Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với Toán

Trong quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng, chưa hình thành các biểu tượng về toán ban đầu ở trẻ. Vì thế người lớn nói chung và các cô giáo mầm non nói riêng là người trực tiếp tác động đến trẻ, nhằm dần dần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 3- 4 tuổi vốn hiểu biết còn ít, mới bắt đầu làm quen dần với những biểu tượng về toán, vì vậy những biểu tượng về toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Để hình thành được biểu tượng về toán trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản thân, vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt. Trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận thức các biểu tượng sơ đẳng về toán, làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Là giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn ý thức cao, phải thực hiện yêu cầu giáo dục theo quy định của ngành và sự chỉ đạo của nhà trường, quan tâm đến sự phát triển toàn diện cho trẻ, qua đó có hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng về toán. Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm quen với toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với toán ngay từ tuổi mầm non là việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, giúp trẻ tìm tòi, quan sát, so sánh, nhận biết...Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành các biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh đó việc xác định vị trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên - dưới, trước - sau, phải - trái của mình và của đối tượng khác trong không gian.

doc 19 trang lethu 03/09/2024 2130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với Toán
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI 
 LÀM QUEN VỚI TOÁN”
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thuỷ
 Quảng Bình, tháng 4 năm 2020 Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán là nhu 
cầu cần thiết. Trong quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận 
thấy ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng, chưa hình thành các biểu 
tượng về toán ban đầu ở trẻ. Vì thế người lớn nói chung và các cô giáo mầm non 
nói riêng là người trực tiếp tác động đến trẻ, nhằm dần dần hình thành cho trẻ 
những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 3- 4 tuổi vốn hiểu biết còn ít, mới 
bắt đầu làm quen dần với những biểu tượng về toán, vì vậy những biểu tượng về 
toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Để hình thành được biểu tượng 
về toán trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản thân, vốn ngôn ngữ nhất định để 
diễn đạt. Trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán, giáo viên đóng vai trò rất 
quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận thức các biểu tượng sơ đẳng về toán, 
làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Là giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm 
sóc - giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn ý thức cao, phải thực hiện yêu cầu giáo dục theo 
quy định của ngành và sự chỉ đạo của nhà trường, quan tâm đến sự phát triển toàn 
diện cho trẻ, qua đó có hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng về toán. Trong 
chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm quen với toán đóng 
vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với toán 
ngay từ tuổi mầm non là việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, giúp trẻ tìm tòi, 
quan sát, so sánh, nhận biết...Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình 
thành các biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh 
đó việc xác định vị trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên - dưới, 
trước - sau, phải - trái của mình và của đối tượng khác trong không gian.
 Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen 
với toán” Để làm kinh nghiệm sáng kiến kinh nghiệm.
 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng đề tài sáng kiến, giải pháp: 
 * Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học.
 Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học.
 Xây dựng giờ hoạt động học trên lớp. 
 Cho trẻ khám phá hoạt động thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
hoạt động làm quen với toán.
 Luyện tập hàng ngày cho trẻ.
 Dùng lời nói để giảng giải, trò chuyện giúp trẻ hứng thú hoạt động làm quen 
với toán.
 Phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ lầm quen với toán.
Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. gia các hoạt động tại lớp. Giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động 
chăm sóc, giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ.
 Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn, các kỹ năng làm 
đồ dùng đồ chơi, trang trí tạo môi trường trong và ngoài lớp theo “Hướng mở” được ban 
giám hiệu thường xuyên quan tâm; nội dung giáo dục và đánh giá trẻ theo quan điểm lấy 
trẻ làm trung tâm; nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp 
cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với trẻ, 
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường 
xuyên, tập huấn chuyên đề hàng năm, hàng thàng trong nhà trường.
 Bản thân tôi luôn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 
được phát huy tối đa. Ngoài ra tôi luôn tìm tòi học tập các đồng nghiệp, đã được dự 
giờ các đồng nghịêp. Các hoạt động và dự thao giảng một số tiết mẫu của trường, của 
thành phố nên cũng đã được học tập một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng 
dạy cho trẻ làm quen với toán. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học 
sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội, phối hợp với nhà trường nên tạo điều kiện giúp tôi 
làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm lớp của mình.
 Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp nhiều khó khăn sau đây.
 * Khó khăn.
 Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, địa hình phức tạp, 
giao thông cách trở, đường sá đi lại khó khăn vừa xa xôi vừa vượt qua nhiều sông 
suối, dốc đèo nguy hiểm. 100% trẻ trong lớp là dân tộc Bru Vân Kiều.
 Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ còn rập khuôn, còn gò ép trẻ chưa phát huy 
tính sáng tạo của trẻ. Chưa tạo cho trẻ nhiều cơ hội để phát huy tính tự lập, kỹ năng 
trong giao tiếp.
 Nhận thức của đa số phụ huynh còn mang nhiều “Hủ tục” như “Ma chay, Cúng 
Giàng, Tảo hôn”nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở gia đình còn nhiều 
bất cập và hạn chế, một số phụ huynh chưa thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ 
cho giáo viên chủ nhiệm. Chưa ý thức được việc xây dựng môi trường xanh- sạch- 
đẹp-an toàn- thân thiện cho trẻ hoạt động ở trường.
