Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò, tác dụng to lớn mà các thiết bị điện tử mang lại. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá sớm sẽ mang đến không ít hệ lụy: gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách; Trẻ chậm phát triển, hạn chế khả năng giao tiếp; phát triển ngôn ngữ kém, hạn chế tư duy học hỏi; Thị lực giảm sút, mắc các bệnh về mắt và làm giảm đi sự gắn kết tình cảm với cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.

Với trách nhiệm của một người giáo viên, qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi nhận thấy sự khác thường trong việc tập trung chú ý của trẻ trong các hoạt động. Và đặc biệt qua sự trao đổi, chia sẽ với các bậc phụ huynh tôi luôn băn khăn, suy nghĩ rằng mình cần làm gì và có biện pháp nào để hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Chính vì mong muốn các cháu đều được phát triển một cách toàn diện, nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử” làm đề tài nghiên cứu.

doc 15 trang lethu 22/02/2025 1030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
 4
 Để nắm bắt được nhu cầu của trẻ thì vào đầu năm học tôi đã có một cuộc 
khảo sát trước khi áp dụng biện pháp như sau:
 Số trẻ được khảo sát: 24/ 24 trẻ
STT Nội dung khảo sát Thường xuyên Ít khi
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 1 Trẻ sử dụng thiết 
 bị điện tử: Tivi, 21 88% 3 12%
 Điện thoại, Ipad.
 2 Trẻ chủ động tham 
 gia một số công 
 việc được giao/ các 7 29% 17 71%
 hoạt động ở 
 trường, lớp.
 Qua cuộc khảo sát đầu năm cho thấy đa số trẻ đều giành thời gian cho 
thiết bị điện tử. Việc trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động cũng như sự chú ý 
của trẻ chưa cao.
 Để có những sự uốn nắn, can thiệp kịp thời và giáo dục tốt tâm lý cho trẻ, 
tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường cho trẻ hoạt động trải nghiệm với các 
nguyên vật liệu sẵn có nhằm hạn chế thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử.
 Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp, các góc chơi phù hợp 
với điều kiện, tình hình của trường, lớp theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. 
Tạo nhiều góc mở phong phú, mới lạ, hấp dẫn nhằm phát huy tính tích cực của 
trẻ 3- 4 tuổi ở trường lớp mẫu giáo.
 Đưa hoạt động học ra môi trường bên ngoài để trẻ trải nghiệm. 
 Ở lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ được “Học 
bằng chơi – Chơi mà học”. Vì thế, cần tạo môi trường để trẻ được trải nghiệm 
thực tế, vui chơi, từ đó tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu 
quả hơn.
 Các hoạt động được diễn ra ở ngoài trời mở ra không khí trong lành, trải 
nghiệm mới mẻ hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Hình thức “Lớp học ngoài 
trời” sẽ tạo hứng thú, kích thích sự sáng tạo của trẻ, từ đó giúp bé học thêm được 
nhiều kỹ năng sống bổ ích.
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học: Trò chuyện về cây bàng 
thay vì tổ chức trong lớp như mọi khi thì tôi đưa tiết học ra bên ngoài sân trường 4
 Biện Pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ, giúp trẻ hạn chế sử dụng thiết 
bị điện tử
 Cha mẹ trẻ là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện 
công tác giáo dục trẻ đó là sự kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Mối 
quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh và cộng đồng là sự hợp tác, chia sẻ trách 
nhiệm vì sự phát triển tốt nhất của trẻ. Trẻ em cần được giao tiếp, lắng nghe và 
truyền đạt để phát triển khả năng nhận thức. Sự gắn kết của gia đình là cầu nối 
tốt nhất để giúp trẻ lớn lên có ý thức, sống lành mạnh chính vì vậy ngay từ đầu 
năm học, tôi đã triển khai cuộc họp phụ huynh đầu năm, trao đổi để nắm bắt 
được một số thông tin của trẻ. Từ đó tôi có hướng xây dựng kế hoạch tuyên 
truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giành thời gian vui chơi cùng con 
như một người bạn tốt của các con, hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ thay 
vì bỏ mặc con với những thiết bị điện tử.
 Như Giáo sư Pruett (Quỹ Family Peace - Australia) cho biết 8 phút chất 
lượng là thời gian tối thiểu mỗi phụ huynh nên dành cho mỗi đứa con. Đây là thời 
gian rất có giá trị nếu cha mẹ dành 100% cho con, không vướng bận điện thoại, 
công việc, chân thành, tích cực tham gia hoạt động mà con muốn, như đọc sách, 
nói chuyện, chơi trò nhập vai và tạo ra những góc chơi nhỏ trong nhà, sân vườn 
để trẻ trải nghiệm, hoạt động nhằm hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử.
