Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kĩ năng tự phục vụ cần thiết tại Trường Mầm non Tản Lĩnh A

“Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp”. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm hay không nên làm. Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau.

Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một sớm, một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất. Chúng ta không ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy, trẻ ý thức được những gì cần làm và thực hiện đúng cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.

docx 24 trang lethu 26/12/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kĩ năng tự phục vụ cần thiết tại Trường Mầm non Tản Lĩnh A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kĩ năng tự phục vụ cần thiết tại Trường Mầm non Tản Lĩnh A

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kĩ năng tự phục vụ cần thiết tại Trường Mầm non Tản Lĩnh A
 MỤC LỤC
DANH MỤC TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
a. Cơ sở lý luận.
b. Cơ sở thực tiễn
c. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
2. Mục đích của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi của đề tài
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT 
VẤN ĐỀ
1. Khảo sát thực trạng
2. Những biện pháp thực hiện
a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện kĩ năng tự phục vụ
b. Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục 
KNTPV cho trẻ
c. Biện pháp 3: Giáo dục KNTPV cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
d. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm giáo 
dục KNTPV cho trẻ một cách hiệu quả.
3. Kết quả thực hiện
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1.Kết luận
2.Bài học kinh nghiệm
3. Khuyến nghị
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
1. Tài liệu tham khảo
2. Phụ lục ảnh Đầu năm 2020 Đại dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virut Corona 
(gọi tắt là COVID – 19) gây ra đã bùng phát trên hầu hết các quốc gia trên thế giới 
và trong đó có Việt Nam. Đại dịch đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người trên 
thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào do 
bệnh dịch nhưng cũng đã có hàng trăm người nhiễm bệnh, hàng nghìn người bị 
cách ly. 
 Việc dạy trẻ kỹ năng sống để đối phó trong mùa dịch là việc rất cần thiết. Dù 
những kỹ năng này có vẻ khá đơn giản, và trong nếp sinh hoạt hàng ngày nhưng 
chưa chắc chúng ta đã chú trọng để hướng dẫn trẻ làm đúng cách. Tuy nhiên, chúng 
lại có vai trò rất quan trọng, không những chỉ trong mùa dịch này mà còn trong cả 
quá trình sống của trẻ ở gia đình và tập thể vì chúng giúp trẻ hình thành ý thức về 
việc bảo vệ sức khỏe, cũng như sự an toàn cho bản thân và cả cộng đồng. 
 Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi có hiệu quả và giúp 
trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện 
pháp giúp trẻ 3 tuổi có kỹ năng tự phục vụ cần thiết”
c. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
 Trong thời đại mới, ngoài kiến thức, mỗi chúng ta và nhất là trẻ em rất cần 
trang bị những kỹ năng sống để ngày càng hoàn thiện bản thân sao cho phù hợp 
với sự phát triển của xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nền tảng 
giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp trẻ sống tự tin, kích thích tính tò mò, ham học hỏi, có kĩ năng giao tiếp tốt 
để giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, bên cạnh đó còn giúp giáo viên nhận 
thức sâu sắc, giúp phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng tự 
phục vụ cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Những biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cần thiết cho trẻ 3 tuổi.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Tại lớp 3 tuổi C4 trường mầm non nơi tôi công tác
 Số lượng trẻ: 19 trẻ a. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các cấp.
 Nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học rộng rãi thoáng 
mát, 100% nhóm lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị học tập theo 
Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT.
 Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn tổ chức cho 100 % giáo viên được đi tiếp 
thu các chuyên đề do phòng tổ chức, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp, 
tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 
 Các giáo viên trong trường luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 Trẻ đến lớp đều, nề nếp tương đối tốt. Phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc 
giáo dục trẻ.
 Trong thời điểm đại dịch Covid – 19 bùng phát trẻ được học trực tuyến trên 
phần mềm Zoom, gửi bài học qua Zalo đa số phụ huynh đều rất ủng hộ.
b. Khó khăn
 - Một số trẻ hiếu động và nghịch ngợm nên cũng gây ảnh hưởng đến các bạn 
khác trong lớp khi tham gia hoạt động.
 - Khả năng nhận thức và một số kỹ năng của trẻ không đồng đều. Nhiều cháu 
còn nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp với cô và các bạn. 
 - Nhiều gia đình do ít con nên được bố mẹ nuông chiều nên dẫn đến trẻ ngại 
hoạt động mà luôn có tính ỷ lại vào người khác.
 - Một số trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân mình cho tốt.
 - Giáo viên không được đào tạo chuyên về giáo dục kỹ năng sống do đó bị hạn 
chế về phương pháp tổ chức.
c. Kết quả khảo sát thực tế ở lớp 3 tuổi C4 trước khi thực hiện đề tài:
Tiêu Nội dung tiêu chí Có Không
chí
 Slg % Slg %
1 Các kỹ năng về ăn uống (sử dụng 
 thìa đúng cách, lấy nước, uống 10 52,6% 9 47,4% động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng và do đại dịch COVID – 19 
bùng phát học sinh, sinh viên cả nước được nghỉ học.
Tôi đã xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục KNTPV cho trẻ lớp tôi trong năm 
học 2019- 2020 như sau:
 Thời gian Nội dung các KNTPV
Tháng 8 Đi cầu thang. Cất ba lô. Cởi giày dép, để lên giá
Tháng 9 Bê ghế. Cách đứng lên, ngồi xuống ghế. Rửa mặt, rửa tay. Cách lấy 
 và uống nước
 Tháng 10 Xúc miệng nước muối
Tháng 11 Cách xử lý khi ho. Cách xử lý khi hỉ mũi. Cài khuy áo. Cách mặc 
 áo, cởi áo, gấp áo
 Tháng 12 Gập khăn
 Tháng 1 Cách đóng mở cửa
Tháng 4 Cách sử dụng thìa. Chuyển hạt bằng thìa
 Tháng 5 Cách cầm dao, kéo, dĩa
Tháng 6 Cách cầm dao, kéo, dĩa. Cách vắt khăn ướt.
Tháng 7 Cách sử dụng dao, kéo, dĩa. Cách sử dụng mũ bảo hiểm.
Khi xây dựng kế hoạch tôi lưu ý đến khả năng thực hiện được các kỹ năng của trẻ, 
các kỹ năng dễ thực hiện và các kỹ năng này hàng ngày các con đều sử dụng đến 
vào đầu năm học, các kỹ năng sẽ tăng dần độ khó, cần nhiều thao tác hơn trong khi 
thực hiện. 
 Để đảm bảo chất lượng cho các họat động chung của các con hàng ngày vẫn diễn 
ra đúng theo quy định. Khi hướng dẫn KNTPV mới cho trẻ tôi lồng ghép vào hoạt 
động chiều của kế hoạch hoạt động. 
( Hình ảnh: KNTPV lồng ghép vào hoạt động chiều) (Hình ảnh: Trẻ thực hành xúc hạt)
+ Với kĩ năng sử dụng kéo: Trước khi hướng dẫn từng nhóm trẻ tôi có trò chuyện 
với trẻ để hướng trẻ tới kỹ năng mới. 
 Sau đó cô mời 4-5 trẻ quan sát cô làm mẫu. Khi làm mẫu cô không giải thích 
mà để trẻ quan sát các thao tác mẫu để không bị phân tán bởi lời nói của cô. Sau 
khi tôi hướng dẫn mẫu cho trẻ quan sát xong tôi cho cho trẻ được bắt chước để tập 
thử các kỹ năng ngay tại bàn học cùng cô giúp cho trẻ được trải nghiệm, thực hành. 
(Hình ảnh: Trẻ thực hành cách sử dụng kéo)
 Bên cạnh đó một số kỹ năng khi hướng dẫn tôi hướng dẫn trẻ với số lượng 
đông hơn cùng lúc bởi những kỹ năng này các thao tác ít, nhanh như các bước thực 
hiện gấp áo đơn giản trẻ có thể gấp được áo. ( Hình ảnh: Trẻ thực hành gấp áo)
 Như vậy sẽ làm giảm thời gian và số lần cô hướng dẫn, tăng thời gian trẻ tập 
luyện vẫn đảm bảo được các kiến thức trẻ lĩnh hội được. Khi tôi hướng dẫn xong 
sẽ cho trẻ ngồi vào bàn để tập luyện. Một số kỹ năng trẻ đã biết như: Rửa tay, rửa 
mặt, cất giày dép khi hướng dẫn tôi cũng tiến hành hướng dẫn từng bước. 
 Trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng 
đến sức khỏe cũng như tính mạng con người tất cả học sinh, sinh viên cả nước đều 
được nghỉ học. Vì vậy để việc học của trẻ không bị ảnh hưởng thì việc dạy học trực 
tuyến cho trẻ là rất cần thiết qua các phần mềm trực tuyến Zoom, zalo.... Tôi đã chủ 
động nghiên cứu, tìm tòi để có những bài giảng bổ ích, dễ hiểu, kết hợp với giáo 
viên của nhóm lớp tự quay các video thực tế, tải một số đường link hướng dẫn một 
số kỹ năng cung cấp đầy đủ các kiến thức đến trẻ khi trẻ học ở nhà.
Ví dụ: Trong thời gian trẻ học trực tuyến tôi đã gửi một số video hướng dẫn: 6 
bước rửa tay đúng cách, kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách, một số kỹ năng tự bảo 
vệ, kỹ năng giao tiếp... gửi bài qua Zalo của nhóm lớp cho phụ huynh hướng dẫn 
các con thực hiện, và nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh.
 (Hình ảnh: Bài học gửi qua zalo)
c. Biện pháp 3: Giáo dục KNTPV cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
 * Hoạt động đón - trả trẻ: Trẻ được thực hành các kỹ năng tự lấy và cất ba lô, 
cất giày, dép lên giá, đi giày dép, gấp và cất quần áo, chào người thân trong gia Với những trẻ nhút nhát, trẻ ít tham gia vào các hoạt động thì tôi thường xuyên gọi 
trẻ trả lời trong các hoạt động và cho trẻ nhập vào các nhóm chơi như: bán hàng, 
nấu ăn, xây dựng vì các nhóm chơi này yêu cầu trẻ phải giao tiếp nhiều hơn. 
(Hình ảnh: Trẻ chơi nấu ăn)
Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kĩ năng khác nhau. 
Trẻ được thực hành kỹ năng đi cầu thang, cách đóng mở, cửa. Ngoài ra, trẻ không 
chỉ học giao tiếp từ cô mà trẻ còn học giao tiếp từ các bạn của trẻ. 
(Hình ảnh: Trẻ thực hành đi cầu thang, đóng mở cửa)
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời trẻ tham gia rất sôi nổi vì trẻ được chơi theo ý thích 
trẻ, nhiều trẻ có thể rủ nhau cùng chơi xích đu và kể cho nhau nghe những câu 
chuyện trẻ biết, có nhiều trẻ thì thích vẽ phấn và vẽ các hình theo ý tưởng của riêng 
trẻ. Lúc này tôi thường quan sát xem các trẻ giao tiếp với nhau như thế nào và cách 
nói chuyện của trẻ đã đúng chưa, nếu chưa đúng thì tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ để 
trẻ nhận ra cách nói của mình là không đúng và tôi giúp trẻ sửa sai.
 (Hình ảnh: Trẻ vẽ theo ý thích)
Từ đó giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng 
cho người khác hiểu, trẻ học được cách giao tiếp với các bạn trong lớp.
 * Hoạt động giờ ăn, ngủ, vệ sinh: 
 Trước tiên tôi dạy cho trẻ phân biệt được các đồ dùng cá nhân của mình như: 
khăn mặt, cốc uống nước, ngăn tủ đồ dùng cá nhân, ghế để các con dễ phân biệt. 
Khi trẻ đã nhận biết được đâu là đồ dùng của mình thì trẻ sẽ chỉ lấy đúng đồ dùng 
của mình để dùng chứ không dùng chung với các bạn khác.
Các kĩ năng về vệ sinh cá nhân, ăn, ngủ của trẻ cũng được ôn luyện hàng ngày 
trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh trước giờ ăn, các con biết xếp hàng chờ tới lượt để bê ghế 
về bàn ngồi đúng cách, trẻ biết chuẩn bị khăn lau tay, chia đĩa để cơm rơi, biết ăn 
uống lịch sự, biết mời khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết xuất, không làm rơi 
vãi, ăn xong biết cất bát thìa đúng nơi quy định, biết lấy khăn lau miệng, biết xúc 
miệng nước muối và đi vệ sinh đúng nơi quy định
 Thực hiện thường xuyên các thao tác vệ sinh rửa tay dưới vòi nước sạch 
bằng xà phòng, rửa mặt hàng ngày giúp các con thực hiện các thao tác nhanh, chính 
xác hơn giữ cho mình luôn luôn có một đôi bàn tay sạch sẽ và khuôn mặt xinh đẹp. 
(Hình ảnh: Trẻ thực hành rửa mặt, rửa tay) 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_tuoi_co_ki.docx