Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả

Với kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo bé nhiều năm, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp thí nghiệm khi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với khoa học, tự nhiên vẫn còn hạn chế, đa phần giáo viên chưa ý thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của phương pháp thí nghiệm cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các hiện tượng khoa học, hiện tượng tự nhiên vẫn còn áp đặt trẻ, đưa ra kiến thức yêu cầu trẻ nhắc lại, chưa quan tâm đến việc giúp trẻ tìm hiểu kiến thức thông qua trải nghiệm trực tiếp. Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Do vậy, hoạt động khám phá thế giới xung quanh đối với trẻ con chưa đạt được hiệu quả cao, chưa thu hút và tạo sự hứng thú cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong quá trình thực hiện chuyên môn, đồng thời cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp về phương pháp, hình thức trong tổ chức hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động khám phá thông qua các thí nghiệm.
doc 15 trang lethu 08/05/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho 
thấy: trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh mình bằng cách “Chơi bằng học và học 
bằng chơi”, mọi sự vật, hiện tưởng đều được trẻ hiểu và biết thông qua “Lăng 
kính chủ quan” của mình và tất cả những gì xung quanh trẻ đều là mới lạ, đều là 
những điều kì diện mà trẻ mong muốn được tìm hiểu và khám phá.
 Thông qua hoạt động khám phá khoa học, đặc biệt là tổ chức các hoạt 
động thí nghiệm giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, thu hút được sự chú 
ý của trẻ sẽ kích thích được khả năng tư duy sáng tạo, góp phần tích cực phát 
triển lĩnh vực nhận thức cũng như phát triển toàn diện đối với trẻ. Vì vậy, việc 
cho trẻ khám phá khoa học thông qua trải nghiệm với các thí nghiệm là vô cùng 
cần thiết và quan trọng.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) với 
các đặc điểm cơ bản khác biệt so với các độ tuổi như:
 - Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào 
thuộc tính bên trong của sực vật.
 - Trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, các sự kiện
 - Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên 
ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng. 
trẻ chủ yếu là tư duy trực quan-hành động, hay gọi tư duy bằng tay theo phương 
thức “thử và có lỗi”. 
 - Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với 
các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.
 Từ những đặc điểm đó giúp cho giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động 
khám phá cho trẻ phù hợp và góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
 2. Thuận lợi, khó khăn
 a. Thuận lợi
 - Giáo viên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường, ban 
đại diện hội cha mẹ học sinh: đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các 
hoạt động nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ.
 - Nhà trường cũng đầu tư rất nhiều đồ dung, dụng cụ thí nghiệm và thiết 
kế riêng một khu để cho trẻ có môi trường tốt nhất để trải nghiệm.
 - Đội ngũ giáo viên nhà trường đa số trẻ, năng động, ham học hỏi, sẵn 
sàng tiếp nhận, tìm tòi cái mới, yêu nghề, yêu trẻ.
 - Bản thân tôi có vài năm đứng lớp bé nên tôi cũng hiểu được tâm sinh lý 
của trẻ.
 - Lớp học sinh là lứa tuổi mẫu giáo bé, hầu hết đều có ý thức và nề nếp 
trong học tập. Trẻ mạnh dạn tự tin, thông minh thích tham gia vào các tiết dạy 
có hình ảnh minh họa, các trò chơi trên máy tính.
 b. Khó khăn
 - Kỹ năng , sự ghi nhớ, quan sát, logic, tư duy, so sánhcủa trẻ của trẻ 3-
4 tuổi còn hạn chế
 - Đa số phụ huynh còn chưa quan tâm đến vấn đề cho trẻ được thực hiện 
trải nghiệm các thí nghiệm
 2 bé ai cũng hào hứng tham gia, hoạt động đã khơi gợi được sự thích thú và đam 
 mê khám phá thế giới xung quanh bé. Do đặc điểm nhận thức của bé lứa tuổi 
 mầm non, đặc biệt trẻ 3-4 tuổi khác với người lớn, bé thích các hoạt động chân 
 tay và khám phá bằng các giác quan. Các bé rất hay đặt câu hỏi trong hoạt động 
 như: Tại sao? Sao lại thế ạ? Sao lại là thế kia hả cô?... Chính vì vậy, đòi hỏi cô 
 giáo phải lựa chọn các hoạt động để giúp trẻ trả lời các câu hỏi tò mò, những 
 mong muốn được khám phá. Việc lựa chọn các đề tài thí nghiệm cho trẻ thực 
 hiện cực kỳ quan trọng. Giáo viên cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thí 
 nghiệm trước khi đưa vào từng giờ học. 
