Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc

Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo điệu nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng, mà tất cả vận động của tay, chân, thân hình của trẻ sẽ trở nên chính xác và nhịp nhàng hơn. Việc trẻ hát gắn với việc phát triển sinh lý ở trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan phát thanh, hô hấp, làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn, tạo điều kiện rèn luyện sự phối hợp giữa nghe và hát. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học “giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các hoạt động làm quen với giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với những đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và nhiều phong cách biểu diễn khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen với văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng... nhờ đó mà cuộc sống của trẻ vui vẻ, hồn nhiên.
doc 20 trang lethu 08/05/2024 941
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc
 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng 
những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. 
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ 
chăm sóc giáo dục trẻ không phải là trách nhiệm của mỗi người mà của toàn xã 
hội và của cả nhân loại.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một 
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là 
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện 
thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non 
là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt 
động âm nhạc. Hát và múa là hoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục âm 
nhạc ở lứa tuổi mầm non. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe 
cô hát, trẻ tự hát, nhảy múa, trò chơi âm nhạc ... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố 
của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa đó là sự phát triển về thẩm mỹ 
đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển thẩm 
mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Với mỗi trẻ 
em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới 
xung quanh.
 Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết âm 
nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Việc dạy trẻ vận động 
nhịp nhàng theo điệu nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại 
vững vàng, chạy nhẹ nhàng, mà tất cả vận động của tay, chân, thân hình của trẻ 
sẽ trở nên chính xác và nhịp nhàng hơn. Việc trẻ hát gắn với việc phát triển sinh 
lý ở trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan phát thanh, hô hấp, làm 
cho giọng hát của trẻ tốt hơn, tạo điều kiện rèn luyện sự phối hợp giữa nghe và 
hát.
 Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học “giáo dục 
âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong các hoạt động 
của trẻ ở trường mầm non. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong 
những năm qua bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp 
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các họat động làm quen với 
giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với những đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo 
dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải 
tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và nhiều phong cách biểu diễn khác nhau 
 2/20 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình:
1. Tình hình thực tế của đơn vị:
 Trường nằm ở giữa Bắc Sông Đuống, được thành lập từ năm 1980 đến 
nay đã được 36 năm. Năm học 2015-2016 trường có 14 lớp với tổng số học sinh 
là 733.Trường được chia làm 3 khu. Khu A ở thôn Yên Viên, khu B ở thôn 
Cống Thôn, khu C ở thôn Lã Côi. Trường luôn thực hiện tốt các chuyên đề giáo 
dục ở các lĩnh vực, phát triển thể chất, phát triển tình cảm xã hội.
 Tổng số cán bộ nhân viên trong trường là 76 đồng chí, trong đó 100% cán 
bộ giáo viên nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tập thể giáo viên nhiệt tình, yêu 
nghề mến trẻ, ham học hỏi có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và 
giáo dục trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho họat động âm nhạc tương đối đầy đủ 
như: đàn ocgan, các loại mũ âm nhạc, xắc xô, thanh gỗ, trống con, trống cơm và 
một số trang phục biểu diễn của cô và trẻ. Trường còn có phòng năng khiếu 
dành riêng cho hoạt động âm nhạc để các con hoạt động âm nhạc.
2. Những thuận lợi và khó khăn:
Qua quá trình thực hiện đề tài này tôi cũng đã gặp những thuận lợi và khó khăn 
sau:
2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm đã tạo điều kiện cho chúng tôi được 
tham gia các buổi tập huấn, học tập chuyên đề nhằm nâng cao chất lương chăm sóc 
giáo dục trẻ.
- Trường có nhiều thành tích trong việc tham gia phong trào văn hóa văn nghệ, 
thể dục thể thao do phòng giáo dục và địa phương phát động. Trường luôn duy 
trì và giữ vững anh hiệu trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiến cấp huyện, huân 
chương lao động hạng ba, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh 
suất sắc.
- Ban giám hiệu nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ 
đạo chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên kiểm tra, thăm lớp, dự giờ, 
tổ chức nhiều cuộc thi như: giáo viên giỏi cấp trường, thi làm dồ dùng đồ chơi, 
giao lưu văn nghệ giữa các nhóm lớp.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn 
cũng như đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất như: máy vi tính, máy chiếu, tivi, đầu 
đĩa, đài đồ dùng và các phương tiện dạy học.
