Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi vệ sinh tự bảo vệ bản thân
Đặc biệt nghiêm trọng đối với con trẻ cần phải được giáo dục ngay từ đầu. Với sự phát triển như vậy đòi hỏi ở mỗi trẻ cần phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Vậy bảo vệ bản thân là như thế nào? Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Đó là một khái niệm rất chung chung mà chương trình kỹ năng cho trẻ mầm non đã nói như vậy
Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nhất là đối với trẻ mầm non nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt vì vậy ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm... cần được quan tâm, chăm sóc để trẻ phát triển toàn diện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi vệ sinh tự bảo vệ bản thân
cá nhân cho trẻ là 1 trong những cách phòng chống dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất, tạo thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ. Thời gian qua, dư luận phản ánh khá nhiều về thực trạng thiếu ý thức của người dân trong chiến dịch phòng dịch covid-19. Họ ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến sự nguy hiểm cho tất cả mọi người. Đối với phụ huynh trường tôi đa số là nông dân, việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế nên các cách phòng bệnh và các kỹ năng vệ sinh cá nhân hằng ngày đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 tuổi nói riêng còn rất hạn chế, đối với trẻ đa phần các con chưa ý thức tự bảo vệ bản thân để phòng tránh dịch bệnh. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn. Đó chính là lý do khiến trẻ không thể phát huy được khả năng tự bảo vệ bản thân mình. Chính vì vậy mà tôi luôn mong muốn sẽ giúp trẻ có những kỹ năng và thói quen vệ sinh tốt để tự bảo vệ bản thân phối hợp với gia đình tạo nên những đứa trẻ sạch sẽ, tự tin, nhanh nhẹn, tích cực, sáng tạo, vững vàng đi trên đôi chân của mình. Do đó, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm ra “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi vệ sinh tự bảo vệ bản thân” để phòng tránh những dịch bệnh nguy hiểm. II. Mục đích nghiên cứu: Mục đích tôi nghiên cứu nhằm tìm ra:“ Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi vệ sinh tự bảo vệ bản thân”.Từ đó giúp trẻ biết được 1 số thói quen vệ sinh cho cá nhân mình, biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống 1 số dịch bệnh thông thường chân tay miệng ,thủy đậu cũng như bệnh dịch nguy hiểm như Covid -19 hiện nay. III. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 /2020 đến tháng 4 / 2021. IV. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại trường mầm non nơi tôi giảng dạy . V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Hướng dẫn số 3065/SGD&ĐT - GDMN ngày 21/09/2021 của sở GD &ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2020-2021. Hướng dẫn số 3065/SGD&ĐT –GDMN ngày 21/09/2021 của sở GD &ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2020-2021. Thông tư 12/2019/TT-BGD&ĐT ngày 26/08/2019 của Bộ GD&ĐT ban hành chương trình BDTX giáo viên mầm non. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Căn cứ vào phong trào thi đua “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” của BGD ĐT phát động, ngày 22 tháng 7 năm 2008(số 40/2008 CT- BGD ĐT) yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác chủ động và sáng tạo. Đặc biệt nghiêm trọng đối với con trẻ cần phải được giáo dục ngay từ đầu. Với sự phát triển như vậy đòi hỏi ở mỗi trẻ cần phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Vậy bảo vệ bản thân là như thế nào? Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Đó là một khái niệm rất chung chung mà chương trình kỹ năng cho trẻ mầm non đã nói như vậy. Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nhất là đối với trẻ mầm non nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt vì vậy ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm... cần được quan tâm, chăm sóc để trẻ phát triển toàn diện. II. Khảo sát thực thực trạng * Về trẻ: Đặc thù trẻ 3 tuổi còn nhỏ nên việc đưa trẻ vào nề nếp và rèn kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn .Đặc điểm của trẻ 3 tuổi chóng nhớ , mau quên , nhanh trán và đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Độ tuổi 3 tuổi còn nhỏ nên rất cần sự quan tâm, quá trình hướng dẫn các kỹ năng rất tỉ mỉ và phải thường xuyên rèn luyện thì trẻ mới thực hiện được. * Về phụ huynh: Phần lớn cha mẹ của các con đều làm nông nghệp nên ít có thời gian quan tâm tới con em mình, hơn nữa sự hiểu biết về Mầm Non còn hạn chế, nên sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giáo dục kỹ năng vệ sinh cho trẻ là rất thấp . Nhiều gia đình 3 tuổi mới cho trẻ đi lớp lên rất nhiều trẻ chưa có kĩ năng tự phục vụ , vệ sinh . Còn những gia đình khá giả thì nuông chiều khiến con mình không có kỹ năng tự phục vụ, nhất là sự nguy hiểm khi dịch Covid -19 vẫn đang điễn ra. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra 1 số biện giáo dục và rèn luyện kỹ năng vệ sinh cho trẻ 3 tuổi góp phần phát triển nhân cách toàn diện 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi với tổng số 17 trẻ. Trong đó có 9 nữ, 8 nam: 4. Biện pháp 4: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng vệ sinh cho trẻ. 5.Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh, đồng nghiệp để giáo dục kỹ năng vệ sinh cho trẻ. IV. Những biện pháp thực hiện cụ thể. 1. Biện pháp 1: Xác định những kỹ năng vệ sinh cơ bản và xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép qua các hoạt động học theo tháng.( Hình ảnh 1) Tại sao phải xác định những kỹ năng vệ sinh cơ bản và xây dựng kế hoach giáo dục cho trẻ? Vì: Sau khi có kết quả khảo sát trẻ tại lớp mình việc tiếp theo tôi thực hiện là xách định những kỹ năng vệ sinh cơ bản cần dạy cho trẻ ở lớp. Như chúng ta đã biết có rất nhiều kỹ năng vệ sinh cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhưng với độ tuổi 3 tuổi đầu năm khả năng nhận thức còn hạn chế nên việc lựa chọn kỹ năng dạy vệ sinh cho trẻ cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức, lấy trẻ làm trung tâm. Việc lựa chọn kỹ năng quá khó hay quá dễ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đối với trẻ. Chính vì vậy, người giáo viên có nhiệm vụ quan trọng là lựa chọn và xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với trẻ 3 tuổi trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch là những công việc cô cần phải nắm được khi dạy trẻ kỹ năng vệ sinh như thế nào như trong ngày, trong tuần và trong tháng ra sao để từ đó mới đi sâu vào dạy từng kỹ năng dạy cho trẻ nắm rõ được . Nghiên cứu tài liệu là tự tìm tòi, tự học hỏi để tìm ra những phương pháp và biện pháp tốt khi dạy trẻ, tìm đọc những sách có liên quan đến sự phát triển của trẻ, những điều cần cho giáo dục mà chúng ta không thấy, những kinh nghiệm những bài học đã được đúc kết và cả các loại sách kỹ năng dành cho trẻ mầm non.Tôi đặc biệt chú ý đến kỹ năng vệ sinh cho trẻ như dịch chân tay miệng, sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết và bây giờ là dịch covid-19. Những dịch bệnh đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Chính vì vậy mà việc tìm tòi, nghiên cứu đi sâu để nắm vững Việc trẻ biết tự vệ sinh chăm sóc là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên tính tính tự tin, tự lập để ứng phó với những dịch bệnh xung quanh trẻ . Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ. Do đó rửa tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Để rèn cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay đảm bảo vệ sinh, dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay khi: * Trước khi ăn cơm và sau khi ăn cơm xong * Sau khi đi vệ sinh * Khi nhặt cơm rơi vào đĩa cần lau tay vào khăn lau tay * Sau khi lấy tay để lấy hỉ mũi và hắt hơi * Sau khi tay dính bụi bẩn * Sau khi vứt rác Ví dụ: Trong giờ ăn cơm tôi luôn nhắc các con khi có cơm rơi các con nhặt cơm rơi vào đĩa rồi lau tay vào khăn lau tay và cứ lặp đi lặp lại như vậy các con sẽ hình thành được thói quen đó. Như bé Nhi nói với tôi : Cô ơi ! Hôm trước con đi ăn liên hoan cùng mẹ con có bạn không nhặt thức ăn bỏ vào đĩa, sau đó con đã bảo bạn nhặt lên và lau tay như cô bảo con hàng ngày trong lúc ăn cơm ạ. Cô mỉm cười và khen con rất ngoan đã biết giúp bạn . Nếu như không có xà phòng trong nhà cũng như không thể diệt trùng và sát khuẩn thì bạn chỉ cần đảm bảo rằng trẻ rửa tay với xà phòng thường và nước sạch là được. Hay dạy trẻ cách thoa kỹ, chà và rửa tay trong 15 giây hoặc lâu hơn thế. Sau đó, trẻ cần phải dùng 1 chiếc khăn sạch để lau khô tay. Ngoài ra còn hướng dẫn trẻ rửa tay với nước rửa tay khô để đảm bảo khi dịch bệnh tới. thực hiện kỹ năng này rất thành thạo và đúng các bước, với thành quả trên tôi rất vui vì mình đã giáo dục cho các con thêm 1 kỹ năng vệ sinh nữa. Ví dụ: Trong giờ đi vệ sinh, trẻ lớp tôi luôn xin phép cô trước khi đi và đi đúng nơi quy định, đi xong các con luôn rửa tay sạch rồi mới vào lớp. Kết quả là: Tất cả những kỹ năng và thói quen đó đã được học sinh của lớp tôi thực hiện thường xuyên không cần nhắc nhở. Ngay cả ở nhà bố mẹ các bạn ấy cũng nói: ‘‘Cháu tự rửa tay trước khi ăn cô ạ. Để con tự xúc cơm ăn. Thậm chí nhắc bố mẹ rửa tay, nhắc đeo khẩu trang nữa. Không biết cô có cách gì mà cháu nhớ vậy'’. Những câu nói đó của phụ huynh làm tôi vui sướng vô cùng, tôi nghĩ tất cả những kỹ năng đó sẽ trang bị cho trẻ và là hành trang giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, an toàn ở mọi lúc, mọi nơi. 3. Biện pháp 3: Nghiên cứu tìm tòi các bài thơ, bài hát ,ca dao, vè, đồng dao nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng vệ sinh cho trẻ .( Hình ảnh 3) Biện pháp này giúp trẻ hứng thú hơn với trò chơi đồng thời kỹ năng vệ sinh được cô lồng ghép trong lời thơ một cách nhẹ nhàng . * Trẻ học kỹ năng hợp tác * Bài thơ : Cô dạy . Mẹ ,mẹ ơi cô dạy Mẹ , mẹ ơi cô dạy Phải giữ sạch đôi tay Cãi nhau là không vui Bàn tay mà dây bẩn Cái miệng nó xinh thế Sách áo cũng bẩn ngay Chỉ nói lời hay thôi Thông qua bài thơ giáo dục trẻ phải biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ, nói những lời hay ý đẹp cũng như sự tự tin và tính tự lập của trẻ Với những vần thơ mộc mạc, giản dị , nhưng chứa đựng những lỗi niềm mà tôi muốn giáo dục các con hàng ngày. Cô lồng ghép các kỹ năng rửa mặt, đánh răng,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_tuoi_ve_si.docx