 + Việc đầu tiên cần làm là phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Cô giáo phải 
 lường trước được khi làm thí nghiệm này hiện tượng gì xảy ra, hiện tượng đó có 
 gây nguy hiểm cho trẻ hay không? Và trước khi cho trẻ làm thí nghiệm thì cần 
 nhắc nhở trẻ chú ý điều gì để quá trình làm được an toàn và hiệu quả nhất.
 + Nội dung, kiến thức cô giáo đưa ra trong mỗi thí nghiệm cần đảm bảo 
 phù hợp với trẻ. Đặc biệt, với trẻ 3-4 tuổi lượng kiến thức trẻ dung nạp được chỉ 
 ở mức độ đơn giản, đơn thuần và dễ dàng nhận thấy. Khi giáo viên hiểu được 
 điều này thì việc lựa chọn đề tài cho trẻ thí nghiệm mới phù hợp, không bị quá 
 khó đối với trẻ. Làm tốt điều này thì chắc chắn hiệu quả của thí nghiệm sẽ cao 
 hơn đối với trẻ. Với sự tìm hiểu nghiên cứu và dựa vào kế hoạch năm học tôi đã 
 đưa ra một số thí nghiệm phù hợp với nhận thức của trẻ lớp tôi, và đã thực hiện 
 trong năm học 2019- 2020.
Chủ đề, Các thí 
 Chuẩn bị đồ dùng Cách tiến hành
 sự kiện nghiệm
Động Trứng - 1 quả trứng sống; 1 quả trứng chín - Xoay lần lượt từng quả 
vật sống – trứng và quan sát
 Trứng 
 chín
Nước Trứng - 2 quả trứng, 2 cốc nước, muối - Đổ nước tinh khiết vào 
 nổi trên 2 cốc đã đánh dấu, cho 
 nước muối vào 1 cốc, thả trứng 
 vào 2 cốc và quan sát.
Nước Thí - 3 cốc, đường, muối, cát, thìa - Cho lần lượt từng các 
 nghiệm nguyên vật liệu vào từng 
 hòa tan cốc, dung thìa khuấy và 
 trong quan sát.
 nước:
Thực Tạo màu - 3 cái cốc, phẩm màu, lá cải thảo - Hòa tan phẩm màu vào 
vật cho cây từng cốc, sau đó cắm lá 
 cải thảo: cải thảo vào từng cốc và 
 quan sát
Trường Giấy - Màu sáp, giấy, cốc nước - Lấy màu sáp tô màu hết 
 4 - Bóng - Bóng bay, nước, nến - Cho nước vào quả bóng 
bay bay, đưa quả bóng vào 
không ngọn nến
cháy khi 
đốt
- Đổi - Màu nước đỏ, trắng, xanh lam, - Trộn màu:
màu khi đen, vàng.. + đỏ + xanh lá cây = vàng
pha trộn + Đỏ + xanh dương = 
màu sắc hồng
 +
- Sự - Sữa tươi, phẩm màu, nước rửa bát, - Đổ sữa ra đĩa, nhỏ phẩm 
chuyển đĩa màu ra từng góc của đĩa 
động của sữa, dùng tăm bông chấm 
sữa nước rửa bát sau đó chấm 
 vào đĩa sữa
- Sự biến - Sữa tươi, dấm - Đổ sữa vào cốc, rót dấm 
đổi của vào sữa. Quan sát
sữa
- Lốc - Nước, nước rửa chén, bình trong - Cho nước vào trong 
xoáy bình, rót nước rửa chén 
 vào, đập nắp lại sau đó 
 lắc bình. Quan sát
- Tạo - Bình có nắp, đá, nước nóng - Rót nước nóng vào bình 
mưa rồi đập nắp lại, xếp đá lên 
 trên nắp bình và quan sát
- Chiếc - 6 cốc, nước, phẩm màu, giấy ăn - Đổ nước và 3 cốc, nhỏ 
cầu sắc màu xanh, vàng, đỏ Cho 
màu 1 đầu giấy ăn vào cốc 
 màu xanh- 1 đầu vào cốc 
 không, và lần lượt với 2 
 cốc còn lại. Quan sát
 6 Qua mỗi thí nghiệm khoa học đơn giản sẽ đem lại cho trẻ không chỉ là 
những kiến thức thông thường mà giúp trẻ khám phá xung quanh cuộc sống 
hàng ngày, trẻ được xem, được học, được chơi và quan trọng là trẻ được tự mình 
trải nghiệm, chính những điều này đã mang lại sự hấp dẫn riêng đến từ khoa 
học. Thông qua các tiết học theo phương pháp này, bé sẽ được tự tìm hiểu, tự 
trải nghiệm khám phá, tự tìm ra những mối liên hệ đơn giản mà khoa học giữa 
các sự vật hiện tượng, và tự để đưa ra kết luận cũng như cách giải quyết vấn đề 
cho chính mình. Trẻ cần được xây dựng một nền tảng tốt ngay từ khi còn nhỏ, 
đó là điều vô cùng quan trọng để gia đình và nhà trường nên khuyến khích trẻ. 
