Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Cổ Bi

Trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và đặc biệt trẻ 3 - 4 tuổi rất tình cảm dễ xúc động, tình cảm của trẻ chi phối mọi hoạt động. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nên trẻ thích sống tình cảm và cũng đòi hỏi sự âu yếm tình cảm từ người khác. Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ dựa trên yếu tố tình cảm là đặc biệt quan trọng. Chúng ta giáo dục trẻ dựa trên cá tính của trẻ, nhưng trước hết, giáo dục trẻ phải là người có tâm bởi vì tâm đó là giá trị tinh thần của đời sống con người. Giáo dục trẻ tình yêu thương con người có thái độ quan tâm tới mọi người xung quanh, làng xóm, tình yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, thật thà chăm chỉ, không lười biếng dối trá…Từ đó, tạo cho trẻ tính tự giác trong mọi hoạt động, trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, trong học tập, lao động, trực nhật…giúp trẻ có được kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Mô hình gia đình hiện đại tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi người, có gia đình cha mẹ bận rộn công việc xã hội, ít thời gian quan tâm, chia sẻ, uốn nắn, hướng dẫn các kĩ năng sống cho con. Quy mô gia đình nhỏ nên các con được nuông chiều, ít có điều kiện giao tiếp, xử lí các tình huống trong cuộc sống gia đình xã hội. Làm thế nào để dạy trẻ cách hành động phù hợp với từng tình huống, bước đầu có phong cách giao tiếp lịch sự, đúng với văn hóa của người Việt…Tất cả đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm lí trẻ, hoàn cảnh của trẻ để đưa ra lời khen ngợi hay phê bình kịp thời đối với trẻ. Chính vì lẽ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, đưa ra những biện pháp, những hình thức cho trẻ trải nghiệm đơn giản dễ hiểu nhằm nâng cao sự hiểu biết của trẻ nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”.
doc 29 trang lethu 08/05/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Cổ Bi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Cổ Bi
 “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”
 MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ:.................................................... 2
1 Lý do chọn đề tài................................................................ 2 
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:..................................... 4
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................. 4
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................... 4
 + Thuận lợi......................................................................... 4
 + Khó khăn......................................................................... 5
3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN...................................... 5
Biện pháp 1 Nhớ tên trẻ - Hiểu hoàn cảnh của trẻ................................. 6
Biện pháp 2 7
 Khen ngợi, động viên,khuyến khích thường xuyên........
Biện pháp 3 Kiên quyết và bình tĩnh, Tôn trọng lắng nghe trẻ............. 10
Biện pháp 4 Cô giáo, bố mẹ làm gương cho trẻ....................................... 12
Biện pháp 5 Hành động hợp lí................................................................. 13 
Biện pháp 6 Phối kết hợp phụ huynh, kích thích trẻ tự lập, sáng tạo..... 19
Biện pháp 7 Thi đua – Tạo bầu không khí thoải mái............................ 22 
4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................... 24
5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM.............................................. 25
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................ 27
 1 “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”
hỏi người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm lí trẻ, hoàn cảnh của trẻ để 
đưa ra lời khen ngợi hay phê bình kịp thời đối với trẻ.
 Chính vì lẽ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, đưa ra những biện pháp, những 
hình thức cho trẻ trải nghiệm đơn giản dễ hiểu nhằm nâng cao sự hiểu biết của 
trẻ nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi 
ở trường MN Cổ Bi”. 
 3 “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”
 - Kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh không đồng 
đều, phương pháp giáo dục còn hạn chế nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ 
huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả chưa cao.
 - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia các 
hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi hoạt động nếu trẻ không còn 
hứng thú.
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên, bước vào đầu năm học, tôi đã 
tiến hành khảo sát học sinh trong lớp. Cụ thể như sau:
 + Số trẻ kháo sát là 63/63 trẻ.
