Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi

Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ. Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống.

doc 15 trang lethu 08/05/2024 1430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi
 MỤC LỤC
 Nội dung đề mục Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 
 1
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề 2
2.1 Thuận lợi 2
2.2 Khó khăn 2
3. Các biện pháp đã tiến hành 3
3.1 : Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 3
3.2. Biện pháp 1: Tạo môi trường gần gũi, an toàn để trẻ phát 
 3
huy tính tự lập của bản thân trẻ.
3.3 Biện pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập cho 
 6
trẻ vào các hoạt động:
3.4 Biện pháp 3: Giảm nhẹ yêu cầu, luôn kiên nhẫn động viên 
 7
trẻ, nêu gương khen ngợi trẻ kịp thời
3.5 Biện pháp 4: Tuyên truyền với phụ huynh để giáo dục 
 8
tính tự lập cho trẻ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9
a. Đối với giáo viên 9
b. Đối với trẻ 9
c. Đối với phụ huynh 9
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9
1. Kết luận 9
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển Sáng kiến kinh 
 10
nghiệm
3. Bài học kinh nghiệm 10
4. Kiến nghị- đề xuất 10
IV. PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Ảnh hoạt động ngoài trời)
 ( Ảnh góc thư viện) ( Ảnh Cô giáo trao đổi với phụ huynh)
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giaó dục- Nhiều tác giả (Nhà xuất bản giáo dục).
2. Tạp chí giáo dục Mầm non số 5- 2014 .
3. Chương trình giáo dục mầm non- Bộ Giaó dục đào tạo 9 ( Nhà xuất bản giáo 
dục). 
4.Hình thành tính tự lập cho trẻ- Nhiều tác giả ( Nhà xuất bản Nhi Đồng). 
5. Bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 39.
6. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non – Nguyễn Thị 
Ánh Tuyết ( Nhà xuất bản đại học sư phạm). cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có
được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu
hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra
những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ
nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
 Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại,
được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn
giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi
mà thích được người lớn bế ẵm.Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân,
không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên
nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy
cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều
hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ
dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được
áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản
thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp
trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. 
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
 Nhà trường với diện tích 3.514m2 với 14 phòng học và các phòng chức 
năng. Đặc biệt, trường xây dựng được phòng thư viện cộng đồng. Trường có đầy 
đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ 
giảng dạy.
 Phòng GD & ĐT quận luôn quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 
mầm non. Vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhân viên được phòng tổ 
chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng, kiến tập đặc biệt là khóa tập huấn chuyên 
đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh 
vực phát triển Ngôn ngữ”.
 Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường 
xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Bản thân nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, 
giọng đọc kể truyền cảm. Nắm vững được phương pháp giảng dạy, có kiến thức 
cơ bản về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ đặc biệt là làm quen với đọc- 
viết cho trẻ mầm non. Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao 
giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi về phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non do 
trường và phòng giáo dục tổ chức. 
 2/10 năng lực tự lập, chỉ cần cô giáo, người lớn chúng ta biết khuyến khích và cho trẻ 
có cơ hội được thực hiện những điều con có thể. Và việc tạo môi trường gần gũi, 
an toàn cho trẻ chính là một trong những điều kiện giúp trẻ phát huy tính tự lập 
của mình.
- Vào đầu năm học tôi tiến hành thiết kế các khu vực của lớp học ngăn nắp, trật 
tự, phù hợp, thuận tiện để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ, phù hợp với 
khả năng của trẻ theo độ tuổi, phù hợp với chủ đề trong năm.
- Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi dễ làm, dễ thực hiện để khuyến khích trẻ tự làm 
trong các hoạt động, mặt khác để giúp trẻ dễ dàng tự thực hiện được mong 
