Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả
Nếu trẻ biết tự phục vụ bản thân , trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần những tác động khác nhau đên kỹ năng sống của trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy 3 - 4 tuổi.Theo nghiên cứu thì trẻ ở lứa tuổi này não bộ vẫn rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt là trong những tình huống kích thích cảm xúc của bé và sau khi trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi sự hoạt động cơ thể. Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thu được trong thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài và toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ có sự chủ động trong cuộc sống sau này. Là giáo viên mầm non, làm thế nào để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn khăn trăn trở.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả
thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài. Qua thực tế tôi thấy tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ở trường mầm non. Tôi mong muốn tìm ra một số biện pháp cụ thể, yêu cầu giáo viên thực hiện để giúp các cháu phát triển tính chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ ở trường mầm non. Đề tài này tôi nghiên cứu, đúc rút từ công tác giảng dạy ở đơn vị của tôi. Và có thể áp dụng cho các đơn vị khác ở trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh. 2. Nội dung: 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. Trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Ở độ tuổi này , trẻ bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ muốn tự lập, muốn làm cái này, cái kia một mình. Tính tự lập là một biểu hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất nhân cách cho trẻ. Một số dấu hiệu bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là như cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn làm một số công việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng giúp trẻ hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này. Thực tế cho thấy, đa phần các cháu sống rất ích kỹ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận biết, hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn. Đối với giáo viên đa số đã có nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba.Song về hướng dẫn hoạt động để trẻ có kỹ năng tự phục vụ thì vẫn còn hạn chế.Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ tính tự lập, bên cạnh đó là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng thì giáo viên mầm non cần kết hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ bản thân, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ sau này. Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi thử thách. Khi nhắc đến dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non là dạy trẻ những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp, ứng xử của trẻ đối với bản thân và mọi người xung quanh. 2.1.1. Thuận lợi. - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lảnh đạo Đặc biệt là phòng giáo dục về việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho giáo dục trẻ mầm non. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao chuyên môn, mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo chất lượng trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 2 Bảng 1: Bảng khảo sát khả năng tự phục vụ của trẻ trong lớp 2.1.4. Nguyên nhân: Thời gian đầu khi tôi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng nhận thức của trẻ còn chưa có, khả năng tự phục vụ của trẻ còn rất hạn chế. Có nhiều trẻ nói có chưa rõ, chứ biết những kỹ năng tự phục vụ đơn giản như : Có những trẻ muốn uống nước nhưng không biết lấy nước uống, không biết cách cầm cốc lấy nước sao cho đỡ đổ, một số trẻ có như cầu đi vệ sinh nhưng không biết cởi quần và mặc quần nên thường hay đái dầm luôn ra quần, ... Bên cạnh đó có những trẻ nghe chưa kịp hoặc không hiểu những hiệu lệnh của cô nên không thực hiện được. Tuy nhiên cơ một số trẻ lại có những kỹ năng tự phục vụ rất tốt nhưng thiếu tính chủ động nên trẻ luôn chờ đợi người lớn nhắc nhở mới thực hiện. Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng. Khi tôi dạy trẻ rằng: con hãy lau mặt cho sạch, trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các hành động đơn giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám ơn... Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá trình giáo dục. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy tay bẩn trẻ đi rửa tay, mặt bẩn trẻ đi lau mặt, ăn cơm xong là đi chải răng chứ không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy tay bẩn, mặt bẩn thì đi rửa tay, rửa mặt, chải răng ngay sau khi ăn để răng sạch chứ không làm vì người khác sai bảo. Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động vệ sinh cá nhân: rửa tay, lau mặt, chải đầu tóc, gấp quần áo hay nói chung là giữ gìn vệ sinh cá nhân... chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: "đưa hành động vào trong ý thức" thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nên đơn giản và các bậc cha mẹ và cô giáo đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm sao để dạy trẻ kỹ năng sống. Trong phạm vi đối tượng cần dạy là 3- 4 tuổi, dạy trẻ một số kỹ năng phục vụ, tôi đã đề ra một số biện pháp sau: 2.2.Các giải pháp. 2.1 . Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kỹ năng trong 1 năm học. Đối với trẻ 3- 4 tuổi thì nhận thức của trẻ là còn hạn chế. Vì vậy để trẻ dễ hiểu hơn và để dễ đánh giá kết quả của trẻ. Tôi đã định ra các kế hoạch và lồng ghép vào các hoạt động trong ngày theo từng tháng như sau: KỸ NĂNG TT T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 1 Cách xếp hàng x 2 Cách lấy và cất ghế x x Cách cất dép và đi x 3 dép giầy Cách cất đồ dùng , đồ 4 chơi đúng nơi quy x định 4 b. Giáo viên cần nắm được các trình tự sau đây để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Cô giáo hướng dẫn cho trẻ được nội dung yêu cầu thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân. Ví dụ: Để trẻ thực hiện được các thao tác rửa tay, cô giáo cần làm mẫu từng bước rửa tay cho trẻ quan sát và thực hiện theo. - Các cháu mẫu giáo bé tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu. Ví dụ: Cô giáo cần giúp trẻ hiểu vì sao mỗi khi học tập xong, sau khi đi đại tiện trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ? Ngoài phương pháp dùng lời, cô có thể kèm với lời giải thích bằng tranh, phim ảnh... - Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu. Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích. Cô có thể tập trước cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo. Ví dụ: Thực hiện đúng lịch hoạt động vệ sinh hàng ngày của trẻ để hình thành nền nếp kỹ năng tự phục vụ vệ sinh cá nhân cho trẻ. c) Giáo viên tổ chức một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ qua hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ: - Vệ sinh môi trường nề nếp của lớp: Các cháu ở tường mầm non thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Ví dụ: Lớp học sạch đẹp cháu sẽ không vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp đều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định. Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt cho trẻ. - Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh: Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Ví dụ: Trang trí, sắp xếp lớp học gọn gàng, ngăn nắp; rửa tay sau mỗi hoạt động dạy học; giữ vệ sinh môi trường trường lớp sạch đẹp... 2.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày. a. Muốn thực hiện được những quy định thì phải có phương tiện thực hiện. - Tham mưu nhà trường, phụ huynh học sinh tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những quy định về vệ sinh. 6
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_co.doc