cho phï hîp víi néi dung bµi h¸t vµ phï hîp víi trÎ .
 Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “ Gióp mẹ - Dân ca Khmer Nam Bộ" tôi kết 
hợp các động tác nhẹ nhàng uyển chuyển thể hiện tình yêu với mẹ của bé. Tuy vậy 
động tác tôi chọn không quá khó cũng không quá cường điệu để trẻ nghe và dễ cảm 
nhận, đồng thời với các bài hát có động tác khó tôi sẽ cùng các bạn động nghiệp tìm 
tòi, sáng tạo nên những động tác cho phù hợp với nội dung bài hát
 3.3. Lựa chọn nhiều cách tổ chức hoạt động âm nhạc, các trò chơi âm nhạc 
sinh động thu hút trẻ.
 Âm nhạc là một hoạt động mang sắc thái sôi động, vui tươi nhưng để gây 
hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình hoạt động cũng như hiệu quả giáo dục cao 
thì cách tổ chức, hoạt động sáng tạo, hợp lý, theo hướng mở của giáo viên là cực 
kỳ quan trọng. Điều đó tạo cho trẻ phát huy tốt nhất khả năng của mình, trẻ tích 
cực chủ động mạnh dạn tham gia các hoạt động nghệ thuật. Nhận thức được như 
vậy nên tôi đã thử nghiệm áp dụng ngay vào phần mở đầu của hoạt động giáo 
dục âm nhạc.
 Ví dụ: Chủ đề “Thế gới thực vật “
Với bài dạy : nội dung trọng tâm là Hát nghe bài: “ Hoa của mẹ "
 nội dung kết hợp là Trò chơi âm nhạc.
Tôi tổ chức hoạt động âm nhạc dưới dạng chương trình “Trò chơi âm nhạc". Tôi 
giới thiệu từng đội trẻ chơi chào khán giả. Sau đó tổ chức từng nội dung giáo 
dục theo tên gọi trò chơi.
 + Phần 1:Trò chơi âm nhạc mang tên “ Ban nhạc trẻ “
Cô chia trẻ thành 3 đội chơi, mỗi đội sẽ trở thành một ban nhạc.Mỗi ban nhạc 
phải chú ý nghe nhạc để đoán được tên bài hát. Đội nào đoán nhanh, đoán 
đúng sẽ được lên sân khấu biểu diễn như những ban nhạc trẻ
 + Phần 2: Nghe hát được mang tên “ Khán giả may mắn"- Cô giáo đóng 
vai ca sĩ. Trẻ sẽ được nghe ca sĩ hát tặng và biểu diễn bài hát nghe dưới nhiều 
hình thức khác nhau, lần hát nghe cuối thì những khán giả may mắn nhất sẽ 
được lên biểu diễn bài hát nghe cùng ca sĩ
 Thông qua các tổ chức cho trẻ “ Học bằng chơi - chơi mà học", như vậy 
đã giúp trẻ lớp tôi hứng thú tới tận cuối giờ hoạt động. Trẻ thật sự mạnh dạn, tự 
tin khi thể hiện khả năng của mình. Ngoài ra việc nghiên cứu, tập thể hiện các 
 5 Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ T©m – Tr­êng mÇm non Hoa Hång
Tranh, ảnh, nhạc cụ, mũ âm nhạc, đồ chơi... và lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều 
giờ giáo dục âm nhạc khác nhau nên không gây sự tò mò thích thú cho trẻ nữa. 
Vì vậy tôi đã tìm tòi, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền, dễ kiếm để làm ra 
những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho bộ môn âm nhạc. Bởi những loại đồ dùng 
ấy không cần thiết phải đắt tiền, phức tạp. 
 Ví dụ: Tôi tận dụng vỏ hộp nến thơm, đồ chơi lồng hộp của nhà trẻ, vỏ 
hộp bia... cho sỏi, khuy nhựa, cúc, vỏ trai, vỏ dừa khô... Rồi gắn ốp hai mặt vào 
nhau, dùng dây nhôm gắn với hai đầu hộp, uốn thành tay cầm, sau đó sơn; dán 
trang trí lên vỏ hộp tạo thành nhạc cụ gõ đệm.
 Tôi tận dụng các tấm nhựa trang trí còn thừa cắt thành hình các loại nhạc cụ 
rồi dán trang trí cho trẻ biểu diễn, trẻ vô cùng thích thú
 Các chủ điểm năm học tôi đã làm các loại đồ dùng đồ chơi phù hợp để 
gây hứng thú cho trẻ, đồng thời cung cấp, củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ 
về thế giới xung quanh.
 Với bài hát “Em thích làm chú bộ đội", các bé rất hào hứng khi có một bạn 
trong lớp đóng vai chú bộ đội hành quân 
 Bé mặc trang phục chú bộ đội - trong vai chú bộ đội hành quân 
 Nhằm gây hứng thú cho trẻ, với các bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân" và 
bài hát “Cô giáo là cô tiên", tôi mời một số trẻ mặc trang phục chú công nhân và 
trang phục của cô giáo đóng vai cô giáo và chú công nhân lên hát cùng cô và các 
bạn. Cách học này giúp cho trẻ lớp tôi rất hứng thú, giúp trẻ nhanh thuộc lời bài 
hát và thể hiện đúng giai điệu bài hát trong các hoạt động âm nhạc của chủ đề 
nghề nghiệp 
 Qua việc mặc trang phục cho trẻ hoạt động sẽ tạo hứng thú cho trẻ với bài 
hát nghe, mặt khác giúp trẻ củng cố nhận biết một số nghề qua một vài đặc điểm 
nổi bật.
 Để đồ dùng, đồ chơi âm nhạc gây được ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, tôi 
đã tổ chức cho trẻ cùng tham gia tìm kiếm nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ 
chơi cùng các cô và các bạn. Và tôi đã thực hiện vào giờ “Hoạt động góc"
 Ví dụ: Chủ đề “Thế giới Thực vật"
 Tôi cùng trẻ chọn nguyên liệu làm mũ múa là bìa, giấy màu. Tôi hướng 
dẫn trẻ cùng in màu quả (bằng giấy màu), cắt và dùng keo dán lên bài tạo thành 
những chiếc mũ múa về các loại quả khác nhau.
 Trang trí các loại nhạc cụ sẵn có, tôi cho trẻ dán hoa lá và xắc xô, trống, 
dán tua hoặc dây nơ vào phách tre, kèn...
 Khi tham gia làm đồ dùng đồ chơi sẽ gây hứng thú cho trẻ, rèn các kỹ 
năng tạo hình, giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
 3.5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động khác:
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc