Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp còn giúp ngôn ngữ của trẻ được cải thiện, câu từ được chau chuốt hơn. Trẻ nói đủ câu, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, câu văn giao tiếp sinh động, vốn từ phong phú, đa dạng, khả năng ứng biến nhanh khi giao tiếp. Trẻ có thể tự tin hỏi, đáp với người đối diện. Hơn thế, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp giúp trẻ hoàn thiện dần về nhân cách. Trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người khác, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc….Vì thế tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp là một kĩ năng vô cùng quan trọng không những giúp trẻ thoát khỏi sự rụt rè, nhút nhát mà còn là kim chỉ nam giúp trẻ có những bước tiến quan trọng sau này…Nhưng thực tế hiện nay thì sao? Chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát hơn, lém lỉnh hơn ngày xưa nhưng các cháu lại thiệt thòi hơn vì ngoài thời gian ở trường về các cháu thường ít được tiếp xúc, giao lưu, chơi trò chơi với bạn bè cùng xóm. Vì hầu như bây giờ nhà nào cũng kín cổng cao tường nên mọi người rất ngại sang nhà nhau chơi…bố mẹ thì đi làm ông bà thì bận cơm nước người bạn duy nhất của các bé tại thời điểm ấy là tivi hoặc máy tính để bé xem hoạt hình hoặc chơi trò chơi. Vì vậy, không gian chơi, không gian tiếp xúc với mọi người xung quanh bị thu hẹp lại. Do đó có rất nhiều trẻ rất ngại tiếp xúc với người khác. Còn đến lớp thì sao? Ở lớp, trẻ lại không dám nói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Trẻ thường rất ngại nói, ngại giao tiếp với người khác, đặc biệt là người lớn vì trẻ sợ bị la mắng, sợ cô phạt, trẻ bị áp đặt làm theo sự sắp xếp của cô…Chỉ một số cháu bạo dạn, tự tin dám nói lên những suy nghĩ, trò chuyện cùng cô và khách đến lớp.Tại sao trẻ lại như vậy? Phải chăng, chính môi trường sống, môi trường sinh hoạt và học tập của trẻ có ảnh hưởng rất lớn tới một đứa trẻ. Trẻ rụt rè, nhút nhát hay mạnh dạn tự tin phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Dưới thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cha mẹ dường như cũng bị cuốn vào guồng quay của xã hội, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Sáng bố mẹ đi làm, tối về mỗi người một cái điện thoại thông minh, ngay cả con cũng có một cái aipats để chơi. Vì vậy, mà thời gian bố mẹ giao lưu, trò chuyện với con cái dường như không có mà thời gian học tập ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Vậy làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên mầm non phụ trách nhóm lớp. Thông thường, giáo viên tuy đã đi học ở trường Sư phạm về có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để trẻ luôn trật tự, yên tĩnh, không được tự do đi lại, làm theo ý trẻ , trẻ luôn bị gò bó, áp đặt làm theo sự sắp đặt của cô. Vì vậy, trẻ mất đi sự tự tin, mạnh dạn, sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn ở trường phổ thông sau này Năm học 2016- 2017, tôi được phân công làm chủ nhiệm lớp Mẫu giáo bé C4. Sĩ số lớp tôi lúc đầu có 38 học sinh sau đó tăng lên 40 bạn. Học sinh lớp tôi phụ trách rất ngoan nhưng vẫn còn nhỏ tuổi, được bao bọc bởi gia đình quá nhiều. Đầu năm, tôi có cảm giác các cháu rất thụ động, nhút nhát, thiếu tự tin và rất ngại giao tiếp với người lạ đặc biệt là những cháu mới đi học để được các cháu mở lòng gần gũi, tin tưởng mình là điều rất khó. Để khắc phục vấn đề này tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể áp dụng vào lớp học của mình nhằm giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin đúng như lứa tuổi mình cần phải thế. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp” II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Tại sao trẻ em cần phải mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp? Bởi vì: Tự tin trong giao tiếp không những là điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ mà còn phát triển cả về mặt ngôn ngữ và nhận thức xã hội của một đứa trẻ. Một đứa trẻ muốn giao tiếp tốt phải có ngôn ngữ phong phú, đa dạng, hiểu biết nhiều Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ mạnh dạn trao đổi với mọi người, tự đề xuất hoặc nói lên những mong muốn, suy nghĩ hoặc ý kiến của mình với người khác mà 2/29 Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp Giáo viên trong lớp nhiệt tình với công việc, tận tâm với nghề, ham học hỏi, luôn tiếp thu ý kiến của lãnh đạo, đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cũng như nghệ thuật lên lớp để mang đến những tiết học hay, hiệu quả cho trẻ. Trẻ ngoan, lễ phép vâng lới cô giáo. Phụ huynh quan tâm, hết lòng ủng hộ các phong trào của lớp của nhà trường. b. Khó khăn Tuy học sinh lớp tôi phụ trách rất ngoan nhưng các cháu vẫn còn nhỏ tuổi, được bao bọc bởi gia đình quá nhiều. Đầu năm, tôi có cảm giác các cháu rất thụ động, nhút nhát, thiếu tự tin và rất ngại giao tiếp với người lạ đặc biệt là những cháu mới đi học để được các cháu mở lòng gần gũi, tin tưởng mình là điều rất khó. Là một giáo viên mới, nhiều khi sợ trẻ không nghe lời mình nên nhiều lúc tôi rất nghiêm khắc với trẻ. Chính vì nghiêm khắc nên tôi nhận thấy rằng trẻ sẽ ngại gần gũi với mình, lảng tránh mình vì trẻ sợ. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy trong khi dạy trẻ sự giao tiếp, gần gũi giữa tôi và trẻ còn nhiều hạn chế, tôi thường dạy rập khuôn theo giáo án vì luôn nghĩ rằng nếu mình vui vẻ dễ dãi thì sẽ mất nề nếp gây ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát trẻ nhất là khi phải thanh tra, hội giảng hay mỗi lần đón đoàn về kiểm tra. Tôi chưa biết khai thác hết cái thông minh linh hoạt ở một số trẻ giỏi đang có ở trong lớp của mình.. Chính điều đó đã tạo nên thói quen không tốt ở trẻ đó là sự thụ động . Nhiều khi do tính chất dặc thù của công việc nên tôi ít cùng cháu chuyện trò những đề tài ngoài chương trình, đàm thoại bàn bạc những vấn đề xảy ra xung quanh trẻ. Muốn trẻ có nề nếp ngoan nhiều khi tôi nhận thấy mình còn ra lệnh, hay áp dặt trẻ, gò bó rầy la trẻ để trẻ nhanh vào nếp. Ngoài ra trong một số tiết học như : Khám phá, làm quen với văn học, âm nhạc, hoạt động vui chơi nhiều khi tôi ít tạo điều kiện cho trẻ hỏi nhiều, nói nhiều và nêu những thắc mắc của mình bằng chính ngôn ngữ ngây thơ của trẻ. Có lúc trẻ hỏi tôi cũng chả vờ làm ngơ coi như không nghe thấy vì sợ phải giải quyết tình huống, sợ cháy giáo án. Chính vì nhận ra một số hạn chế như vậy nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để mình gần gũi trẻ hơn, làm thế nào để các cháu luôn hồn nhiên, vô tư trong sáng, mở lòng khi trò chuyện với cô trẻ không còn cảm giác sợ mà thoải mái 4/29 Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp Bên cạnh đó, tôi thường kể cho trẻ nghe những câu chuyện đơn giản sau đó gợi cho trẻ trả lời bằng những ngôn ngữ bình thường, dần dần các cháu hết bị gò bó, không còn nhút nhát nữa và còn thấy rằng “ Cô giáo ở lớp nói chuyện gần gũi với trẻ như mẹ thường nới chuyện với mình vậy”. *Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ, không chê bai, giễu cợt trẻ trước mặt các bạn. Kịp thời động viên khen ngợi trẻ dù là tiến bộ rất nhỏ, đặc biệt là những bé cá biệt của lớp. Người lớn và trẻ con ai cũng rất thích được khen. VD: Bạn Ngọc Trâm lớp tôi sáng nào đến lớp cũng khóc nhè thành quen. Tôi thường phối hợp với giáo viên ở lớp an ủi động viên con nhưng kết quả vẫn không khả quan là mấy. Nhưng sau một thời gian tôi nhận thấy bé rất thích được thưởng phiếu