 §Çu n¨m trưíc khi ¸p dông biÖn ph¸p
 Néi dung TS § C§
 trÎ Sè trÎ TØ lÖ% Sè trÎ TØ lÖ%
 BiÕt l¾ng nghe 63 45 71% 18 29%
 Hµnh ®éng hîp lÝ 63 43 68% 20 32%
 TÝnh tù lËp 63 41 65% 22 35%
 Kh¶ n¨ng thi ®ua 63 44 70% 19 30%
 Sau khi khảo sát tôi thấy các lĩnh vực phát triển của trẻ còn thấp vậy 
mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu để trẻ được phát triển tốt hơn. Tôi đã thực hiện 
một số biện pháp sau:
3/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Như chúng ta đã biết trẻ mầm non tìm hiểu sự vật xung quanh theo cách 
riêng của mình. Sự phát triển tâm lý của trẻ mỗi ngày một khác. Trong một lớp 
học có bao nhiêu trẻ thì sẽ có bấy nhiêu cá tính. Chính vì thế, vấn đề đặt ra trong 
việc giáo dục trẻ mẫu giáo be là phải tìm cho được những biện pháp thích hợp 
đối với từng trẻ bởi vì mỗi trẻ có một thế giới tâm lý riêng. Do đó, trong quá 
trình giáo dục trẻ mầm non giáo viên phải nắm bắt được đặc tính của từng trẻ 
với những phản ứng không giống nhau trước mỗi tác động bên ngoài. Việc bồi 
dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kĩ năng cần 
thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập kích thích óc 
tò mò khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ biết lắng nghe người khác nói 
đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn ngoài ra còn xây dựng ở trẻ 
lòng tự tin khi tiếp nhận thử thách mới. Mặc dù vậy, tình hình thực tiễn của việc 
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ của giáo viên còn nhiều vướng mắc nên 
ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm hướng dẫn trẻ tham gia 
các hoạt động đạt kết quả cao.
 5 “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”
đôi khi chúng ta chưa khai thác triệt để. Giáo viên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với 
phụ huynh để nắm bắt về sức khỏe, tình trạng trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ 
phù hợp.
 Giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh.
 Ví dụ: cháu Nhật Nam ở với ông bà sức khỏe yếu hay nôn chớ, cháu 
Minh Đức ít nói, cháu Quang Nghĩa tự do hay chạy nhảy, không chịu nghe lời 
người lớnGiáo viên trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ, bố mẹ bán 
hàng hay làm công nhân, thời gian bận nhiều hay ítđể biết được điều kiện của 
phụ huynh trong việc chăm sóc con. Từ việc trò chuyện gần gũi trẻ nắm bắt 
được khả năng giao tiếp của trẻ, hoàn cảnh cá nhân trẻ để có phương pháp giáo 
dục trẻ.
 Ví dụ: cháu Tuấn Kiệt có mẹ thường đi chợ sớm từ 3h sáng, bố đi làm ca 
đêm sáng ra ngủ dậy muộn nên Tuấn Kiệt khó khăn để ăn sáng, vệ sinh cá nhân 
và đi học đúng giờ, cháu Bảo Châm đi học hay khóc nhè thấy mẹ nghỉ ở nhà 
chưa đi làm, đòi mẹ mua quà vặt khi đến lớp, cháu Ngọc Hân lười ăn sáng trước 
khi đi học
* Biện pháp 2 : Khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ thường xuyên.
 Giáo viên chỉ ra cho trẻ thấy hành động của trẻ là chưa đúng, không nên 
phê bình thẳng thắn trước lớp. Nếu trẻ làm sai thì cô nhắc nhở nhẹ nhàng con 
làm như vậy là chưa ngoan mọi người sẽ không yêu đâu, lần sau con đừng làm 
 7 “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”
 Trẻ xem băng hình
 Nếu thấy trẻ có tiến bộ thì giáo viên có thể nói “Cứ thế mà tiến lên con. 
