Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình

Hoạt động tạo hình còn là một hoạt động học mang tính nghệ thuật cao mà ở đó trẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng như: Màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục để miêu tả và nhận thức về thế giới xung quanh thông qua các hình tượng nghệ thuật. Là phương tiện để trẻ tư duy, ghi nhớ và tưởng tượng, giúp trẻ tăng thêm vốn hiểu biết, phát triển ngôn ngữ và tự tin trong giao tiếp. Từ đó phát triển khả năng kết hợp khéo léo giữa đôi bàn tay và đôi mắt của trẻ.

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ tạo ra được những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng gần gũi về thế giới xung quanh. Mỗi sản phẩm mà trẻ tạo ra đều mang nội dung và tên gọi riêng. Khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng nguyên vật liệu từ thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.

docx 21 trang lethu 07/10/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình
 pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình” làm sáng kiến cho 
năm học này.
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phát triển kỹ 
năng tạo hình”
 3. Tác giả sáng kiến: 
Họ và tên: Trần Thị Thu
- Giới tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 18/01/1986
-Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ công tác: Giáo viên Trường Mầm non Lãng Công
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Lãng Công - Xã Lãng Công - Huyện 
Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc
- Điện thoại: 0848202555
- E-mail: thutran18011986@gmail.com
Họ và tên: Khổng Thị Liên
- Giới tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 15/02/1985
-Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ công tác: Giáo viên Trường Mầm non Lãng Công
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Lãng Công - Xã Lãng Công - Huyện 
Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc
- Điện thoại: 0865268366
- E-mail: lienkhongct@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đồng tác giả
- Họ và tên:
 Trần Thị Thu
 Khổng Thị Liên
- Đơn vị: Trường mầm non Lãng Công – Sông Lô – Vĩnh Phúc
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Phát triển thẩm mỹ
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
 Ngày 07 tháng 09 năm 2022
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Về nội dung của biện pháp:
 2 - Bản thân chúng tôi luôn tham gia các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức 
về chương trình giáo dục mầm non mới ở tất cả các độ tuổi . Sưu tầm nguyên vật 
liệu sẵn có ở địa phương và nguyên vật liệu tự nhiên để tạo đồ dùng cho trẻ hoạt 
động tạo hình.
* Khó khăn. 
- Số trẻ trong lớp khá đông và không đồng đều về chất lượng. 
- Đa phần các cháu không qua lớp nhà trẻ mà ở nhà đến 3 tuổi thì đi học mẫu giáo 
bé. 
- Một số trẻ ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên không có tính tự lập, ỉ lại và 
không thích tham gia hoạt động. 
- Môi trường trong và ngoài lớp chưa thu hút được trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi liên quan đến môn học đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu. 
- Trẻ 3 tuổi còn dụt dè, nhút nhát chưa hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình 
nên kỹ năng của trẻ còn hạn chế. 
- Nhận thức của một số phụ huynh vẫn cho rằng trẻ đến trường chỉ là chơi không 
phải học, nên chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển kĩ năng tạo hình cho trẻ.
- Hình thức giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình còn chưa được phong phú.
 Từ những thuận lợi, khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi về kỹ 
năng tạo hình với tổng số 25 trẻ như sau:
 Chưa 
 Đạt
 đạt
 Tỷ lệ Tỷ lệ 
 STT Nội dung đánh giá 
 T/s % %
 trẻ
 T/s trẻ
 Trẻ mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng 
 1 tạo hình. 10/25 40% 15/25 60%
 Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình 
 2 để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. 10/25 40% 15/25 60%
 Vẽ các nét thẳng, ngang, xiên tạo 
 3 thành bức tranh đơn giản. 10/25 40% 15/25 60%
 Xé theo dải, xé vụn và cắt, dán thành 
 4 sản phẩm đơn giản. 11/25 44% 14/25 56%
 Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để 
 5 tạo thành các sản phẩm 12/25 48% 13/25 52%
 4 (Hình ảnh góc nghệ thuật)
 Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình tuỳ theo từng chủ đề chúng tôi 
chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại như: Giấy màu, 
tranh ảnh cũ, báo tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá 
cây, được sắp xếp gọn gàng, khoa học để trẻ dễ lấy dễ sử dụng khi hoạt động. 