 Ví dụ: Để tăng cường công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ, tôi làm một 
số mô hình ngôi nhà, video gửi tuyên truyền thông qua hình thức zalo cho phụ 
huynh, qua góc tuyên truyền.
 Từ nguyên vật liệu là bìa caton một nguyên vật liệu không mấy xa lạ với 
phụ huynh và trẻ nhỏ, nhưng chỉ cần khéo léo một chút, tôi nghĩ rằng các bậc bố 
mẹ ai cũng sẽ làm được đó chính là làm nhà bằng thùng carton. Ngoài việc có 
thể vui chơi với ngôi nhà, cha mẹ cũng có thể dạy con được nhiều điều đó là 
cách tái chế sử dụng đồ cũ, biến hóa chúng thành những món đồ chơi yêu thích 
cho riêng mình. Những lợi ích mà ngôi nhà làm từ bìa caton mang lại:
 Là món quà tuyệt vời mà bố mẹ dành cho những đứa con của mình.
 Rèn cho bé tính tự lập, có thể tự chơi một mình, một yếu tố quan trọng 
giúp các con tự vui chơi và học tập quên đi những thiết bị công nghệ.
 Mang đến cho bé một không gian thoải mái, thỏa sức khám phá, trang trí 
và tô màu theo sở thích
 Nâng cao khả năng tư duy, logic khi tự mình sắp xếp đồ vật bên trong 
ngôi nhà bé nhỏ của mình. 4
năng áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non, mẫu giáo và cả ở gia đình có 
con nhỏ trên địa bàn toàn huyện.
2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã 
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 Qua việc áp dụng Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hạn chế sử dụng 
thiết bị điện tử, tôi nhận thấy sau thời gian các cháu đã có nhiều chuyển biến rõ 
rệt. Sức khoẻ tăng dần lên, các con trở nên nhanh nhẹn và tham gia vào các hoạt 
động một cách tích cực, tập trung chú ý cao. Phần lớn trẻ đã mạnh dạn, tư tin 
trong giao tiếp, biết quan tâm, chia sẽ cùng với bạn trong các hoạt động. Các bậc 
phụ huynh đã tạo được góc chơi ở nhà cho trẻ và dành thời gian chơi cùng con, 
nên việc các con sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng ít hơn. 
 Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong 
các cháu. Những điều trẻ thực hiện được đó là nguồn động viên khích lệ lớn đối 
với tôi và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thật sự yêu thương trẻ, quan tâm đến trẻ, thì 
kết quả sẽ như mình mong muốn, thông qua bảng khảo sát như sau:
STT Nội dung khảo sát Thường xuyên Ít khi
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 1 Trẻ sử dụng thiết 
 bị điện tử: Tivi, 7 29% 17 71%
 Điện thoại, Ipad
 2 Trẻ chủ động tham 
 gia một số công 
 việc được giao/ các 23 96% 1 4%
 hoạt động ở 
 trường, lớp
2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
 Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi và đồng nghiệp đã nâng 
cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân đặc biệt nắm rõ tâm lý, 
mong muốn của trẻ đối với bài học để từ đó xây dựng các hoạt động phù hợp, 
đưa các nội dung thu hút sự hứng thú của trẻ, tránh nhàm chán. 4
 Đại Hưng, ngày 16 tháng 03 năm 2023 
 Xác nhận và đề nghị của Người báo cáo
cơ quan, đơn vị tác giả công tác
 Huỳnh Thị Phú Lê Thị Yến Nhi
 4
Trẻ chơi với nguyên vật liệu
 Góc chơi trong lớp 4
Trẻ tham gia hoạt động cùng cô 4
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: .......................................................................................................
 Thời gian họp: ......................................................................................................
 ...............................................................................................................................
 Họ và tên người nhận xét: .....................................................................................
 Học vị: ...................................... Chuyên ngành:...................................................
 Đơn vị công tác: ....................................................................................................
 Địa chỉ: .................................................................................................................
 Số điện thoại cơ quan/di động: .............................................................................
 Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:...................................................................
 NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
 Nhận xét, đánh giá
TT Tiêu chí của thành viên Hội 
 đồng
 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:
 Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp đã biết 
 1 trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung đã cải tiến, sáng 
 tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã 
 biết hoặc là các giải pháp mang tính mới hoàn toàn.
 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp 
 dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và 
 2
 mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải 
 pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ 
 quan, tổ chức nào.
 Lợi ích của sáng kiến:
 So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải 
 pháp trong đơn so với trường hợpkhông áp dụng giải 
 pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở 
 cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi 
 3 ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được 
 đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã 
 biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết 
 trước đó);
 - Số tiền làm lợi do sáng kiến mang lại (nếu có thể tính 
 được) và nêu cách tính cụ thể.
 Đánh giá chung ( Đạt hay không đạt)
 THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_han.doc