Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng Trường Mầm non Dương Hà
Trong thực tế hiện nay đa số các trường học nhất là trường mầm non đã chú ý hơn đến việc tạo môi trường toán, môi trường số lượng trong trường lớp học, còn các cô chú ý hơn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng hướng dẫn giảng dạy và trang bị học liêu, vật liệu trong các hoạt động với toán của trẻ. Mà việc cho trẻ làm quen với số lượng không chỉ giúp trẻ nhận biết được số lượng, ngôn ngữ tích cực mà còn phân biệt và nắm được tên gọi của các nhóm đồ vật, các âm thanh…Chính vì vậy mà việc tạo cho trẻ hứng thú tìm hiểu khám phá số lượng trên tiết học và các hoạt động của trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu tổ chức không tốt, cô thiếu kiến thức hiểu biết, chuẩn bị không tốt thì việc tạo hứng thú, cho trẻ tìm đoán các câu hỏi “Bao nhiêu?”, “Như thế nào?”, “Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn? nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ là rất khó khăn. Hơn thế nữa hoạt động của trẻ là “Chơi mà học, học mà chơi” phải tổ chức làm sao cho trẻ phát huy hết tính tích cực độc lập sáng tạo ở trẻ. Là giáo viên mầm non, việc thực hiện tốt những vấn đế trên là nhiệm vụ hàng đầu, bản thân tôi suy nghĩ làm thế nào để dạy tốt môn làm quen với toán giúp các cháu hứng thú tích cực tìm hiểu khám phá thế giới toán học khi tôi hướng dẫn các cháu, nhất là tìm hiểu về “Số lượng” giúp cho các cháu nhận biết rõ hơn vai trò ý nghĩa của phép đếm của các con số và ở trẻ xuất hiện nhu cầu đếm với các số. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng.” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng Trường Mầm non Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng Trường Mầm non Dương Hà
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 - 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 - 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2 III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 2 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3 - 5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 3 - 4 II. THỰC TRẠNG. 4 1. Thuận lợi. 4 2. Khó khăn. 4 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH. 4 - 11 1. BP 1: Chuẩn bị các đồ dùng học liệu cho tiết học môn toán. 5 2. BP 2: Hình thành các biểu tượng về tập hợp số lượng cho trẻ. 6 3. BP 3: Dạy trẻ tìm các vật xung quanh có số lượng 1 và nhiều. 7 4. BP 4: Dạy trẻ các BP so sánh bằng cách thiết lập tương ứng 1-1. 8 5. BP 5: Làm quen với cách đếm và nói chính xác kết quả đếm. 9 6. BP 6: Tổ chức tích hợp môn toán vào các hoạt động khác. 10 7. BP 7: Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ trong giờ học toán. 10 8. BP 8: Bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 11 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 11 - 12 1. Đối với trẻ. 11 2. Đối với cô. 12 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 12 - 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 14 I. KẾT LUẬN. 14 II. KIẾN NGHỊ. 14 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO. 15 Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng. rõ hơn vai trò ý nghĩa của phép đếm của các con số và ở trẻ xuất hiện nhu cầu đếm với các số. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng.” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Việc chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng” với mong muốn đưa ra nhiều biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ tích cực tìm hiểu về số lượng. III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. Thời gian nghiên cứu: 7 tháng (từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020). IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Áp dụng với lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trường mầm non Dương Hà. 2 /15 Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng. Từ những quan điểm trên tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để giúp các cháu lớp mình có những kiến thức hiểu biết về toán học, nhất là về tập hợp số lượng. Giúp các cháu có hứng thú với toán số lượng, giúp cho phụ huynh hiều được tầm quan trọng của việc cho con em họ đến trường mầm non và cùng giáo viên cung cấp mở rộng thêm cho con em mình những kiến thức hiểu biết về toán số lượng giúp phát triển ở con em mình những năng lực quan sát, nhận xét, tư duy và vốn sống thực tiễn của con em mình về xung quanh. II. THỰC TRẠNG. 1. Thuận lợi và khó khăn. 1.1. Thuận lợi - Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, phòng học sạch sẽ, có đầy đủ các tiện nghi cần thiết đồ dùng đồ chơi đầy đủ phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ. - Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng chuyên môn của Phòng giáo dục huyện Gia Lâm, tham quan và dự một số hoạt động, tiết dạy của trường bạn và đồng nghiệp trong trường. Đó cũng là điều kiện để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình. - 2 giáo viên trong lớp đều có trình độ chuyên môn, luôn nhiệt tình trong công việc, đặc biệt luôn có sự đam mê đối với bộ môn toán học. - Bên cạnh đó, phụ huynh luôn tin tưởng, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cũng như phối hợp với giáo viên để giúp trẻ yêu thích và tự tin khi học toán. 1.2. Khó khăn. - Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, kĩ năng đếm còn hạn chế. - Một số cháu nghỉ học nhiều, sức khỏe yếu nên khi học tập cũng hạn chế tiếp thu, hứng thú quan tâm đến các đối tượng xung quanh - Trẻ hiếu động, thích tìm tòi khám phá nhưng đồ dùng trực quan chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ. Trẻ không hứng thú với các hoạt động tĩnh trong góc học tập, các thao tác chơi đơn giản, lặp lại. 2. Thực trạng. - Khảo sát thực trạng trên 34 trẻ. (Phiếu 1: Khảo sát đầu năm) III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: Để giúp trẻ hứng thú làm quen với các biểu tượng số lượng chính xác và cung cấp thêm nhiều hiểu biết cho các cháu về các tập hợp số lượng. tôi đã tìm tòi tham khảo tài liệu, sách báo, thông tin mạng soạn giảng vận dụng nhiều hình thức đổi mới vào các họat động, trò chơi cho các cháu với những biện pháp sau: 4 /15 Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng. Ví dụ: Băng hình về các loại cây, các loài hoa, các con vật và các đoạn phim cho trẻ thấy rõ từng con vật, phương tiện chuyển độnggiúp trẻ xem ghi nhớ đếm, so sánh các nhóm số lượng. Nội dung phim có tác dụng củng cố và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Nó cũng có tác dụng tích lũy tri thức cho trẻ và giúp trẻ quan sát tốt hơn khi cô đặc các câu hỏi so sánh nhận xét về số lượng. Ví dụ: Các bài tập đếm tìm nhóm có số lượng theo yêu cầu của cô, các bài tập chọn thêm số lượng đúng theo yêu cầu của cô. Với hình ảnh thật, màu sắc sặc sở các hình chuyển động di chuyển được trên màn hình giúp trẻ tập đếm, so sánh các nhóm số lượng. Nội dung các bài tập có tác dụng củng cố kĩ năng đếm, nhận biết so sánh các nhóm số lượng với nhau. Đồng thời các bài tập này có tác dụng cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin làm bài tập trên máy tính (sử dụng chuột