 4/20 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
* Phụ huynh: 
- Phụ huynh chủ yếu làm nghề nông và buôn bán nhận thức còn hạn chế, chưa tự 
giác, chưa quan tâm được nhiều đến việc học tập của con em mình, đặc biệt là 
trẻ mầm non chưa có ý thức trong việc học.
II. Các biện pháp thực hiện: 
 Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các hoạt 
động: ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Để giúp trẻ mẫu 
giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc tôi đã thực hiện một số 
biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia tích cực 
vào hoạt động âm nhạc.
 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mẫu giáo bé là thích cái đẹp, màu sắc 
sặc sỡ, mới lạ. Để trẻ tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc tôi luôn cố gắng 
tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp trang trí vào góc âm nhạc để thu hút sự chú ý của 
trẻ. Bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc gần gũi, thoải mái cho trẻ hoạt 
động.
 Từ các nguyên vật liệu như: các loại vỏ hộp bia, hộp sữa, thùng giấy, các 
loại bìa cattong cô và trẻ đã tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi như: đàn, mõ, mũ, 
váy...Tất cả các loại đồ dùng đồ chơi đều ở trạng thái mở để trẻ dễ dàng lấy và 
sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho tiếng ồn ào của trẻ tại góc âm 
nhạc không làm ảnh hưởng đến các góc chơi khác.
 Môi trường âm nhạc của trẻ
 6/20 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
 Hình ảnh trẻ hát theo nhạc theo từng nhóm trong giờ trả trẻ.
2 Hoạt động âm nhạc trong giờ học âm nhạc:
 Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi và làm quen 
với các âm điệu của các bài hát trong các chủ đề. Khi vào tiết học chính cô 
hướng dẫn trẻ biểu diễn với nhiều phong cách khác nhau phù hợp với lời của bài 
hát: 
 Ví dụ: Bài “Múa cho mẹ xem” Làm các động tác nhẹ nhàng, múa dẻo phù 
hợp với lời bài hát thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ qua lời bài hát. “Múa 
với bạn Tây Nguyên” Làm các động tác của vùng Tây Nguyên như động tác 
đánh cồng, chiêng để thể hiện tình cảm của mình đối với vùng Tây Nguyên yêu 
dấu
 Trẻ được hát các bài hát trong chủ đề trẻ hiểu thêm về cuộc sống xung 
quanh và yêu quê hương đất nước. Từ đó tạo cho trẻ cảm nhận về nghệ thuật và 
liên hệ đến việc giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ thông qua bài hát. Trẻ 
được thể hiện tình cảm được hát đúng nhạc, rõ lời, thể hiện được cường độ sắc 
thái phù hợp với nội dung bài hát. Trẻ được hát, biểu diễn dưới nhiều hình thức 
tập thể, tốp ca, đơn ca, hát nối, hát có lĩnh xướng, hát nâng caotạo cho trẻ sự 
hứng thú cảm nhận được âm nhạc. 
 Vận động theo nhạc là một hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các hoạt 
động múa nghệ thuật tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, sắc thái, 
 8/20 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
 Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn 
Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp 
nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.
 Khi đọc ban giám khảo sẽ cho là bình thường nhưng trong quá trình thực 
hiện đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn 
đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó 
chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
 Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được 
nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát 
như: 
 “Gánh gánh gồng gồng”
 “Chi chi chành chành”
 “Rềnh rềnh ràng ràng”
 Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của 
cháu.
4 Hoạt động âm nhạc trong hoạt động khám phá khoa học:
 Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm 
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò 
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có 
cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ 
phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết 
thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài 
“Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. 
Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần 
nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy 
đó
 Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình 
hình thực tế ở trường, lớp giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý như sau: là cô giáo Mầm 
non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ, cô giáo nên khởi đầu bằng 
các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ hát các 
bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể ghi âm các bản nhạc hay để phục vụ tốt cho 
các hoạt động này.
 Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập 
trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang hoạt động khác. Duy trì cân 
đối giữa vận động “Động và tĩnh”. Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho 
nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn thì sẽ đạt kết quả 
cao nhất khi tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa các hoạt động. 
 10/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4.doc