Cô thật vui khi thấy con tiến bộ. Điều đó thật tuyệt”. Một trong những cách tốt 
nhất để động viên trẻ học là chỉ cho trẻ thấy được sự ứng dụng của việc học vào 
thực tế hàng ngày. Chẳng hạn, cho trẻ thấy được việc đọc truyện có làm giầu 
cuộc sống tình cảm của con người hay không. Nhờ biết tính toán, con người mới 
thường xuyên đi mua sắm được, biết chăm sóc sức khỏe phòng bệnh tật, biết lên 
kế hoạch đi nghỉ hè qua tham những chi tiết này làm người lớn tốn nhiều công 
sức để giúp trẻ thấy được điều mà chúng đang học ở trường sẽ mang lại kết quả 
tốt đẹp trong cuộc sống. Một em bé nói, cậu mơ ước trở thành cầu thủ nổi tiếng 
như Bùi Tiến Dũng. Thật tốt cho cậu bé nếu người lớn đừng tỏ ra chê cậu chậm 
chạp yếu ớt mà nâng đỡ cậu “Nếu con muốn trở thành cầu thủ nổi tiếng thì phải 
ăn nhiều cho khỏe, phải tập thể thao, chạy nhanh và đá bóng tốt”.
 Động viên có nghĩa là tập trung vào mục tiêu và đặt ra các bước rõ ràng để 
đạt mục tiêu đó, điều quan trọng là luôn giúp trẻ đi những bước đầu tiên dẫn 
chúng đến mục tiêu to lớn hơn. Khi đó người lớn sẽ phải ngạc nhiên vì trẻ đã 
hăng say thế nào ở trường học. Để thành công trong học tập ngày hôm nay và 
trong cuộc sống mai sau rất cần sự động viên đúng mức cuả người lớn. Sự động 
viên của người lớn sẽ giúp đứa trẻ học và phát triển mọi mặt xã hội, tình cảm thể 
chất và trí tuệ. Chúng ta cân ghi nhớ một điều “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày 
mai”. Hãy động viên trẻ một cách thỏa đáng.
 9 “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”
trình bày lí do hay nguyện vọng, cha mẹ không nên cắt ngang theo kiểu “im 
ngay,bố (mẹ) không muốn nghe”
 Như vậy, hình thành trong trẻ suy nghĩ phản kháng: “ Bố mẹ không nghe 
mình nói, mình cũng chẳng cần phải nghe bố mẹ nói”.Tránh dùng những câu nói 
kiểu: “Đồ đần độn!” “Sao ngu thế hả con?”khi phê bình hay giáo dục con 
cái. Những câu nói kiểu này xúc phạm trẻ, khiến trẻ nảy sinh tâm lí chống đối và 
bất mãn, đòng thời làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Ngay cả khi trẻ 
phạm sai lầm, cha mẹ cũng không nên dùng những lời mắng nhiếc như vậy. Hơn 
nữa, sẽ khiến trẻ dần mất đi khả năng mạnh dạn, khả năng trình bày ý kiến của 
mình trước một người hay một nhóm người.Tôn trọng quan điểm của trẻ ngay 
cả khi có khác so với quan điểm của bạn. Sẵn sàng cởi mở thảo luận về bất cứ 
chủ đề nào mà trẻ muốn nói. Cháu Ngọc Hân rất thích đóng vai bác sĩ, cứ đến 
giờ chơi góc là cháu thăm khám bệnh nhân một cách say mê, nhắc nhở bệnh 
nhân há miệng, vạch áo lên nghe tim mạch. Dặn dò bệnh nhân cách uống thuốc, 
ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinhđảm bảo sức khỏe, tránh bệnh tật. Trẻ được 
chơi các góc theo sự lựa chọn của trẻ, giáo viên gợi ý hướng dẫn những điểm 
hay, tác dụng của từng góc chơi để trẻ được tham gia các góc khác nhau.
 Trẻ tự lựa chọn góc chơi.
 Yêu thương trẻ, lắng nghe trẻ em là một việc rất có ích bởi đề nghị của trẻ 
thường phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, thậm chí trẻ có thể nêu lên một ý kiến 
mới mẻ về nguyên tắc mà người lớn sử dụng có kết quả. Giáo viên phải thực sự 
nghe những gì trẻ nói và tin rằng những gì chúng nói là quan trọng. Lắng nghe 
cảm xúc của trẻ, chứ không chỉ những gì trẻ nói. Diễn giải chi tiết và đừng giải 
thích, ngắt lời hay tỏ ra sao lãng. Bằng việc chủ động lắng nghe, bạn sẽ làm tăng 
cảm giác của trẻ về lòng tự trọng và tự đề cao giá trị bản thân. Tập cho trẻ cách 
 11 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_cho_t.doc