Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ . Không những vậy mà giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh... Chính từ cơ sở lý luận trên mà tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại lớp học của tôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Phát triển kỹ năng sống cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ. "Phát triển kỹ năng sống cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sựViệc giáo dục , rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng, giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Ở trẻ 3 tuổi chúng ta dễ dàng thấy trẻ vẫn còn được cha mẹ chăm bẵm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, đúc ăn nên kỹ năng tự phục vụ ở trẻ còn kém.Trẻ không mạnh dạn, tự tin khi trả lời câu hỏi của cô, chưa phản xạ nhanh trong mọi trường hợp, còn rụt rè khi ở trước đám đông. Trẻ luôn bị động, chưa chủ động chào hỏi người lớn khi không được nhắc nhở. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ cấp mầm non là tiền đề quan trọng giúp cho trẻ tích lũy được những kiến thức giúp trẻ phát triển mọi mặt và là hành trang cho trẻ tự tin và tự lập sau này. 2.Cơ sở thực tiễn Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động rèn luyện kỹ năng sống riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày dể lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lãnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung rèn luyện kỹ năng Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Kỹ năng tự phục vụ. + Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. + Kỹ năng nhận thức về bản thân. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ . Không những vậy mà giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh... Chính từ cơ sở lý luận trên mà tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại lớp học của tôi. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công phụ trách lớp 3- 4 tuổi C1 - Trường mầm non, lớp có 35 trẻ: 18 nam, 17 nữ trong số đó có nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. Qua quá trình thực hiện tôi thấy việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất thiết thực và bổ ích cho trẻ mầm non.Với mong muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 3 – 4 tuổi tôi đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế trên trẻ và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: + Trường lớp khang trang, đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động. + Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. *Đối với phụ huynh: + Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con *Đối với giáo viên: + Bản thân tôi là một giáo viên mới vào ngành như luôn nhiệt tình công tác, có năng lực sư phạm, có ý thức trách nhiệm trong công việc.Trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn + Tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tìm tòi và thu thập tài liệu để học hỏi. *Đối với trẻ : Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non * Cụ thể được đánh giá trong bảng khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 : (Số lượng 35 trẻ ) Trẻ đạt Trẻ chưa đạt ST Phân loại khả năng Tỷ Tỷ T Số trẻ Số trẻ lệ% lệ% + Kĩ năng ứng xử phù hợp với những 1 10 29% 25 71% người gần gũi xung quanh 2 + Kĩ năng hợp tác 7 20% 28 80% 3 + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội 7 20% 28 80% 4 + Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép 14 40% 21 60% 5 + Kỹ năng tự phục vụ 17 48% 18 52% 6 + Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 8 23% 27 77% 7 + Kỹ năng nhận thức về bản thân 10 28% 25 72% Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thức trạng trên như sau: - Bản thân tôi và bố mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động xấu đến việc hình thành kỹ năng sống của trẻ. - Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho các con đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nên họ không quan tâm và thường phó mặc cho giáo viên. - Bản thân tôi còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục và kỹ năng sống cho trẻ còn lúng túng và chưa cụ thể. - Tôi chưa nắm vững phương pháp và hình thức giáo dục đổi mới để lồng ghép có hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động trong ngày cho trẻ: Hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn ngủ vệ sinh, hoạt động đón trả trẻ. - Tôi chưa tổ chức được các trò chơi thực thiệm để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.Tôi chưa phối kết hợp được tốt với phụ huynh để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay tại gia đình. Từ thực trạng trên, là một giáo viên đứng lớp tôi mạnh dạn đề xuất ra "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non" cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non - Ở lứa tuổi này học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên nên việc lồng giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động học luôn là lựa chọn hàng đầu cho tôi trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa. - Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ qua hoạt động khám phá: + Ví dụ: qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. - Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao... + Ví dụ: trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn), Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trên cơ thể mình. - Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.)ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé... Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng ngày
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc