Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động nghe hát

Đối với trẻ em âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Qua giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm thanh, tiết tấu nhịp nhàng trẻ thơ đã được khám phá ra những điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng nhất. Trên thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động nghe hát cho trẻ mầm non chưa thực sự được giáo viên quan tâm. Các hình thức tổ chức cho trẻ nghe hát còn đơn điệu, giáo viên chưa chú ý đến tính chất, giai điệu của bài hát đó như thế nào? Vui tươi hay tình cảm, để thể hiện cử chỉ, nét mặt, động tác minh họa hay những động tác múa phụ họa cho phù hợp. Bên cạnh đó giáo viên chưa sáng tạo được các hình thức giới thiệu bài hát nghe, khi hát cho trẻ nghe chưa thể hiện được sự truyền cảm qua giọng hát, chưa chú ý đến cường độ, cao độ của bài hát để thể hiện cho phù hợp. Từ những lý do đó dẫn đến trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia hưởng ứng khi nghe cô hát, do vậy hoạt động nghe hát chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động nghe hát, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra biện pháp mới nhằm mang âm nhạc đến cho trẻ một cách tốt nhất. Phát triển ở trẻ tai âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua hoạt động nghe hát. Qua đó hỗ trợ trẻ hát biểu cảm hơn, vận động chính xác, nhịp nhàng hơn, nhanh nhẹn, tự tin trong vui chơi.Vì vậy trong năm học 2022- 2023 tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 – 4 tuổi trong hoạt động nghe hát”.

docx 29 trang lethu 08/05/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động nghe hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động nghe hát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động nghe hát
 MỤC LỤC
Nội dung Trang
I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................. 4
1. Nội dung lý luận ............................................................................... 4
2.Thực trạng vấn đề............................................................................. 4
 1. Thuận lợi ..................................................................................... 4
 2. Khó khăn...................................................................................... 4
3. Biện pháp tiến hành......................................................................... 5
BP1. Khảo sát khả năng của giáo viên, của trẻ và cơ sở vật chất.......... 5
BP2. Tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho bản thân........................... 6
BP3. Xây dựng kế hoạch nội dung nghe hát........................................... 7
BP4. Tạo môi trường học tập.................................................................. 9
BP5. Xây dựng cách giới thiệu vào bài sinh động, hấp dẫn trẻ............. 9
BP6. Xây dựng hoạt động nghe hát là trọng tâm................................... 12
BP7. Xây dựng hoạt động nghe hát là nội dung kết hợp....................... 15
BP8. Làm quen hoạt động nghe hát thông qua các hoạt động khác...... 17
BP9. Sử dụng trang phục, đồ dùng để gây hứng thú cho trẻ................. 20
BP10. Ứng dụng công nghệ thông tin................................................... 22
4. Hiệu quả SKKN. .............................................................................. 25
III.KẾT LUẬN ..................................................................................... 27
1. Kết luận............................................................................................. 27
2. Kiến nghị........................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 29
 1 / 29 dẫn đến trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia hưởng ứng khi nghe cô hát, 
do vậy hoạt động nghe hát chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
 Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động nghe hát, tôi đã 
suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra biện pháp mới nhằm mang âm nhạc đến 
cho trẻ một cách tốt nhất. Phát triển ở trẻ tai âm nhạc, khả năng cảm thụ âm 
nhạc thông qua hoạt động nghe hát. Qua đó hỗ trợ trẻ hát biểu cảm hơn, vận 
động chính xác, nhịp nhàng hơn, nhanh nhẹn, tự tin trong vui chơi.Vì vậy trong 
năm học 2022- 2023 tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú 
cho trẻ 3 – 4 tuổi trong hoạt động nghe hát”. 
 3 / 29 - Về trẻ: 
 + 92% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, đa số trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, hứng thú 
hoạt động cùng cô và bạn.
 - Về cơ sở vật chất: 
 + Nhà trường trang bị cho các lớp ti vi, đàn, máy tính, kết nối mạng internet.
 + Trang bị một số dụng cụ âm nhạc như: xắc xô, bộ gõ nhạc gỗ, trống....
 b. Khó khăn:
 - Về giáo viên:
 + Hình thức tổ chức các hoạt động nghe hát còn nghèo nàn, chưa có khả 
năng thu hút trẻ vào giờ học.
 + Khả năng diễn đạt, phong thái biểu diễn, nét mặt, cử chỉ điệu bộ, khả năng 
truyền cảm của giáo viên qua hoạt động nghe hát còn hời hợt, chưa tự tin.
 + Khi hát cho trẻ nghe giáo viên chưa chú ý nghiên cứu kỹ nội dung, tính 
chất về cao độ, trường độ của bài hát để thể hiện cảm xúc cho phù hợp.
 - Về trẻ:
 + Một số trẻ nhút nhát chưa dám tham gia dám hưởng ứng cùng âm nhạc, 
một số lại hiếu động không chú ý trong khi nghe hát.
 + Việc cảm thụ âm nhạc của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lí của 
trẻ lại khác nhau có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức giờ học.
 - Về phụ huynh: 
 - Phụ huynh học sinh chưa hiểu được tầm quan trong của âm nhạc đối với trẻ 
nên ít có thời gian quan tâm đến việc cho trẻ nghe hát, hoặc chưa quan tâm đến 
việc cho trẻ nghe các bài hát như thế nào để mang tính giáo dục với trẻ.
 - Về cơ sở vật chất:
 + Trang phục phục vụ cho hoạt động nghe hát của giáo viên còn nghèo nàn.
 + Trên thị trường băng đĩa nhạc không lời rất nhiều nhưng để phù hợp với 
hoạt động nghe hát ở trường mầm non lại rất hạn chế, chưa phù hợp.
 3. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: 
 Biện pháp 1. Khảo sát: Khả năng của giáo viên, của trẻ và cơ sở vật 
chất
 - Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn trên nên ngay từ đầu năm học tôi 
đã tiến hành khảo sát với các nội dung như sau:
 Về giáo viên:
TT Nội dung khảo sát Tổng số hoạt Tốt Tỷ Chưa Tỷ lệ 
 động nghe lệ% tốt %
 hát
1 Khả năng của giáo viên 18 4 22,2 12 77,8
 trong hoạt động nghe hát.
 5 / 29 gõ song loan Vì khi được nghe nhạc trẻ rất hứng thú, nghe cô hát kết hợp với 
các dụng cụ âm nhạc như một phương tiện truyền thông tốt đến trẻ.
 Do vậy để tạo sự bất ngờ và hứng thú cho trẻ trong mỗi hoạt động nghe hát 
tôi đã tham gia lớp bồi dưỡng đào tạo đàn organ. Mỗi khi có tiết học nghe hát, 
tôi thường rèn luyện giọng hát của mình bằng cách xướng âm đánh đàn, hát 
luyện thanh cùng đàn sao cho khi hát cô cần hát đúng giai điệu, đúng cao độ, 
trường độ của bài hát để truyền tải một cách chính xác nhất thông điệp của bài 
hát tới trẻ.
 Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch nội dung nghe hát:
 Xây dựng kế hoạch là một việc làm hết sức quan trọng, vì khi xây dựng 
kế hoạch giáo viên sẽ phải lựa chọn nội dung nghe hát đưa vào kế hoạch từng 
tháng cho phù hợp với nội dung kế hoạch tuần, phù hợp với chủ đề sự kiện. 
Trước đây khi lựa chọn các bài hát hát cho trẻ nghe tôi chưa quan tâm đến nội 
dung, tính chất, giai điệu của bài hát đó như thế nào, bài hát đó có phù hợp với 
lứa tuổi của trẻ không? Mà chủ yếu lựa chọn các bài hát mà cô thấy thích, những 
bài hát đã quá quen thuộc đối với trẻ, trẻ nghe đi nghe lại nhiều lần nên trẻ 
không hứng thú. Từ những thực trạng như vậy nên khi xây dựng kế hoạch lựa 
chọn các bài hát nghe cho trẻ, tôi luôn đặc biệt lưu ý đến nội dung bài hát, năng 
lực cảm thụ âm nhạc cũng như sở thích của trẻ để lựa chọn những tác phẩm phù 
hợp với nội dung kế hoạch tháng phù hợp với trẻ để việc tổ chức cho trẻ nghe 
hát đạt hiệu quả cao nhất. 
 Khi xây dựng kế hoạch thì tùy từng thời điểm mà tôi lựa chọn các bài hát 
sao cho phù hợp với nhận thức, với đặc điểm tâm lý của trẻ. 
 Ví dụ: Vào đầu năm học tháng 9, tháng 10, lúc này trẻ mới từ lớp nhà trẻ 
lên, khả năng nhận thức, cảm thụ âm nhạc của trẻ còn non nớt nên tôi đã lựa 
chọn các bài hát gần gũi về những người thân gần gũi với trẻ, các bài hát ru, các 
bài hát về cô và mẹ, những bài về sự kiện trung thu, sự kiện ngày 20/10, ngày 
20/11 hay các bài hát nói về trường mầm non: Cô và mẹ, Vui đến trường, Bàn 
tay mẹ, Gọi trăng là gì..... Nhưng sang những tháng tiếp theo, lúc này khả năng 
cảm thụ âm nhạc của trẻ phát triển hơn nên tôi lựa chọn những bài hát có tính 
chất vui nhộn, những bài hát về các con vật ngộ nghĩnh, các bài hát nói về các 
hiện tượng thiên nhiên, các bài dân ca quen thuộc...để kích thích khả năng cảm 
thụ âm nhạc, khả năng hưởng ứng theo nhạc của trẻ khi nghe cô hát.
 Nhìn chung khi lựa chọn các bài hát nghe cho trẻ tôi đã lựa chọn các bài 
hát phong phú, không bó hẹp trong chương trình quy định. Các bài hát có tính 
chất chung là vui vẻ, ngộ nghĩnh, sinh động và mang sức sống riêng. Vì vậy 
 7 / 29 Biện pháp 4.Tạo môi trường học tập:
 Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng cảm thụ âm nhạc 
của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những 
kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả 
năng của trẻ, Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một 
cách phù hợp và bố trí sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường 
học gần gũi, thoải mái cho trẻ.
 Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại vỏ lon, thùng giấy, hột 
hạt, khối gỗ, cốc thủy tinh.....
 Ngoài ra, còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động 
theo nhạc như: nơ tay, mũ đội, các loại trang phục sẵn có và tự làm.
 Tất cả những đồ dùng đò chơi phải ở trạng thái mở để trẻ dễ dàng lấy và sử 
dụng. Khi bố trí góc âm nhạc, tôi còn chú ý sao cho tiếng ồn ở góc của trẻ không 
ảnh hưởng đến các hoạt động ở góc khác.
 Hình ảnh bố trí, sắp xếp góc âm nhạc
 Biện pháp 5. Xây dựng cách giới thiệu vào bài sinh động, hấp dẫn trẻ:
 Giáo dục âm nhạc là cả một quá trình “Mưa dầm thấm lâu”. Nó sẽ thẩm 
thấu từ từ và chuyển hóa thành khả năng cảm thụ, thưởng thức âm nhạc.Để trẻ 
 9 / 29

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.docx