Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non
Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và giáo dục lễ giáo cho trẻ. Ngoài việc xây dựng trường học, sạch sẽ, an toàn, thân thiện, lớp học thoáng mát, đủ ánh sáng, tạo không gian hợp lý thuận tiện cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ thì tôi còn sử dụng đa dạng các sản phẩm của cô và trẻ để xây dựng và trang trí môi trường bên trong và bên ngoài lớp học giúp trẻ thích thú, hấp dẫn khi trẻ hoạt động. Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách trang trí để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ.
Trong lớp học, tôi đã lựa chọn và trang trí các nội dung tuyên truyền giáo dục lễ giáo ở các góc phù hợp theo từng chủ đề. Thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem, trò chuyện và đàm thoại với trẻ về những hình ảnh đó để qua đó giáo dục trẻ những hành vi văn minh, giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép, chơi ngoan cùng bạn, chơi xong biết cất dọn đồ chơi, hoặc những hành vi biết quan tâm giúp đỡ mọi người, yêu thiên nhiên, thích lao động, biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

2 Bản thân là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, chịu khó tìm hiểu những kiến thức mới, bổ ích, luôn sáng tạo trong công tác giảng dạy. Đa số cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục và nhiệt tình, ủng hộ hay tham gia các hoạt động của lớp. 1.2. Khó khăn. Đa số các gia đình sinh ít con, có điều kiện nên trẻ được nuông chiều thái quá, con thích gì được nấy nên trẻ còn bướng bỉnh, khó bảo và có những hành vi chưa đúng với độ tuổi. Một số trẻ chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, ngại giao tiếp, chưa biết chia sẻ, hợp tác, nhường nhịn bạn hoặc một số trẻ quá hiếu động trong khi chơi. Bên cạnh đó nhận thức, ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, chưa đồng đều nên ảnh hưởng đến giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số gia đình còn bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng bị hạn chế, bị lãng quên, phó mặc hoàn toàn cho giáo viên, đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo. Môi trường xã hội có những mặt tiêu cực đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhân cách của trẻ. 1.3. Khảo sát thực trạng. Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ vào đầu năm học để nắm đúng thực chất khả năng của trẻ từ đó đưa ra các nội dung giáo dục thích hợp. TT Nội dung khảo sát Tổ ng Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ số trẻ (%) (%) 1 Biết sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép với 14 58 10 42 mọi người 2 Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi 12 50 12 50 3 Có thói quen sử dụng lời mời trong khi 13 54 11 46 ăn 4 Biết đoàn kết, hòa thuận với bạn, và 24 13 54 11 46 biết chờ đến lượt trong khi chơi. 5 Nhận biết được hành vi “đúng-sai”, 14 58 10 42 “tốt-xấu”. 6 Biết yêu mến bố mẹ, anh chị em và 13 54 11 46 mọi người. 2. Trình bày biện pháp. 2.1. Xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ. 4 ra đường, nhận quà từ cô giáo bằng 2 tayđể trẻ được tiếp xúc với những hình ảnh ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ ghi nhớ và bắt chước làm theo. 2.2. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động học. Qua các tiết học hằng ngày trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Hát- múa, đọc thơ, kể chuyện, làm quen môi trường xung quanh, toánChính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi lễ phép, có văn hoá + Hoạt động thể chất. Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, xếp hàng ngay ngắn không xô đẩy nhau chơi với các bạn, tập luyện chú ý theo hiệu lệnh, rèn cho trẻ tính dũng cảm, mạnh dạn, tự tin. + Hoạt động làm quen văn học. Sau khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú vịt xám”, tôi trò chuyện, đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời như “Vịt mẹ đã dặn Vịt xám như thế nào? Con thấy Vịt xám là người như thế nào?” từ đó giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời người lớn, và khi có lỗi thì phải biết nhận lỗi, sửa sai. Bên cạnh đó khi trẻ trả lời, cô cho trẻ nói, diễn đạt trọn câu, nói năng lễ phép “Dạ không”, “Dạ thưa cô”, “Dạ có”không được trả lời trống không, câu cụt. + Hoạt động Khám phá xã hội: “Trò chuyện về nghề nông”. Sau khi trẻ biết tên gọi, công việc, nơi làm viêc, dụng cụ và sản phẩm của nghề nông thì giáo dục trẻ lòng kính yêu, quý trọng các bác nông dân, các sản phẩm của nghề nông và khi ăn cơm nhớ ăn hết suất, không được rơi vãi. + Hoạt động tạo hình. Tổ chức ngày hội của mẹ 20/10. Tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng mẹ. Sau đó tổ chức cho các bé cùng nhau dán những bông hoa bằng bằng chất liệu khác nhau để tạo thành những chiếc thiệp xinh xắn dành tặng mẹ. Thông qua hoạt động, trẻ thể hiện niềm vui, niềm tự hào và hiểu được mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. Đây là một trong những hoạt động có tác động cực kỳ mạnh mẽ trong quá trình giáo dục trẻ biết chia sẻ yêu thương những người thân trong gia đình. + Hoạt động âm nhạc. Với bài hát Cháu yêu bà trong chủ đề “Gia đình thân yêu”, ngoài việc tổ chức cho trẻ hát và vận động minh họa thì thông qua nội dung bài hát giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu quý bà và những người thân trong gia đình của mình. Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các tiết học đã giúp chất lượng giáo dục lễ giáo ở lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, 6 nơi, bất cứ khi nào và lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, cô luôn nhắc nhỡ và giáo dục trẻ thường xuyên để hình thành thói quen “Lễ giáo” cho trẻ. + Hoạt động đón trả trẻ: Khi trẻ đến lớp tôi quan sát cử chỉ, hành động lời nói và nhắc trẻ chào cô, chào các bạn sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp. Hoặc cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện có nội dung giáo dụng lễ giáo để trẻ cởi mở, tự nhiên tự bộc lộ bản thân: Cô hỏi trẻ: Nhà con có em không? Con sẽ làm gì nếu em đòi đồ chơi của con? Từ đó giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ và có lòng nhân ái đối với mọi người + Hoạt động ngoài trời: Thông qua các hoạt động ngoài trời, chơi tự do tôi hướng dẫn trẻ tưới cây, nhặt rác, nhổ cỏ, bắt sâutừ các hoạt động đó tôi giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp của tự nhiên, biết được các lợi ích, tác dụng của cây xanh đối với sức khỏe con người và cây xanh tạo ra môi trường xanh - sạch - đẹp. Trong quá trình chơi tôi luôn nhắc nhở trẻ phải luôn đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi, không trêu chọc, đánh bạn mà phải biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu trẻ làm việc gì sai đối với cô, với bạn, thì tôi có mặt kịp thời để uốn nắn, đồng thời dạy trẻ biết nói lời xin lỗi cô, xin lỗi bạn để từ đó giúp trẻ nhận ra cái sai, cái đúng, biết nhận lỗi và sửa sai kịp thời, + Hoạt động ăn: Trong giờ ăn cô gợi ý trẻ trước khi ăn phải mời cô, khi ăn phải từ tốn, ăn chậm rãi, trong khi ăn không được nói chuyện, khi ho phải che miệng, không làm rơi cơm, khi làm rơi thì phải nhặt bỏ vào đĩa đựng cơm rơi. Đồng thời khi bất ngờ có khách đến lớp, cô phải là người chào trước, trẻ sẽ chào theo cô, tập cho trẻ thói quen chào hỏi khi có khách vào lớp. Kết hợp giáo dục trẻ chào mời khách khi đến nhà. Qua đó giáo dục trẻ có những thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống. + Hoạt động chơi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ trong trường Mầm non, ở đây trẻ được thực hành, trải nghiệm vào các vai chơi khác nhau trong cuộc sống, do đó tôi tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào vui chơi bằng cách tạo ra các tình huống để trẻ được thực hành các thói quen lễ giáo như đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, nhận đồ bằng hai tayQua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh, văn hóa trong giao tiếp. * Qua trò chơi “Bán hàng”. Yêu cầu người mua hàng, và người bán hàng phải nói nhẹ nhàng, đủ câu. Khi khách trả tiền phải biết đưa bằng hai tay, người mua hàng phải biết nói lời cảm ơn. - Người bán hàng: Cô, chú muốn mua gì ạ? - Người mua hàng: Bó rau này bao nhiêu tiền? Lấy cho tôi một bó rau ạ. 8 và nhắc nhớ cháu. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn của mình đó là sai, là không đúng, đó mới là cháu ngoan Thông qua kênh liên lạc của lớp như nhóm Messenger, nhóm zalo, hay trang thông tin điện tử của nhà trường để tuyên truyền, gửi tài liệu, hoặc các hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo để phụ huynh thuận tiện trong việc giáo dục trẻ tại nhà. Hay trong những ngày sinh nhật của các trẻ trong lớp, tôi đã phối hợp với bố mẹ trẻ để cùng tổ chức sinh nhật tại lớp để gắn kết tình thương yêu của bố mẹ dành cho con. Khi được sinh nhật thì trẻ rất hứng thú, còn các bạn dự sinh nhật thì rất háo hứng khi cùng cô chuẩn bị sinh nhật cho bạn, từ đó các trẻ trong lớp đã biết gắn kết nhau hơn, biết quan tâm đến bạn, không tranh giành đồ chơi, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như vui chơi. PHẦN III. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP. Từ những cố gắng và kinh nghiệm của bản thân, sau khi thực hiện “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm non” đã giúp tôi đạt được một số kết quả sau. 1. Đối với trẻ. TT Nội dung khảo sát Tổ ng Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ số trẻ (%) (%) 1 Biết sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép với 23 96 1 4 mọi người 2 Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi 22 92 2 8 3 Có thói quen sử dụng lời mời trong khi 21 87 3 13 ăn 4 Biết đoàn kết, hòa thuận với bạn, và 24 20 83 4 17 biết chờ đến lượt trong khi chơi. 5 Nhận biết được hành vi “đúng-sai”, 20 83 4 17s “tốt-xấu”. 6 Biết yêu mến bố mẹ, anh chị em và 23 96 `1 4 mọi người. 2. Đối với giáo viên. Giáo viên nắm chắc được nội dung, phương pháp, và sáng tạo hơn trong việc xây dựng môi trường để giáo dục lễ giáo cho trẻ và nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. Gương mẫu chuẩn mực hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là với trẻ.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.docx