bàn phím để thực hiện các bài tập. Ngoài những yêu cầu về giáo dục thẩm mỹ, tôi cũng chú ý đến yêu cầu về vệ sinh an toàn cho các cháu khi chơi, thực hành. Bên cạnh đó các học cụ, dụng cụ học v.v phải có dáng vẻ ngộ nghĩnh gần gũi với các cháu, không quá cầu kỳ và gây hứng thú thu hút các cháu, các đồ chơi được nhân cách hóa và chuyển động được càng tốt. 2. Biện pháp 2: Hình thành các biểu tượng về tập hợp cho trẻ. - Dạy trẻ nhận biết và tạo nhóm vật theo 1 dấu hiệu chung, sử dụng các nhóm vật giống nhau và chỉ cho trẻ dấu hiệu chung của nhóm vật. Ví dụ: Ở trên bảng cô gắn những hình gì? Màu gì? Có dạng hình gì? Tất cả hình trong nhóm đều là hình tròn. Tất cả hình trong nhóm đều là hình tròn màu đỏ + Cho trẻ thực hành tạo nhóm vật theo dấu hiệu chung. Ví dụ: Nhặt tất cả gia cầm, toàn bộ con vật nào thuộc nhóm gia cầm ra ngoài cho cô, toàn bộ những gia cầm + Biểu thị một tập hợp trọn vẹn (hình dạng, màu sắc). Ví dụ: Con vừa nhặt những hình gì vậy? Con vừa nhặt tất cả những hình tròn Các bài luyện tập nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung cần được phức tạp dần, tiếp theo trẻ sẽ có thao tác với nhóm vật có 2,3 dấu hiệu khác nhau như: Màu sắc và hình dạng, hình dạng và kích thước. Tuy nhiên trẻ chỉ tạo nhóm theo 1 dấu hiệu Hình ảnh 2: Tiết học dạy trẻ nhận biết và tạo nhóm vật theo 1 dấu hiệu chung. - Dạy trẻ tạo nhóm vật theo 2 dấu hiệu chung [hình dạng (tên gọi), màu sắc] Ví dụ: Nhặt tất cả các bông hoa màu đỏ ra ngoài 6 /15 Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú làm quen với số lượng. Giáo viên phát triển ở trẻ hứng thú nhận biết số lượng các nhóm đồ vật có ở xung quanh trẻ, nhờ vậy hình thành và phát triển dần cho trẻ khả năng trừu tượng hóa khía cạnh số lượng khỏi những tính chất và đặc điểm khác của đối tượng. 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng bằng thiết lập tương ứng 1:1. Trên cơ sở trẻ đã có biểu tượng về tập hợp trọn vẹn, biết phản ánh số lượng của chúng bằng các từ: Một, nhiều, trẻ đã có kỹ năng phân tích dấu hiệu chung của nhóm vật thì giáo viên bắt đầu dạy trẻ nhận biết mối quan hệ số lượng giữa các nhóm và diễn đạt mối quan hệ số lượng đó bằng lời nói như: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. - Dạy trẻ so sánh số lượng bằng 2 biện pháp: Xếp chồng và xếp cạnh. Dạy trẻ xếp chồng trước, xếp cạnh sau. * Cách dạy: Bước 1: Giáo viên dạy trẻ nắm được mục đích của các biện pháp so sánh. Coa thể so sánh bằng xếp chồng (hay xếp cạnh) dùng để so sánh số lượng của 2 nhóm vật. Dạy trẻ so sánh bằng hành động mẫu kết hợp với giảng giải. Ví dụ: + Trên bàn cô có nhóm nồi và nhóm bếp. + Muốn so sánh cô xếp nhóm bếp ra thành hàng. + Đặt từ trái sang phải. + Cô cầm tay phải lấy từng cái nồi đặt lên từng cái bếp đặc từ trái qua phải. Bước 2: Cho trẻ thực hành so sánh để hình thành kỷ năng so sánh (Bằng xếp chồng hay xếp cạnh). - Để hình thành thao tác đúng cho trẻ chúng ta nên hỏi trẻ các câu hỏi như: Con xếp bếp, nồi bằng tay nào? Xếp như thế nào? Con xếp được bao nhiêu bếp?. - Dùng hệ thống câu hỏi để hướng trẻ vào mối quan hệ giúp trẻ nhận biết số lượng. Ví dụ: So sánh xem số bếp như thế nào với số nồi? - Chúng ta có thể dùng hệ thống câu hỏi giúp trẻ nắm thủ thuật xác định mối quan hệ số lượng giữa 2 nhóm vật. Bước 3: Cũng cố bằng hệ thống bài tập so sánh, hệ thống bài tập tuân thủ các bước. + Số lượng so sánh từ ít đến nhiều. + Độ chênh lệch số lượng của 2 nhóm từ nhiều đến ít. + So sánh 2 nhóm số lượng gần nhau đến 2 nhóm xa nhau 8 /15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hun.doc