Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ với những điều thú vị về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh... đặc biệt là tính tò mò, mối quan tâm của trẻ trở thành nội dung khám phá thử nghiệm và phát huy tính sáng tạo, ham học hỏi của trẻ. Khi trẻ hoạt động ngoài trời trẻ dễ dàng thu nạp vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt, giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn và dẻo dai hơn. Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, trẻ khỏa mạnh và hoạt bát hơn, khi tham gia các hoạt động đều đặn và có sự phối hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển thể chất một cách tối đa và cơ thể luôn có sức đề kháng cao. Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
MỤC LỤC Mục Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 1 Lý do chọn đề tài: 1 2 Mục đích nghiên cứu: 2 3 Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 2.1 Cơ sở lý luận: 4 2.2 Thực trạng của vấn đề: 4 Thuận lợi 4 Khó khăn 5 Bảng khảo sát 6 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử 2.3 6 dụng để giải quyết vấn đề Tận dụng các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ngoài Biện pháp 1 6 trời Biện pháp 2 Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm 7 Biện pháp 3 Tổ chức đa dạng các trò chơi vận động, dân gian. 8 Biện pháp 4 Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích. 8 Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đối... và ứng Biện pháp 5 dụng vào trò chơi. 10 Biện pháp 6 Lấy trẻ làm trung tâm. 11 Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt Biện pháp 7 12 động cho trẻ. Biện pháp 8 Kết hợp với với phụ huynh. 12 2.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 13 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 2.5 14 nghiên cứu. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16 Kết luận 16 Kiến nghị 16 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ thiếu sự linh hoạt, ngôn ngữ phát triển chậm...Do đó, trẻ sẽ nhút nhát, khó hòa đồng và khó thích nghi với cuộc sống. Bên cạnh đó, khi thiếu các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ thường trở nên cau có và dễ bị nhàm chán, tách mình khỏi môi trường xung quanh khiến thế giới kỳ diệu xung quanh của trẻ bị thu hẹp lại. Xuất phát từ nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh và mong muốn trẻ tích cực chủ động tham gia hoạt động ngoài trời, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp bé 3-4 tuổi trường mầm non Trung Mầu phát huy tính tích cực, chủ động thông qua hoạt động ngoài trời Trẻ nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động. Trẻ nắm được một số kiến thức khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động khám phá thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. 3. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu: • Các con lớp mẫu giáo bé C2 3- 4 tuổi trường mầm non Trung Mầu. • Đề tài được thực hiện trong năm học 2022- 2023 ( từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023). 4. Phương pháp nghiên cứu: a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để đề tài này có hiệu quả đạt được kết quả cao trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, trên mạng có những hình ảnh liên quan nhằm gây sự chú ý từ trẻ. b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi luôn quan sát chú ý hướng dẫn cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên, trẻ tự rút ra những bài học từ những kinh nghiệm thực tiễn đó là những gì mà trẻ nhìn thấy được. Phương pháp trò chuyện: Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, đặt ra những câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 2/16 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 . Cơ sở lý luận Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống xung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được. Trẻ có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động trong môi trường thuận lợi. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội hiện đại. Hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Qúa trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vốn được xem là hoạt động có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tổ chức các hoạt động chơi ngoài trời đôi khi vẫn chưa phát huy được hết những tác dụng tích cực ở trẻ. Chính vì vậy tôi tìm mọi biện pháp để giúp trẻ 3-4 tuổi lớp tôi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời. 2.2. Thực trạng của vấn đề Lớp mẫu giáo bé C2 có số trẻ là 35 trẻ 2.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu trường mầm non Trung Mầu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. Nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi hoạt động ngoài trời và đầu tư sân chơi đủ diện tích cho trẻ hoạt động Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việc dạy và học. Bản thân là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 3- 4 tuổi, được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình 4/16 Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trong thời gian dài nên ảnh hưởng đến tính tích cực của hầu hết trẻ nhất là trẻ 3-4 tuổi là thời điểm vàng ở lứa tuổi mầm non. Vào đầu năm, tôi đã khảo sát tính tích cực chủ động trong hoạt động ngoài trời cho trẻ lớp tôi cụ thể như sau: BẢNG KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Số Kết quả Nội dung lượng Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ trẻ Sự tự tin, tích 35 13 37,1% 10 28,5% 9 25,7% 3 8,7% cực chủ động Khả ăng giao 35 13 37,1% 12 34,2% 10 28,7% 0 tiếp của trẻ Tò mò ham 35 12 34,2% 13 37,1% 10 28,7% hiểu biết Thể hiện về một số hiểu biết về 35 13 37,1% 12 34,2% 10 28,7% thế giới xung quanh 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1: Biện pháp 1: Tận dụng các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ngoài trời Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Để trẻ có sự ham thích khám phá thiên nhiên, chúng ta cần cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh Ví dụ: Khi cho trẻ ra sân thấy nhiều lá vàng, cô cho trẻ nhặt lá và cùng nhau trò chuyện về lá vàng + Đố các con đây là lá của cây gì? Tại sao các con biết? + Tại sao lá rụng? Quan sát lá trên cây lúc này như thế nào ? + Cây cần gì để sống? Người ta trồng cây để làm gì? + Các con đã làm gì để bảo vệ cây? Tôi cũng đã gợi ý cho trẻ chơi, sáng tạo trong sản phẩm của mình từ những chiếc lá. Trẻ có thể làm ra những bức tranh bằng lá cây. Ngoài ra tôi còn cho trẻ nhặt nhiều lọai lá khác nhau yêu cầu trẻ phân loại lá theo đặc điểm ( lá tròn, lá dài, lá to, lá nhỏ...) hay là xếp hình các con vật ngộ nghĩnh bằng lá cây ... 6/16
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_pha.docx