Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non 1-6

Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này.

Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển tính tự lập lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tí từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ.

Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn trăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có tính tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”.

docx 20 trang lethu 03/02/2025 1760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non 1-6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non 1-6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non 1-6
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1 Tên đề tài 1
 2 Lí do chọn đề tài 1
 3 Mục đích nghiên cứu 2
 4 Đối tượng nghiên cứu 2
 5 Phương pháp nghiên cứu 2
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI 
 3
 QUYẾT VẤN ĐỀ
 1 Cơ sở lý luận 3
 2 Thực trạng điều tra ban đầu 3
 3 Những biện pháp chính 5
 4 Các biện pháp thực hiện 5
4.1 Lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp 5
4.2 Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức 6
4.3 Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động học 6
 và chơi
4.4 Giáo dục, rèn luyện tính tự lập cho trẻ trong các hoạt động 9
 khác
4.5 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính 10
 tự lập cho trẻ
 5 Hiệu quả của sáng kiến 11
 6 Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp 11
 PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 19
 1 Kết luận 19
 2 Khuyến nghị 19 Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc 
phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển tính tự lập lại vô tình bị tụt lùi. Không 
khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ 
sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính 
những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ 
bản của một đứa trẻ.
 Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn trăn trở tìm ra những biện pháp 
làm sao để trẻ có thói quen tự lập. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà 
tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có tính tự lập, tự phục vụ trong mọi 
công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước 
đầu có được kỹ năng tự lập không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã 
hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục 
tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”. 
 3. Mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tự lập ở trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp 3 tuổi c4 từ 
đó tìm ra các biện pháp giáo dục trong trường mầm non để phù hợp với sự phát 
triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay.
 4. Đối tượng nghiên cứu.
 4.1. Đối tượng nghiên cứu.
 “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm 
non”. 
 4.2. Đối tượng khảo sát , thực nghiệm
 Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi C2, trường mầm non 1-6 nơi tôi đang công tác.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp nghiên cứu sư phạm
 Phương pháp dùng lời nói
 Phương pháp toán thống kê.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo bé 3 tuổi c4 trường mầm non nơi 
tôi công tác.
 Trong phạm vi trường mầm non bắt đầu từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 
5 năm 2023. Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo.
 2 lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. Tôi mong muốn 
những biện pháp mà tôi áp dụng vào sẽ đem lại kết quả tốt cho trẻ lớp tôi và tất 
cả những trẻ khác.
2.1 Thuận lợi:
 Trong nhiều năm qua, nhà trường có nhiều thành tích trong công tác chăm 
sóc giáo dục. Có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có nhiều cán 
bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
 Cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp khang trang,thoáng mát đảm bảo an toàn 
cho trẻ.
 Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều và 100 % trẻ ăn bán trú.
 Tỉ lệ chuyên cần đạt khoảng 85 % trở lên đảm bảo việc dạy và học của cô 
và trò không bị gián đoạn.
 Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên 
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
2.2 Khó khăn:
 - Về phía trẻ
 Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự lập, tự phục 
vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
 Đầu năm học trẻ chưa quen nề nếp lớp học, trẻ chưa ý thức cao các hoạt 
động tự phục vụ bản thân.
 Nhận thức của học sinh còn chậm dẫn đến việc rèn tính tự lập cho trẻ 
chưa đạt kết quả cao nhất.
 - Về phụ huynh học sinh
 Phụ huynh địa phương còn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng trong 
việc giáo dục tính tự lập sớm của trẻ ở lứa tuổi mầm non.
 Nhiều gia đình bố mẹ đi làm cả ngày, con cái ở với ông bà nên trẻ được 
nuông chiều gây nên tính ỷ lại, ương bướng, không chịu làm. Nhiều phụ huynh 
thì lại nghĩ con mình còn quá non nớt chưa thể làm được việc gì cả nên không 
để trẻ tự làm lấy một việc dù là nhỏ nhất.
 Một số gia đình có trẻ là con một, con cưng nên thường chiều chuộng, nên 
khả năng tự lập của bé đó không cao so với bé khác
 - Về phía giáo viên:
 Giáo viên còn chưa linh hoạt trong việc hướng dẫn trẻ hoạt động để hình 
thành tính tự lập, tự phục vụ, một số giáo viên thượng ngại khó, ngại lâu, sợ mất 