muốn, nhu cầu tự hoạt động của mình. Chẳng hạn, muốn trẻ lao động tự phục vụ 
như tự cất, lấy đồ dùng đúng nơi qui định, tự đi giày dép, tự mặc quần áo... thì tủ 
đựng đồ đùng cá nhân, giá treo mũ, giá để giày dép có chiều cao phù hợp với trẻ 
để trẻ tự cất, tự lấy
 3.3. Biện pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các 
hoạt động:
* Hoạt động đón trả trẻ:
 Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm lí của trẻ 3-4 tuổi là “ Mau nhớ nhưng cũng 
chóng quên”.Vì vậy việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ cần phải thường xuyên 
liên tục. Khi trẻ đến lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, trẻ tự cất đồ dùng cá 
nhân đúng nơi quy định, tự đổi cất dép lên giá, lấy ghế ngồi đúng về tổ của 
mình, nếu có sữa tự lấy và bỏ vào chỗ quy định. Đến giờ về tôi cho các trẻ ở 
từng tổ vào lấy đồ dùng cá nhân của mình vào chỗ ngồi và tự kiểm tra trẻ xem 
có thiếu gì không, ngày nào tôi cũng nhắc nhở trẻ và cho trẻ thực hiện các thao 
tác đó nên bây giờ trẻ biết cất và lấy đồ dùng cá nhân của mình rất chủ động, 
thành thạo, không còn bị nhầm đồ dùng cá nhân của bạn nữa.Cô giáo cũng đỡ 
vất vả trong việc phân phát đồ cho cho các con. Phụ huynh rất vui, đồng tình và 
rất ủng hộ cô.Ví dụ: Giờ đón trẻ, tôi có thể thiết kế trò chơi “Tìm chỗ cho đồ 
dùng của bạn”, hay “Đồ dùng của bạn để ở đâu” để hình thành cho trẻ thói 
quen tự phục vụ; trò chơi “kể nhanh những công việc con có thể làm khi đến lớp 
hay trước khi ra về”
 * Hoạt động học
Để giáo dục tính tự lập cho trẻ trong các giờ hoạt động học trên lớp tôi thường 
cho trẻ tự lấy và cất đồ dùng học tập của mình qua đó tôi thấy trẻ rất vui vẻ, 
hứng thú và luôn muốn học hỏi khám phá xem hôm nay được học những gì từ 
các đồ dùng mà cô giáo đã chuẩn bị cho mình.Tôi thiết kế nội dung học gần gũi 
với trẻ như: Bé làm gì để cơ thể luôn sạch sẽ, Bé sắp xếp đồ dùng cá nhân như 
thế nào dưới hình thức các trò chơi, khuyến khích trẻ học qua chơi. Ví dụ: 
Giờ Khám phá khoa học về môi trường tự nhiên, thay vì yêu cầu trẻ chọn những 
 4/10 (tên món ăn, thành phần chính, lợi ích dinh dưỡng,) cho trẻ nhận biết, đồng 
thời kích thích cho trẻ về sự hấp dẫn của món ăn để trẻ tự xúc cơm ăn.
- Khuyến khích trẻ gúp cô bỏ thìa vào bát, bưng bát cơm cho bạn cùng với cô.
Trong khi ăn không nói chuyện riêng, biết ngồi ngay ngắn, ngồi sát vào bàn để 
không làm đổ bát cơm. Khi ăn xong cho trẻ tự bỏ thìa, bát vào đúng chỗ quy 
định, lau bàn và xếp bàn cùng cô
+ Giờ ngủ cho trẻ tự lấy, cất gối , chăncủa mình. Cùng cô thu dọn sạp ngủ
 + Vệ sinh : Trẻ tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tự xả nước khi đi vệ sinh 
xong
Sau một thời gian được cô rèn luyện tính tự lập trẻ lớp tôi nhanh nhẹn hẳn lên 
trẻ đã biết giúp cô chia cơm, tự xúc ăn hết xuất, khi ăn xong trẻ biết tự cất bát, 
thìa, ghế đúng nơi quy địnhkhi trẻ thực hiện tất cả các thao tác tôi đều có mặt 
quan sát động viên nhưng chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết mà thôi từ đó trẻ lớp 
tôi có tính tự lập cao và chủ động, nhanh nhẹn trong các công việc của mình, 
dần dần những việc đó trở thành thói quen, trẻ trở nên tự lập, không còn sợ hãi 
khi không có người lớn giúp đỡ đồng thời trẻ cũng có những kĩ năng tự phục vụ 
bản thân rất tốt.
3.4 .Biện pháp 3: Giảm nhẹ yêu cầu, luôn kiên nhẫn động viên trẻ, nêu 
gương khen ngợi trẻ kịp thời:
 Trẻ 3-4 tuổi vốn là giai đoạn “cực kỳ” nhạy cảm ở trẻ. Những đứa trẻ 
non nớt và rất dễ tổn thương.Vì vậy, cô giáo nên hạn chế tối đa sự áp đặt và yêu 
cầu của bản thân đối với công việc trẻ làm. Đôi khi, dù vô tình nhưng những lời 
chê bai, những thái độ cau mày, nhăn mặt của ba mẹ khi con làm sai cũng đủ để 
khiến trẻ cảm thấy buồn rầu và chán nản.Thay vào đó, hãy khích lệ con bằng 
những lời động viên và ghi nhận thành quả chúng đạt được.Việc tạo động lực 
cho trẻ trong suốt quá trình làm việc không chỉ giúp trẻ hình thành những thói 
quen tốt, luôn biết cố gắng, nỗ lực để đạt được thành tựu mà còn hạn chế tối đa 
những suy nghĩ tiêu cực, tổn thương ở trẻ.
 Đối với một số trẻ cá biệt việc giáo dục tính từ lập lại đòi hỏi tôi càng 
phải kiên trì, kiên nhẫn hơn. Cháu Xuân phúc, Gia Bảo là 2 cháu học sinh cá 
biệt trên tổng số lớp 33 cháu. Trẻ nói không rõ nên không thể hiện được nhu 
cầu, mong muốn của mình, tay chân hoạt động liên tục không nghỉ , mọi việc tự 
phục vụ cho bản thân không hề làm được khi nào cũng dựa vào ông bà, bố, mẹ 
,cô giáoMặc dù rất khó khăn khi giáo dục các cháu nhưng tôi đã kiên nhẫn chỉ 
bảo cho trẻ bằng hành động, bằng cách làm mẫu, động viên khuyến khích trẻ 
bằng tình yêu thương dần dần các cháu cũng đã có tính tự lập rất tốt có thể tự đi 
 6/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap.doc