Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát
Tự ti là một sự khiếm khuyết về mặt tính cách, đặc biệt là đối với trẻ em, tâm lý tự ti sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ, gây bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ và tác động đến tương lai của trẻ. Trẻ em nên có một tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên vui vẻ không phải lo nghĩ, thế nhưng một khi đã có tâm lý tự ti thì trẻ sẽ thường buồn rầu, phiền muộn không có nguyên do, không dám giao tiếp với người khác, thậm chí sợ hãi cả bạn bè, xem con người như “những kẻ hung dữ”. Bởi vì trẻ tự cảm thấy mình không có gì tốt, thế nên chỉ có thể một mình trốn trong góc, ngưỡng mộ người khác, mong muốn được có bạn bè nhưng lại thường hay nghĩ: “Tại sao mình làm gì cũng không tốt, làm thế nào để người ta thích mình đây, ai mà muốn chơi với kẻ ngốc như mình chứ?”. Nếu trẻ có sự đánh giá sai lệch về bản thân ngay từ nhỏ thì sẽ luôn cho rằng mình là người tệ nhất. Ngoại hình thì xấu, ăn mặc không đẹp, học cũng không giỏi… Những đứa trẻ tự ti thích thu mình lại, không dám tiếp xúc với người hay sự việc mới bởi trẻ lo lắng mình bị đánh giá, sợ hãi bị những người xung quanh cười nhạo, chê bai. Sau khi lớn lên, sự tự ti sẽ khiến trẻ không dám giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, không dám ngẩng cao đầu trước người khác, không dám đối diện với cuộc sống.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát
dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở lớp học mầm non hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo thường xuyên xảy ra và đặc biệt trong giờ học các bé thường không nói hoặc nói rất bé chính vì vậy làm hiệu quả của giờ học chưa cao. Cùng với đó rất nhiều phụ huynh thường xuyên than phiền với cô giáo vì bé ở nhà rất nhút nhát và rất ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Bản thân tôi là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tin đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 3-4 tuổi khắc phục được tính tự ti, nhút nhát hiệu quả. Để trả lời trăn trở này, tôi luôn mầy mò, áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi khắc phục tính tự ti, nhút nhát và có cơ hội được thể hiện mình khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát” Với thông điệp: “Hãy hoạt động cùng với trẻ Hãy là người bạn, người đồng hành để trẻ tự tin hơn trong cuộc sống!” 2. Tên sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát” 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Dụng; Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Hoàng Đan-Tam Dương-Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0977869266; E-mail: Nguyenthidung.c0hoangdan@vinhphuc.edu.vn 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong tất cả hoạt động trong ngày của trẻ. Mầm non: Dạy học tích cực “Lấy trẻ làm trung tâm” và doạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”. Chính vì vậy để trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát giáo viên cần thực hiện trong mọi hoạt động, mọi lúc và mọi nơi để trẻ cởi mở, chia sẻ và thể hiện sự sáng tạo của mình. Trẻ chỉ có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh, có nề nếp khi được sống trong môi trường thực sự yêu thương và chăm sóc, giúp đỡ của người lớn. Chính vì vậy, việc khắc phục tính tự ti, nhút nhát là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thông qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố tố chất vận động góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. * Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Đầu tháng 8 của năm học 2018 – 2019 tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi A5 – Trường mầm non nơi tôi công tác, với số lượng là 32 cháu, trong đó có 18 trẻ nữ, 15 trẻ nam. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: -Về Ban giám hiệu: + Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. + Ban giám hiệu đã trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên - Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học. - Về giáo viên: + Giáo viên đứng lớp có trình độ Đại học sư phạm mầm non. Là giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. + Giáo viên trong trường đoàn kết và cùng giúp đỡ nhau về chuyên môn. - Đối với phụ huynh: + Phần lớn là nông dân, bố mẹ đều đi làm ở các khu công nghiệp, trẻ ở nhà với ông, bà nên sự quan tâm đến con em mình của một số phụ huynh còn hạn chế. + Một số phụ huynh chưa hiểu hết công việc của giáo viên nên còn thắc mắc trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Đối với Giáo viên: + Là giáo viên mới công tác trong những năm đầu, kinh nghiệm còn hạn chế nên việc lập kế hoạch giáo dục còn chưa có nhiều ý tưởng sáng tạo. - Về học sinh: Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Quỳnh Anh, Huy, Nam, Vũ.......Một số bé lại quá hiếu động như bé: Bảo, Đăng, Huyền. Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. - Về phụ huynh: + Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là nông dân nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà. Vì vậy việc thống nhất quan điểm khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn nhiều khó khăn. + Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự tự ti, nhút nhát và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà “Bao bọc” con quá kỹ. * Thực trạng việc sử dụng biện pháp khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ 3 – 4 tuổi Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình, thông qua các tư liệu tham khảo cùng những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: * Tính mới, tính sáng tạo: - Đề tài góp phần bổ sung làm phong phú thêm một số vấn đề về thực tiễn tự ti, nhút nhát của trẻ lớp 3TA5 tại trường mầm non nơi tôi công tác thông qua việc quan sát, trò chuyện, trao đổi, tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động tham quan dã ngoại. Từ đó giáo viên nắm được thực trạng tự ti, nhút nhát của trẻ và đưa ra những biện pháp phù hợp cho trẻ và phối hợp với toàn thể phụ huynh trong toàn lớp để khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ được hiệu quả nhất. - Đề tài giúp lớp 3 tuổi, toàn thể giáo viên trong trường và toàn thể phụ huynh lớp tôi phụ trách có tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích. Từ đó hình thành tri thức và kỹ năng đưa trẻ vào hoạt động vào tình huống để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống. - Bên cạnh đó, đề tài đã đề xuất được nhiều biện pháp tổ chức hoạt động cho học sinh và phối với phụ huynh để rèn trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát. Đặc biệt những biện pháp này hoàn toàn được khai thác theo hướng mới mẻ, tôi đã mạnh dạn đề xuất và ứng dụng vào thực tế mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động, được giao lưu, chia sẻ cùng nhau đó còn là nền tảng cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. * Khả năng áp dụng, nhân rộng: - Sáng kiến này đã được áp dụng và thực nghiệm tại trường mầm non Hoàng Đan mang lại hiệu quả cao. Việc khắc phục hiệu quả tính tự ti, nhút nhát cho trẻ 3-4 tuổi thông qua mọi hoạt động không những được áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi mà còn có thể áp dụng với mọi lứa tuổi trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung cho trẻ. Qua nhận xét, đánh giá của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và các đồng nghiệp, giải pháp này có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non ở các địa phương khác nhau mang lại hiệu quả hoạt động giáo dục cao. Trẻ khắc viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Tôi đã lên kế hoạch và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như điều kiện của nhà trường để có các góc chơi biết nói đẹp và mang lại hiểu quả cho trẻ. Ví dụ: Tôi trang trí lớp theo hướng đồ chơi các góc có hình thù các nhân vật biết nói, những đồ dùng có thêm mắt, mũi, miệng. Những con vật có hình thù như con người Từ đó trong các hoạt đông vui chơi hay hoạt động học trẻ có thể đóng vai, giao tiếp với đồ chơi ở các góc. “Hình ảnh góc chơi biết nói” Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những tâm sự rất trẻ con của mình. “Hình ảnh cô và trẻ tâm sự cùng nhau” Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé khắc phục tính tự ti, nhút nhát trở thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ tôi luôn thể hiện mình là người tự tin, giao tiếp lưu loát và thân thiện với đồng nghiệp với phụ huynh và với chính các em. Biện pháp 2: Khắc phục tính tự ti, nhút nhát trong giờ học Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với cô giáo cùng lớp và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học tham mưu với Ban giám hiệu và xin ý kiến chỉ đạo về các kế hoạch hoạt động ngày lê, ngày hội cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 20/10 - Ngày phụ nữ Việt Nam Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: “Con chúc mẹ của con luôn xinh đẹp và trẻ mãi” hay “Con chúc bà luôn khoẻ mạnh”: Hình ảnh bé làm thiếp chúc mừng bà và mẹ Các bé sau khi hoàn thành tấm thiếp sẽ cùng tham gia một cuộc thi thuyết trình chúc mừng bà và mẹ. Các bé lần lượt sẽ được gọi lên để nói lời chúc mừng bà và mẹ. Sau đó cả lớp sẽ bình chọn lời chúc nào hay nhất sẽ được cô giáo tặng thêm một món quà. Nhờ việc làm này đã kích thích trẻ, loại bỏ sự tự ti, nhút nhát ở trẻ. Ngoài ra các bé được “bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp tôi lại thật đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới 5 tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh từ các bạn trai cùng lớp, các bạn đã mạnh dạn trao tặng các bạn gái lời chúc ý nghĩa nhất.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_kha.docx