thời gian nên thương làm hộ cho nhanh. 
 Sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn hạn chế, chưa được 
thường xuyên.
 4 4.2. Biện pháp 2: Rèn cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức
 Trong quá trình giáo dục cần hình thành ở trẻ những kỹ năng và thói quen 
tự lập. Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số công việc đơn 
giản,trẻ cũng có ý thức về điều đó và cũng có mong muốn được làm. Giáo dục 
tính tự lập cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự phục vụ, thói quen vệ sinh cá nhân, 
thói quen giúp đỡ người khác, những thói quen đó đòi hỏi phải tác động đến trẻ 
một cách lâu dài, có hệ thống và nhất quán vì trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng 
quên. Vì vậy việc luyện tập thường xuyên các công việc tự phục vụ vừa sức cho 
trẻ là rất quan trọng và cần thiết.
 Ví dụ: Tôi thấy khi tới lớp trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất đồ vào 
tủ của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác, mặc dù mỗi lần trẻ 
làm công việc đó rất lâu, nhưng những lần như vậy tôi luôn đứng bên cạnh chờ 
đợi trẻ kết hợp động viên trẻ. Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm 
nhưng rất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn. 
Nhưng tôi không tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, 
khuyến khích trẻ xúc cơm vào miệng khi đã nhai hết cơm trong miệng. Tôi thiết 
nghĩ nếu tôi thấy sốt ruột khi trẻ làm lâu mà làm hộ trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, 
không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của cô trong mỗi công việc. 
 Minh chứng 2: Trẻ tự cất ba lô
 Tôi luôn đặt ra các câu hỏi mở đối với trẻ trong mọi tình huống và trường 
hợp. Không áp đặt hay yêu cầu trẻ làm khi trẻ không cảm thấy thoải mái, tùy 
cho trẻ chọn lựa khả năng của mình thích hợp thực hiện hoạt động đó như thế 
nào.
 Ví dụ: Sau khi kết thúc giờ hoạt động tôi luôn khuyến khích động viên trẻ 
giúp cô theo khả năng của mình và cho trẻ chọn công việc phù hợp với trẻ. Có 
trẻ thì cất ghế, trẻ cất bàn,chải đệm,.
 Minh chứng 3: Trẻ tự cất ghế
 Được tự tay làm những công việc mình thích tôi thấy trẻ rất phấn khởi, có 
thể lần đầu trẻ làm rất lâu mới xong, nhưng các lần sau đó tôi thấy các thao tác 
của trẻ thành thạo rất nhiều, trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Qua đó những kiến thức tự 
trải nghiệm của trẻ sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn rất nhiều.
 4.3. Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập, tự phục vụ vào các 
 hoạt động trong ngày
 Việc lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày 
là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học 
cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích 
chính không hề bị thay đổi.
 6 và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng 
sử giao tiếp, yêu thương các bạn trong lớp, trẻ yêu thiên nhiên và thế giới đồ vật. 
Góp phần hình thành tính tự lập, tự phục vụ cho trẻ ngay từ những ngày đầu 
tiên.
 Ví dụ: Khi trẻ đang chơi trong góc xây dựng, tôi nhập vai chơi nhẹ nhàng 
sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý trẻ như: Nếu muốn xây công viên các bác cần 
gì? Sẽ xây như thế nào? Nếu thiếu vật liệu thì phải làm sao? Với những câu hỏi 
tạo tình huống đó tôi đã giúp trẻ tăng thêm kích thích, tính sáng tạo và tư duy và 
dần dần trẻ biết mình phải làm gì và giúp đỡ người khác trong trường hợp như 
thế nào.
 Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt 
động như nhặt lá rụng, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng. Tôi 
chia trẻ thành 2- 3 nhóm nhỏ và hướng dẫn mỗi nhóm một công việc khác nhau. 
Khi thấy trẻ gặp khó khăn khi thực hiện kỹ năng mới tôi tham gia cùng làm với 
trẻ kết hợp giải thích để trẻ hiểu vì sao cần chăm sóc cây, con vật, cho trẻ hiểu ý 
nghĩa tác dụng của việc đang làm giúp trẻ thân thiện với môi trường có ý thức 
bảo vệ môi trường, yêu mến cảnh vật thiên nhiên, yêu lao động,...Và khi trẻ tự 
làm làm tốt nhiệm vụ do cô giao và được khen, trẻ thấy tự tin vào bản thân, trở 
nên năng động, tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
 Minh chứng 5: Trẻ nhặt lá dưới sân trường
 Thông qua hoạt động lao động – vệ sinh: Ở độ tuổi này trẻ rất thích làm 
mọi việc mà luôn muốn thể hiện mình bằng mọi công việc mặc dù không cần 
biết kết quả của nó ra làm sao. Miễn rằng chúng làm xong là cảm thấy mãn 
nguyện lắm rồi. Nhưng chính người lớn chúng ta cần phải uấn nắn sao cho 
những hành động, những việc làm của trẻ chở nên có ích và có ý nghĩa
 Giờ ăn, ngủ - vệ sinh:Đây là hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp , 
ý thức tự phục vụ, tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc 
của mình, Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa, cầm bát, tự xúc ăn,ngoài ra còn nhờ 
trẻ giúp cô.
 Để giúp trẻ thực hiện được các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi 
và nhớ lâu tôi đã kết hợp lồng ghép những bài thơ, bài hát có ý nghĩa giáo dục 
giữ gìn vệ sinh để trẻ dễ dàng thực hiện các kỹ năng đó.
 Ví dụ: Trước giờ ăn tôi thường cho trẻ hát các bài hát hoặc đọc một số bài 
thơ: Rửa tay, rửa mặt, giờ ăn đến rồi , giờ ngủ, giờ chơi
 Rửa Mặt Rửa tay
 Bàn tay nhỏ nhắn Miếng xà phòng nho nhỏ
 Bé cầm chiếc khăn Em xát lên bàn tay
 8 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap.docx