 Bên cạnh việc trang trí môi trường trong lớp thì môi trường ngoài lớp cũng là 
một yếu tố quan trọng để hình thành xúc cảm thẩm mỹ ở trẻ. Chính vì vậy, trước 
khi tổ chức giờ tạo hình, chúng tôi thường cho trẻ đi thăm quan các góc thiên nhiên, 
vườn hoa, vườn cây ăn quả, vườn rau Để cung cấp cho trẻ những biểu tưởng về cái 
đẹp, kích thích khả năng quan sát, ghi nhớ sâu. Từ đó, trẻ rất thích thú và trẻ sẽ thể 
hiện lại qua sản phẩm của mình.
 (Hình trẻ quan sát vườn hoa)
 6 (Hình ảnh trẻ gấp máy bay bằng giấy)
 Chúng tôi cũng tận dụng không gian bên ngoài như hiên của phòng học làm 
nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Trẻ có thể tự so sánh bài của của mình và của bạn 
từ đó tạo sự thi đua phấn đấu giữa các trẻ. 
 (Sản phẩm trưng bày của trẻ)
 8 
 (Hình ảnh trẻ vẽ mây, mưa)
 Với kỹ năng xé và dán, chúng tôi thường cho trẻ ngồi theo nhóm và xé theo yêu 
cầu của cô như: Xé vụn, xé theo dải dài, xé to, xé nhỏ Ở kỹ năng này tôi quan 
tâm đến cách trẻ cầm giấy, sử dụng ngón cái, ngón trỏ của 2 bàn tay tì vào giấy để 
xé tờ giấy rách ra và cách nhích giấy để xé tiếp, đặc biệt đối với kỹ năng dán chúng 
tôi quan tâm đến cách lấy hồ, bôi hồ, phết hồ và dán tạo thành bức tranh sao cho 
cân đối và đẹp mắt. 
Ví dụ: Khi cho trẻ xé dán chùm bóng bay, chúng tôi hướng dẫn trẻ xé lăn tay hình 
tròn để tạo thành quả bóng bay và xé những dải nhỏ, dài để làm dây buộc quả 
bóng bay.
 (Hình ảnh trẻ xé dán bóng bay)
 10 (Trẻ in bông hoa bằng ngón tay)
 Dạy trẻ bố cục tranh: Ở tuổi này khái niệm bố cục tranh của trẻ vẫn còn mơ 
hồ, trẻ chủ yếu vẽ theo cảm tính, bố cục tranh còn xắp xếp lộn xộn, lung tung, tô 
màu vẫn còn bị lem ra ngoài, phối hợp màu sắc chưa hài hoà. Vì vậy việc hướng 
dẫn trẻ tạo ra một bức tranh có bố cục hợp lí là rất quan trọng. chúng tôi đã dạy 
trẻ những kiến thức đơn giản như: Mảng chính thì vẽ, dán, sắp xếp... Ở phần trung 
tâm của bức tranh, còn mảng phụ thì bố trí ở xung quanh của mảng chính. Vật ở 
gần thì vẽ to còn vật ở xa thì vẽ nhỏ. Sau đó dạy trẻ lựa chọn và phối hợp màu sắc 
sao cho phù hợp với nội dung bức tranh bằng những câu hỏi gợi mở như: Thân cây con 
tô màu gì ? Lá cây màu gì ? Từ đó giúp trẻ có kỹ năng hơn trong việc chọn màu, và phối 
màu cho bức tranh.
 Khi trẻ đã có kỹ năng tô, vẽ, nặn, cắt, xé, dán thì tôi hướng cho trẻ hoạt động theo 
nhóm, theo tập thể để trẻ có thể tự do sáng tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình.
 Ngoài việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng tạo hình trong tiết học thì chúng tôi còn 
hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi như: Hoạt dộng góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động 
chiều nhằm củng cố thêm kiến thức, kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
 Có thể thấy rằng, kỹ năng tạo hình ở trẻ có tốt hay không thì mỗi giáo viên cần 
phải thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên. Chính từ các việc làm tỉ mỉ 
thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ ở lớp chúng tôi đã thay đổi rõ 
rệt.
