Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận động để phát triển thể chất

Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là củng cố sức khỏe cho trẻ, giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, khỏe mạnh. Giúp trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động một cách nhịp nhàng, có khả năng định hướng tốt trong không gian. Giáo dục trẻ chất còn giúp trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất.

docx 26 trang lethu 22/08/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận động để phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận động để phát triển thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận động để phát triển thể chất
 MỤC LỤC 
 Trang
Mục lục 2
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu. 4
PHẦN NỘI DUNG 5
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5
2. Thực trạng của vấn đề 6
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6
4. Hiệu quả của SKKN 15
PHẦN KẾT LUẬN 17
1. Những bài học kinh nghiệm 17
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 17
3. Khả năng ứng dụng, triển khai 18
4. Những kiến nghị, đề xuất 18
Tài liệu tham khảo 19
 đồ dùng phát triển thể chất cho trẻ, có điều kiện tổ chức các hoạt động tích cực, sáng 
tạo để giúp trẻ phát triển thể chất.
 Tuy nhiên trong lớp tôi 100% trẻ là học sinh mới, có nhiều trẻ sinh cuối năm 
nên khả năng vận động còn nhiều hạn chế, còn một số trẻ có thể lực yếu, tính tình 
nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động nên cần được cô giáo động viên, “lôi kéo” 
trẻ tham gia vào các hoạt động để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Và có một số trẻ 
hiếu động, cần có nhiều thời gian vận động để giải phóng năng lượng một cách có ý 
nghĩa, nên việc tổ chức cho trẻ tập luyện sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu, tập trung chú 
ý và tích cực hơn 
 Bên cạnh đó, việc dạy trẻ và tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển 
các tố chất vận động nói riêng hiện nay ở gia đình chưa được coi trọng, các bậc cha 
mẹ trẻ mới chỉ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng còn chưa thực sự hiểu thấu đáo tầm 
quan trọng của việc dạy và rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản đối với sự phát 
triển toàn diện của trẻ, vì vậy gia đình chưa có sự đầu tư, phối kết hợp với giáo viên 
để cùng thực hiện cho trẻ tích cực vận động.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp 
giúp trẻ 3-4 tuổi lớp MG bé C1 trường Mầm non Trung Sơn tích cực vận động 
để phát triển thể chất ” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần 
giúp trẻ hứng thú tham gia tập luyện, rèn luyện một số kĩ năng vận động cần thiết để 
phát triển thể chất.
 2. Mục đích nghiên cứu. 
 Phát hiện thực trạng của việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 3- 4 
tuổi trường mầm non nơi tôi công tác. Từ đó đề xuất cách khắc phục thực trạng trên 
và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tích cực vận động để phát triển thể chất.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự phát triển vận động gắn chặt với sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm sinh lý 
của trẻ. Vì vậy khi lập chương trình phát triển thể chất cho trẻ giáo viên cần dựa trên 
những cơ sở: Ưu tiên lựa chọn bài tập, trò chơi vận động có tác dụng chung đến cơ 
thể và nhiều cơ bắp tham gia. Chọn bài tập, trò chơi gây hứng thú và phải vừa sức. 
Tăng cường các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng. Giáo 
dục kĩ năng hành động và vận động trong tập thể. Các trò chơi vận động, trò chơi 
thể thao là những hình thức hoạt động hấp dẫn trẻ em và có tác dụng giáo dục nhiều 
vận động cơ bản và sự kết hợp các vận động.
 Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú 
phù hợp với đăc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục 
buổi sáng, dạo chơi, các trò chơi thể thao, lao động...
 Vận động tích cực giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, phản ứng nhanh 
nhạy hơn trước những yêu cầu của người lớn, thực hiện các kỹ năng vận động một 
cách chính xác hơn và điều quan trọng là phát triển thể lực và giảm nguy cơ thừa 
cân, béo phì do lười vận động ở trẻ
 Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm, khả năng và nhu cầu vận động của trẻ 3-4 tuổi, 
từ đó tôi đưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực vận động để phát 
triển thể chất và rút ra kết luận sư phạm cho việc định hướng nghiên cứu các hình 
thức, phương pháp, biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ.
2. Thực trạng của vấn đề
 Trường mầm non Trung Sơn mới được xây dựng, đầu tư lớn về cơ sở vật chất, 
các phòng học đảm bảo về diện tích, sân tập rộng rãi. Trường có nhiều đồ dùng đồ 
chơi phát triển vận động nhằm phục vụ cho dạy hoạt động thể chất tương đối đầy 
đủ đồ dùng như: vòng, gậy, ghế thể dục, thang leo, xích đu, cột bóng rổ, cổng chui, 
đích ném...rất thuận lợi cho giáo viên trong hoạt động dạy. Tuy nhiên trường mới đưa 
vào sử dụng nên việc vận dụng, khai thác các đồ dùng chưa nhiều, hiệu quả mang lại Kinh nghiệm đứng lớp ở lứa tuổi mẫu giáo bé không nhiều nên việc tiếp cận 
lứa tuổi, phát hiện và giải quyết các vấn đề còn gặp nhiều khó khăn.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Phát triển thể chất cho trẻ được thực hiện thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc 
nuôi dưỡng, phát triển vận động...trong đó phát triển vận động, tích cực cử động là 
một nội dung cơ bản. 
 Nội dung của phát triển vận động bao gồm: phát triển nhóm cơ hô hấp, cơ tay, 
cơ chân, cơ lưng.Phát triển các vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, leo trèo. Phát 
triển các vận động tinh như; vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, kỹ 
năng sử dụng đồ dùng.
 Vậy làm thế nào để hoạt động giáo dục thể chất thực sự là một hoạt động có ý 
nghĩa với trẻ, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả, giúp trẻ phát huy tích tích cực, chủ 
động và sáng tạo, tôi đã lựa chọn các hình thức:
3.1. Đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức 
 Tâm lý của trẻ luôn hào hứng trước những điều mới lạ nên để thu hút được sự 
chú ý của trẻ vừa dễ nhưng lại vừa khó, trẻ rất dễ chán với những gì quen thuộc. 
Giáo viên cần thay đổi hình thức dạy học sao cho sinh động, hấp dẫn trẻ. 
* Hình thức dạy trẻ vận động thông qua kể chuyện: Thông qua câu chuyện để gây 
hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ tập trung, chú ý vào bài học và giúp trẻ vận động một 
cách nhẹ nhàng, thoải mái.
 Ví dụ: Với bài: Bò thấp, chui qua cổng cô có thể kể chuyện "Hôm nay là chủ 
nhật, các chú cún con rủ nhau đi công viên chơi, các chú cún con đi thành vòng 
tròn rộng đi các kiểu, đến gần công viên rồi các chú cún ngoan ngoãn xếp thành 3 
hàng dọc tập các động tác thể dục, nhưng khi vào công viên phải qua cổng chào, 
các chú cún sẽ chui qua mà không làm đổ cổng. Trong công viên có rất nhiều đồ 
chơi mới lạ, chú cún nào thích vào trước? Đến công viên rồi các chú cún rủ nhau Trong tiết học tôi thường xuyên quan tâm đến tất cả đối tượng trẻ, luôn tạo 
mối quan hệ gần gũi với trẻ, động viên, khuyến khích những trẻ nhút nhát, rụt rè, 
tạo môi trường hòa đồng để trẻ cùng tham gia hoạt động với nhóm bạn, giúp trẻ 
tích cực hơn trong hoạt động.
 Ví dụ: Khuyến khích những trẻ mạnh dạn, có khả năng lên làm mẫu và hướng 
dẫn bạn, mời bạn nhút nhát cùng tham gia. Cô khuyến khích, động viên những trẻ 
nhút nhát vận động nhiều hơn. Còn với những trẻ hiếu động, những trẻ có biểu 
hiện béo phì giáo viên nên mời trẻ lên hoạt động trước, hoạt động nhiều hơn trẻ 
khác để giúp trẻ giải phóng bớt năng lượng 
 Với các hình thức và phương pháp đổi mới như trên trẻ có hứng thú tham gia 
và thực hiện tốt những yêu cầu của vận động.
3.2. Giúp trẻ tích cực vận động thông qua các giờ học thể dục
 Để giờ học thể dục diễn ra một cách nhẹ nhàng, không gò bó và tăng sự hứng 
thú, tích cực cho trẻ tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện với hình thức và nội dung 
phong phú hơn mà vẫn đảm bảo được yêu cầu. 
 Ví dụ: Để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia phần khởi động tôi cho trẻ đội 
mũ thỏ, đứng xúm xít quanh cô và trò chuyện: “Hôm nay Thỏ mẹ cùng các chú Thỏ 
con đi tắm nắng và luyện tập thể dục cho khỏe nhé!”. Trẻ khởi động theo nhạc bài 
“Trời nắng trời mưa”. Sau đó, các nội dung khác của giờ học đều được thống nhất 
mô phỏng hoạt động của chú thỏ: Vận động cơ bản - thỏ đi trong đường hẹp, tay 
cầm cà rốt, trò chơi vận động - thỏ bắt bướm, hồi tĩnh - thỏ đi ngắm hoa theo nhạc 
bài “Hoa thơm bướm lượn”. 
 Để tăng sự hứng thú cho trẻ, giáo viên đổi mới hình thức khởi động thay đổi 
hình thức mới như những bài tập sôi động nhẹ nhàng nhưng cũng không tách rời 
mục đích chính của phần khởi động.
 Ví dụ: Cho trẻ đứng thành vòng tròn rộng, vừa hát vừa vận động theo lời bài 
hát: “Nhà mình rất vui”. Trẻ rất hứng thú hát và vận động theo lời ca, kết hợp các Ví dụ : Câu chuyện về cô Gió: Một hôm có một cô gió bay đi chơi, ngắm cảnh 
 Động tác 1: Gió bay (Tay); Gió thổi mạnh làm những đám mây trôi bồng bềnh 
trên bầu trời; Chân đứng rộng bằng vai, tay dang ngang, hạ xuống giống gió bay 
 Động tác 2: Mây trôi (Thân); Chân đứng rộng bằng vai, 2 tay giơ cao, nghiêng 
người sang 2 bên (mô phỏng mây bay)
 Động tác 3: Sấm chớp (Chân) – Mây đen kéo đến, sấm chớp nổi lên rồi; Dậm 
chân tại chỗ. Vừa dậm chân vừa hô: “Đùng đoàng, đùng đoàng...”
 Động tác 4: Mưa rơi; Bật tại chỗ. Vừa bật vừa hô: “Tí tách, tí tách”
 Đối với vận động cơ bản, việc thực hiện mẫu cần đảm bảo tính chính xác, nhưng 
cũng cần được thay đổi dưới các hình thức khác nhau. Để tránh gây nhàm chán cho 
trẻ, tôi thường cho trẻ tự khám phá cách vận động với đồ dùng, dụng cụ thể dục, sau 
đó hướng dẫn trẻ tập luyện với bài tập đưa ra. 
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập “Chuyền bóng qua phải, qua trái”. Cô đưa ra quả 
bóng và hỏi trẻ: Cô có đồ dùng gì đây? Với quả bóng này cô có thể chơi được 
những trò chơi nào? (trẻ đoán: chơi tung bóng lên cao, chơi ném bóng, chơi đá 
bóng...). Sau đó cô giới thiệu tên bài tập và cho trẻ quan sát cô làm mẫu: “Với quả 
bóng chúng ta có thể chơi được rất nhiều trò chơi. Cô cũng có một cách tập luyện 
rất hay. Đó là bài tập Chuyền bóng qua phải qua trái. Các con cùng xem cô làm 
mẫu nhé!”. Sau khi cô làm mẫu xong, cô cho trẻ tự tìm ra kĩ thuật của vận động: 
“Các con có nhận xét gì về tư thế của cô khi tập: Tay, chân cô như thế nào?”. Khi 
trẻ được trực tiếp quan sát và tìm ra kĩ thuật của vận động trẻ sẽ cảm thấy hứng 
thú, tích cực vận động hơn.
 Sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ các tình huống trong trò chơi vận động 
là những điều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo bé, những trò chơi vận 
động được sử dụng thường là những trò chơi đơn giản, vui nhộn, ít mang tính thi 
đua: Chó sói xấu tính, Mèo và chim sẻ, Bóng tròn to,...

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_tic.docx