bé ngoan thế là đã có cách rồi. Những khi bé nín khóc tôi thường thủ thỉ với bé Ngọc Trâm đi học không khóc nhè cô sẽ thưởng bé ngoan nhé. Hôm nào tới lớp, con không khóc tôi không những khen con trước lớp giờ điểm danh mà còn phát ngay bé ngoan cho con khi phụ huynh đón về. Kết quả là bây giờ đi học con không khóc nữa, chào mẹ, chào cô khi đến lớp và chơi hòa đồng với các bạn. Tôi thường lồng ghép những nhân vật trong những câu truyện cụ thể để giáo dục trẻ. Không phê bình trẻ gay gắt trước lớp vì như vậy sẽ làm cho trẻ thêm mặc cảm, tự ti. Hôm nào, nhận thấy trẻ tiến bộ :trẻ đi học không khóc nhè, ăn cơm tự xúc hoặc trẻ ăn nhanh hơn mọi hômlà được tôi khen ngợi ngay. Cuối tuần, trẻ lại được tuyên dương trong giờ nhận xét tuyên dương bé ngoan, lại được thưởng 2 phiếu bé ngoan nên trẻ rất vui và phấn khích. Tôi thường cho các bé tự nhận xét xem tuần này bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan, vì sao lại chưa ngoan....Thế là các bạn tự nhận xét nêu ra hàng loạt những lí do. Điều đó chứng tỏ rằng các bạn ở lớp rất để ý, quan tâm đến nhau mới có những nhận xét chính xác và khách quan như vậy..... * Xây dựng giờ khám phá tốt để cung cấp kiến thức về thiên nhiên và xã hội cho trẻ: Xây dựng những tiết khám phá sinh động, hình ảnh gần gũi quen thuộc với trẻ đồng thời xây dựng chuỗi hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó những câu hỏi mở để trẻ cùng suy luận, khám phá. VD: Muốn giới thiệu với trẻ về đặc thù của móng vuốt các con vật sống trong rừng thì cô sẽ hỏi: Các con hãy kể tên những con vật sống trong rừng mà các con biết? Bạn nào có nhận xét gì về những con vật này? Các con thấy chúng như thế nào? Thức ăn của chúng là những gì? Tư thế (cách ăn) của chúng khi săn mồi như thế nào?Tương tự các tiết khám phá về ích lợi của cây xanh hay một số tiết khám phá khác cũng vậy, tôi luôn đặt câu hỏi mở để kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hỏi và trả lời thật nhiều. 6/29 Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp Tiết học LQVT: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều cao 2 đối tượng, sử dụng đúng từ cao hơn, thấp hơn. Hoặc dưới hình thức kiểm tra kiến thức trẻ. Thường là giờ đón trẻ nhiều khi tôi hay nói chuyện với trẻ hoặc hỏi trẻ về mọi chuyện mà trẻ thích : Hôm qua ở nhà có gì vui không? Những ngày nghỉ ở nhà con làm gì, có đi chơi không? Qua đó, trẻ có thể hồn nhiên kể cho cô và các bạn nghe những hoạt động vui chơi của mình mà không hề e dè, sợ sệt. Tôi cũng muốn hướng cho trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với người khác. Tôi luôn động viên khuyến khích trẻ hỏi thăm các bạn, hỏi thăm tôi, phát hiện ra điều mới lạ từ bạn... Tôi cũng rất vui vì đôi khi mình có cái gì mới trẻ lớp tôi cũng nhận ra rất nhanh: Khi tôi trang điểm nhẹ trẻ khen cô xinh thế, hoặc khi tôi cắt tóc trẻ cũng nhận ra ngay sự thay đổi của tôi, tôi cũng muốn trẻ khoe với tôi món đồ chơi trẻ em đang có và hỏi xem tôi có không Đồng thời tôi mời thêm nhiều bạn cùng trò chuyện với nhau. Qua đó tôi muốn giúp trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với người khác. VD: Ngọc Linh lớp tôi có cái gì mới là lại đến khoe với cô: Hôm qua, điện thoại của bố con bị hỏng bố mua cái mới rồi cô ạ và cho con cái cũ hoặc hôm nay con được rửa bát cùng mẹ, con biết rửa bát rồi cô ạ. Hay Phúc Anh lớp tôi, khi tôi nói chuyện với các bé khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không được vượt đèn đỏ sẽ rất nguy hiểm dễ gây tai nạn bé hồn nhiên kể rằng mẹ con đèn đỏ vẫn vượt cô ạ, con sẽ bảo mẹ khi thấy đèn đỏ thì không vượt nữa * Tổ chức thật tốt và thật hoàn chỉnh giờ hoạt động góc : 8/29
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_tu.doc