 Trẻ 3 tuổi lớp tôi phụ trách chưa được học lớp nhà trẻ, nên mới đến lớp nhiều 
trẻ còn bở ngỡ, còn rụt rè, nhút nhát. Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan 
trọng của việc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
 Đồ dùng học toán của trẻ 3 - 4 tuổi chưa có đủ, chưa hấp dẫn trẻ. Phương tiện 
về công nghệ thông tin còn hạn chế. Khả năng nhận biết của trẻ còn hạn chế.
 * Điều tra thực tiễn.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và phân loại chất lượng môn Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ hoạt động làm quen toán về số lượng, 
phân biệt độ lớn, độ dài, cao – thấp... từ đó sẽ hấp dẫn và lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
 Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương 
tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp trẻ nắm vững các quy luật của sự 
phát triển xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ nhớ kĩ, hiểu 
sâu những hình ảnh, những kiến thức đang học. 
 Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu 
nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình 
thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, 
tư duy và ngôn ngữ của trẻ. 
 + Sử dụng mô hình, sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ, một trò chơi để 
dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán. 
 Ví dụ: Chủ đề: “Thế giới thực vật”. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Củ cà rốt”. 
Sau đó tôi hỏi trẻ trong bài thơ nói về gì? (Trẻ trả lời: Nói về củ cà rốt), tôi đã chuẩn 
bị sẵn đồ dùng trực quan của mình. Vậy chúng mình xếp tương ứng củ cà rốt và lá để 
tạo nhóm mới. 
 Chủ đề: Bản thân Đề tài: “Lớp học của chim sơn ca”. Cô: Lớp học của chim 
sơn ca gồm ba bạn, các bạn rất ngoan và chăm chỉ học bài, hôm nay trước giờ lên lớp 
các chú chim đang cùng nhau ôn lại bài cũ. 
 + Các con hãy tìm cho cô nhóm ít hơn 3 rồi thêm vào đủ bằng 3 (1 - 2 trẻ lên 
tìm và thêm vào đủ bằng 3 và đếm cho cả lớp cùng đếm) cả lớp kiểm tra. Các con 
biết không, đường đến lớp học chú chim rất xa, nên trước khi bay, các chú chim phải 
khởi động “vỗ cánh” các con hãy đếm xem các chũ chim vỗ cánh mấy lần (cô làm 
động tác chim vỗ cánh 3 lần) trẻ đếm nhẩm và làm theo cô. 
 + Cô giáo họa mi gọi một bạn lên bảng kiểm tra bài cũ. Cách 1: Chia thành 2 nhóm. 
Nhóm có 1 chú chim và nhóm có 2 chú chim. Trẻ thi nhau lên gắn theo yêu cầu của cô, 
cho 1-2 trẻ kiểm tra lại. Tương tự như vậy các bài học tiếp theo, trẻ thành thạo hơn. 
 + Trong các tiết học tôi thường sử dụng các câu hỏi: Tại sao? Làm thế 
nào? Và còn có những cách tạo nhóm nào?... Qua đó kích thích được tính tò mò, 
sáng tạo, thông minh, nhanh nhẹn trong phán đoán, giúp trẻ giải quyết vấn đề 
bằng nhiều cách khác nhau và những cơ hội để phát triển khả năng đặc biệt. 
 + Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không những 
tạo được sự chú ý cho trẻ ngày từ đầu, mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ 
dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. Trong quá trình dạy trẻ tôi thường 
kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh và mô hình với nhau. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, 
hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải 
nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến... Kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ qua 
sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào tất cả các 
hoạt động.
 Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học.
 Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lôgíc đồng thời trẻ tích 
cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp 
lý.Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác n hau như: Kể 
chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng mà 
không thụ động.
 Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận 
biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
 Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh vào giờ học cô cho 
trẻ so sánh chiều cao của hai đối tượng. 
 Như vậy cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết 
hợp giáo dục trẻ bết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên những kinh 
nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới, để làm được đều đó thì giáo 
viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa 
trẻ với trẻ để trẻ tự kiểm tra lẫn nhau, bày cho nhau cách đọc, cách đếm, cách chơi.
 Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông 
 Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ?
 Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biệp pháp, biết 
giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình huống.
 Biện pháp 3: Xây dựng giờ hoạt động làm quen với các biểu tượng toán sơ 
đẳng trên lớp. 
 Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng 
trẻ vào không gian hoạt động. 
 Thực tế, đếm là là một trong số những bài tập phát triển tư duy cho trẻ 3-4 tuổi 
quan trọng trong việc hình thành khả năng suy luận của trẻ. Học đếm chính là một 
trong những kỹ năng có thể dạy trẻ để rèn luyện não bộ, tư duy tốt hơn.
 Thông qua các hình khối, đồ chơi, hoa quả, ngón tay hay bất kỳ đồ vật để tôi 
hướng dẫn trẻ thông qua hoạt động học.
 Hướng dẫn trẻ đếm chậm, từ từ kết hợp vừa học vừa chơi, đố vui đơn giản để tạo 
hứng thú cho trẻ, bởi vì trẻ 3- 4 tuổi đang trong độ tuổi nghịch ngợm chứ không thích 
ngồi yên một chỗ để học, hơn nữa trẻ của tôi là trẻ dân tộc thiểu số Bru- Vân Kiều.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_lam.doc