Từ các buổi trao đổi, hình ảnh video các con tự trải nghiệm, sẽ giúp các bậc phụ 
huynh hiểu hơn về vấn đề này, từ đó sẽ kết hợp với cô giáo trên lớp để củng cố 
lại kiến thức, rèn thêm về kĩ năng, mở rộng hơn sự hiểu biết cho trẻ.
 Từ đầu năm đến giờ nhờ có sự trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và các 
bậc phụ huynh mà các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn rất nhiều đến các hoạt 
động của cô và trò trên lớp. Các bậc phụ huynh đã mang ủng hộ lớp rất nhiều đồ 
dung như: Cốc thủy tinh, bình nước trong, dấm, sữa, muối, trứng, các hộp, lọ để 
dung trong các thí nghiệm cho trẻ. Ví dụ trong tuần có kế hoạch làm thí nghiệm 
trứng nổi trứng chìm, tôi đã thông báo trên nhóm zalo của lớp về nội dung cuả 
thí nghiệm và kêu gọi phụ huynh chuẩn bị cho con mang trứng đến lớp.
 (Ảnh minh họa 5: Đồ của phụ huynh mang đến lớp)
 Ngoài ra, tôi còn quay lại cách thực hiện một số thí nghiệm để gửi cho 
phụ huynh dành thời gian hướng dẫn con làm tại nhà. Tôi lựa chọn các thí 
nghiệm cần nhiều thời gian mới có thể thấy được kết quả, hay các thí nghiệm 
vui cần các đồ dung đơn giản, dễ kiếm, có sẵn trong gia đình để bố, mẹ trẻ có 
thể cùng thực hiện với trẻ mọi lúc mà không cần phải mất quá nhiều thời gian 
chuẩn bị đồ dùng.
 3.5 Biện pháp 5: Tự học tập, tích lũy các kinh nghiệm trong tổ chức các 
hoạt động thí nghiệm cho trẻ
 Nhận thấy tầm quan trọng của nội dung cho trẻ làm thí nghiệm khoa học 
đơn giản cho trẻ 3-4 tuổi nên bản thân tôi ngay từ đầu đã luôn ý thức tự tìm tòi, 
học hỏi thêm các thí nghiệm hay trong sách, báo, trang mạng trong nước và 
nước ngoài. Tôi tìm và lựa chọn các kiến thức khoa học, phản ứng hóa học giữa 
các chất, hiện tượng tự nhiên.để có thể ứng dụng vào các đề tài thí nghiệm. 
Nếu người giáo viên không trau dồi thêm các kiến thức thì sẽ không tiếp cận kịp 
sự đổi mới của chương trình, nội dung đưa vào không mới lại thì dẫn đến việc 
trẻ sẽ bị nhàm chán, giảm hứng thú.
 Trong mỗi cá nhân đều có năng khiếu thiên về lĩnh vực nào đó mà bản 
thân tôi nhận thấy trong trường tôi có những đồng nghiệp rất chịu khó tìm tòi, 
nghiên cứu học hỏi và mạnh dạn thực hiện các thí nghiệm khoa học cho trẻ lớp 
mình. Qua các cuộc họp chuyên môn các giáo viên đó sẽ chia sẽ những kinh 
nghiệm đúc rút qua từng hoạt động dạy trên cho trẻ. Từ đó mà các giáo viên sẽ 
thuận lợi, tự tin hơn trong quá trình thực hiện cho trẻ. Không mắc phải những lỗi 
khi dạy trẻ, và xử lý tốt các tình huống xảy ra. Ngoài ra, các giáo còn trao dổi 
với nhau các đề tài, các thí nghiệm hay cho nhau, từ đó mà các giáo viên có 
thêm rất nhiều đề tài để lựa chọn đưa vào thực hiện cho trẻ lớp mình
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_thu.doc