 12 Khi đã thu hút, lôi cuốn được trẻ thì các phần tiếp theo cũng phải mới lạ, hấp 
dẫn về mẫu của cô phải phù hợp với trẻ, đòi hỏi phải sáng tạo và thay đổi theo nội 
dung của bài dạy. Với các tiết đề tài thì phần giới thiệu tranh mẫu cô có thể lồng 
vào câu chuyện rồi đàm thoại với trẻ: Đây là bức tranh gì? Con nhìn thấy mưa 
như thế nào? Khi nào thì mưa xuất hiện? Sau đó mới tiếp tục sang tranh mẫu tiếp 
theo. Mẫu của cô không những đa dạng, phong phú về màu sắc, chất liệu để tạo 
ra bức tranh. Ngoài ra còn có thể dùng cả vật thật để tăng thêm sự phong phú cho 
tranh mẫu. Để có thể có những kỹ năng làm ra các sản phẩm sáng tạo nên tôi 
thường xuyên giới thiệu các kỹ năng mới cho trẻ để làm phong phú các kỹ năng 
tạo hình cho trẻ.
 Trước kia, khi mới công tác mặc dù rất nhiệt huyết với công việc nhưng vì 
mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn non nớt nên chúng tôi chỉ lo trẻ lớp 
chúng tôi không làm được yêu cầu của bài học. Vì vậy, nên chúng tôi thường nói 
và giảng giải rất nhiều, có khi còn làm thay bài cho trẻ và chưa đặt trẻ vào vị trí 
trung tâm. Sau khi dành thời gian nghiên cứu và học tập, xây dựng kế hoạch giáo 
dục, dành nhiều thời gian nghiên cứu đề tài thì chúng tôi nhận thấy trong mọi hoạt 
động và nhất là hoạt động tạo hình phải lấy trẻ làm trung tâm. Có như thế, các 
hoạt động cũng như phương pháp chúng tôi đưa ra mới đạt hiệu quả. 
 Trong khi hoạt động trẻ được thực hành, trải nghiệm theo sự định hướng, 
hướng dẫn của giáo viên. Để thực hiện tốt biện pháp này chúng tôi đã rất khéo léo 
lựa chọn hệ thống câu hỏi mở để trẻ có thêm các kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cho 
bản thânHướng trẻ tới nhiệm vụ của mình trong giờ học tạo hình bằng hệ thống 
các câu hỏi mở, phát huy khả năng sáng tạo, tính tò mò của trẻ, luôn tạo ra những 
tình huống để kích thích để trẻ có thể sáng tạo. 
 Chúng tôi luôn động viên trẻ luôn cố gắng, khuyến khích trẻ sáng tạo ra các 
sản phẩm đẹp và đúng với yêu cầu của bài học và của cô. Được động viên, khuyến 
khích nên trẻ rất hào hứng muốn được thực hiện, thể hiện tình cảm và cảm xúc, 
chia sẻ những hiểu biết của mình đối với các sự vật, hiện tượngĐộng viên để 
trẻ có thêm động lực thực hiện ý tưởng của mình. Với trẻ khá chúng tôi hỏi trẻ: 
Con dùng nguyên liệu gì? Con định làm gì? Vì sao con lại làm như vậy? 
Ví dụ: Trong giờ vẽ hoa cháu Quỳnh Chi vẽ bông hoa chỉ có 1 cánh ở trên cành 
hoa, các cánh còn lại rơi ở phía dưới, chúng tôi có hỏi trẻ tại sao con vẽ như vậy? 
trẻ trả lời hôm trước trong giờ hoạt động ngoài trời con quan sát thấy ở trong vườn 
hoa có bông hoa các cánh bị rơi xuống đất, trên cành chỉ có 1 cánh thôi ạ. Đó 
chính là sự sáng tạo của trẻ để tạo ra sản phẩm theo ý thích của riêng mình. 
 Những sản phẩm trẻ tạo ra bằng chính đôi bàn tay, ý tưởng của mình trẻ đã 
cảm thấy được thoải mái lựa chọn, thoải mái thực hiện một cách tự nhiên, vui vẻ.
 14

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4.docx