Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục Âm nhạc
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào nhạc cảm. Trong quá trình học tập, trí nhớ không có khả năng nhắc lại toàn bộ ngay mà phải qua quá trình rèn luyện dần. Vì vậy, khi tập hát, giáo viên nên gợi mở, giúp trẻ nhận thức và trên cơ sở ấy trí nhớ càng phát triển. Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Trẻ yêu thích ca hát bao nhiêu thì càng thuộc nhanh bấy nhiêu. Điều này có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của trẻ với thế giới xung quanh. Mặt khác, trong mọi hoạt động âm nhạc, trẻ phải quan sát, tập trung chú ý, biết tổng hợp, so sánh…Vì vậy trí tuệ phải hoạt động tích cực. Như vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện nhiều nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động trí tuệ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục Âm nhạc
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kế hoạch nghiên cứu 3 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Các biện pháp thực hiện 6 3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm 6 nhạc 3.2 Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc 8 3.3 Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc trong ngày 14 lễ, ngày hội 3.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh 16 4. Kết quả đạt được 18 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 1. Kết luận 20 2. Bài học kinh nghiệm 21 PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 0/22 Đặc điểm của các hoạt động diễn xuất của trẻ là diễn ra trong tập thể. Cùng nhau múa hát, chơi trò chơi âm nhạc đã giúp các cháu vui tươi, hồn nhiên hơn, ngay cả những trẻ nhút nhát cũng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Không những vậy, âm nhạc còn góp phần phát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà còn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào nhạc cảm. Trong quá trình học tập, trí nhớ không có khả năng nhắc lại toàn bộ ngay mà phải qua quá trình rèn luyện dần. Vì vậy, khi tập hát, giáo viên nên gợi mở, giúp trẻ nhận thức và trên cơ sở ấy trí nhớ càng phát triển. Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Trẻ yêu thích ca hát bao nhiêu thì càng thuộc nhanh bấy nhiêu. Điều này có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của trẻ với thế giới xung quanh. Mặt khác, trong mọi hoạt động âm nhạc, trẻ phải quan sát, tập trung chú ý, biết tổng hợp, so sánhVì vậy trí tuệ phải hoạt động tích cực. Như vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện nhiều nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Âm nhạc tác động đến sự phát triển sính lí của trẻ. Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc kèm theo tạo cho trẻ sự mềm dẻo nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ. Nếu nghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo. Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát ở trẻtạo sự liên hệ nhạy bén giữa các giác quan. “Tai nghe âm nhạc” phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ hưởng ứng những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ. Có thể nói, giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, và thể lực. Nhà sư phạm V. Xu-khôm-lin-xki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong các hoạt động của nhà trường đó”. 2/22 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của đề tài: Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng.Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người, hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động. 2. Cơ sở thực tiễn - 100% giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.Nhưng bên cạnh đó vệc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ vẫn còn một số bất cập, khả năng âm nhạc của một số giáo viên còn hạn chế, kỹ năng sử dụng đàn chưa thành thạo, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục 4/22 - Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, nhiều phụ huynh không quan tâm đến 3. Các biện pháp thực hiện Xuất phát từ những thuận lợi khó khăn trên, và từ đặc điểm riêng của lớp , tôi đã đưa ra một số biện pháp sau để tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giáo dục âm nhạc 3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch Trước khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc thì tôi thường phải lên kế hoạch từ trước. Đây là một hoạt động được tổ chức thường xuyên nên nếu những nội dụng của hoạt động này không phong phú, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ thì sẽ gây cho trẻ sự nhàm chán, hoặc mất tập trung nhất là trẻ 3- 4 tuổi đầu năm học sự tập trung chú ý của trẻ còn chưa cao. Chính vì vậy khi lựa chọn nội dụng để tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc tôi thường lựa chọn các nội dung gắn vào các chủ đề, sự kiện theo từng tuần, từng tháng mà trẻ đang học, phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ trong lớp. * Lựa chọn bài hát cho hoạt động dạy hát, dạy vận động Với trẻ 3-4 tuổi trẻ dễ nhớ nhưng mau quên, vốn từ của trẻ chưa được phong phú nên khi lựa chọn bài hát để dạy trẻ hát, hay dạy trẻ vận động ngoài việc chọn những bài hát gắn với chủ đề, sự kiện tôi còn chọn những bài hát có lời ngắn gọn, dễ hiểu, có âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát, những bài hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sángnhư vậy mới hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động âm nhạc. Ví dụ: + Ở kế hoạch hoạt động tháng 9: Tuần 1 “Đồ dùng của bé” tôi chọn bài: “Đu quay” “Tập đếm” “Đôi dép” “Tập tầm vông”... + Ở kế hoạch hoạt động tháng 10 tuần 4 “Mẹ và những người thân yêu” tôi chọn bài: “Cả nhà thương nhau”, “Cháu yêu bà” “Ru em” “Múa cho mẹ xem”... + Ở kế hoạch hoạt động tháng 12 tuần 1: “ Nhà bé nuôi con gì” tôi lựa chọn bài hát: “Một con vịt”, “Cá vàng bơi” “Con gà trống” “ Gà trống mèo con và cún con” “ Mèo con rửa mặt”.... + Ở kế hoạch tháng 3 tuần 2 “ Xe gì chạy trên đường bộ” tôi lựa chọn bài hát: “Em tập lái ô tô”, “Em đi chơi thuyền” “ Mẹ và bé” “đèn đỏ đèn xanh” “ Ngã tư đường phố”. Trên đây đều là những bài hát rất ngắn, giai điệu vui tươi rất thích hợp để dạy hát cho trẻ và những động tác minh họa cho những bài này thì đơn giản, ngắn gọn trẻ có thể nhớ và vận động được. 6/22
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc