Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Quyết Thắng

Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau. Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xẩy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm được cách giải quyết và trẻ cũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú. Chính sự cần thiết về tính tự lập của trẻ nên tôi đã nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi ”

Để có được thành công thì ai cũng phải trải qua việc rèn luyện, học tập, lao động vất vả và gian khó, cũng như việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi là một việc làm tuy khó, nhưng khó không có nghĩa là không làm được, khó không có nghĩa là chúng ta bỏ cuộc mà chúng ta cần tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay. Bởi tính tự lập là nền tảng của nhiều phẩm chất tốt sau này như: Kích thích lòng ham học hỏi, ưa khám phá, chủ động, khả năng sáng tạo, kỉ luật, tinh thần không ngại khó khăn, tư duy logic của trẻ ….

doc 15 trang lethu 08/02/2025 770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Quyết Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Quyết Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Quyết Thắng
 2
 Đối tượng nghiên cứu là các cháu trong độ tuổi mẩu giáo 3- 4 tuổi C2 tuổi 
trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan năm học 2021 – 2022.
 4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáo 
dục hình thành tính tự lập cho trẻ mầm non.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ đạt được tính tự lập
- Tìm hiểu các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ đạt kết quả cao nhất.
* Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kỹ năng của trẻ 
thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày.
* Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh 
nghiệm giúp hình thành tính tự lập cho trẻ
- Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình, trao đổi 
cách hình thành tính tự lập cho trẻ để cùng phối hợp thực hiện.
- Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục.
* Phương pháp trực quan: Bao gồm phương pháp làm mẫu, làm gương giúp trẻ 
quan sát và bắt chước thực hành thường xuyên hình thành tính tự lập cho trẻ
* Phương pháp thực hành: Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao việc, trải 
nghiệm. Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thử và tích cực thực 
hành thường xuyên các kỹ năng hình thành tính tự lập mà giáo viên cần dạy trẻ.
* Phương pháp toán học: Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt 
được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu là các hoạt động hình thành tính tự lập cho 
trẻ và thực hiện các hoạt động giáo dục ở lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C2 tại trường 
mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan.
Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022
- Tháng 8: chọn và nghiên cứu lý luận của đề tài 4
 - Một số trẻ củng có những biểu hiện khá tốt về tính tự lập; tự phục vụ bản 
thân tốt;
 - Bản thân tôi đã nhận thức rõ về khái niệm và biểu hiện tính tự lập của 
trẻ, hiểu được vai trò của người giáo viên trong việc tạo môi trường củng như tổ 
chức các hoạt động phát triển tính tự lập cho trẻ;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng bán trú, vệ sinh cá nhân 
tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tính tự lập.
 2.2. Khó khăn
- Một số trẻ không học qua các lớp nhà trẻ, 1 số trẻ bố mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà 
với ông bà. Đa số trẻ tính tự lập chưa cao, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian 
để hướng dẫn trẻ.
- Thời gian đầu trẻ đến lớp một số trẻ rất ít nói và rụt rè, tính tự lập của trẻ còn 
hạn chế như: không biết tự cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, 
thậm chí một số trẻ không biết cắm vòi vào ống sữa để uống tính tự lập của 
trẻ còn rất yếu
- Một số trẻ là con một, con cưng nên thường chiều chuộng, nên khả năng tự lập 
của trẻ đó không cao so với trẻ khác. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan 
trọng của giáo dục tính tự lập cho con từ nhỏ mà có tư tưởng lớn lên trẻ sẽ tự 
biết. Phụ huynh đa số nuông chiều con cái, tình trạng làm thay, làm hộ rất 
nhiều nên chưa phối hợp tốt với cô trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ
 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ thông qua các bài tập để từ 
đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng đối với từng trẻ trong lớp mẫu giáo 
 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan năm học 2019 – 2020
 Tổng số trẻ 30 Tỷ lệ %
 Kĩ năng giữ gìn vệ sinh 20 66,6 %
 Kĩ năng tự phục vụ bản thân 22 73,3 %
 Kĩ năng hỗ trợ người khác 19 63,9 %
 Ý thức của trẻ trong mọi hoạt động 21 70 % 6
 Bản thân tôi đã xây dựng cho trẻ môi trường lớp học với nhiều tình huống 
hấp dẫn tạo ra sự hứng thú và ham muốn được tự mình làm, để trẻ có cơ hội 
thực hành các kĩ năng tự lập cho bản thân.
 Môi trường vui chơi ngoài trời cũng được tôi lựa chọn để giúp trẻ có được sự 
tự lập cao.
 Ví dụ: Khi trẻ đang chơi mà không may bị ngã nhẹ, cô giáo không nên chạy 
lại đỡ trẻ ngay, cô nên khuyến khích trẻ, trẻ có thể tự đứng dậy không cần đợi cô 
hay cha mẹ tới đỡ, hoặc có thể bạn khác thấy bạn mình ngã có thể chạy lại đỡ 
bạn lên, đỡ bạn lại chỗ cô.
 Bên cạnh đó, gia đình cũng phải xây dựng cho trẻ những ý thức tự lập ngay 
từ sớm như: Trẻ tự chuẩn bị đồ để đi học, trẻ tự đi lấy sữa Đối với những trẻ 
yếu, tôi sẽ cho trẻ thực hành nhiều hơn và hỏi trẻ nhiều hơn. Cả giáo viên và gia 
đình nên xác định được kế hoạch tác động đến trẻ bằng việc giáo dục cho trẻ 
những kĩ năng tự lập đó là kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng giữ gìn vệ sinh, 
kĩ năng hỗ trợ người khác.
 Hãy kiên nhẫn với trẻ, đừng bao giờ có ý nghĩ thấy trẻ làm chậm rồi mình 
làm giúp cho nhanh, đó là ý nghĩ và hành động sai lầm.
 3.2. Thực hiện làm gương cho trẻ
 * Cô làm gương: Hàng ngày trẻ đến lớp, phần lớn thời gian trong ngày trẻ 
được sinh hoạt và học tập cùng cô. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng 
trong việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ, cô là tấm gương cho trẻ 
noi theo.
 Ví dụ: Khi đến lớp cô giáo xếp xe máy của mình thẳng hàng lối, cất gọn 
gàng dép, túi xách, mũ, khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng 
theo. Trong giờ học, khi học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi 
quy định.
 Trong mọi hoạt động sinh hoạt, học tập cô luôn là tấm gương trong việc giữ 
gìn sạch sẽ môi trường lớp học, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy 
định, thấy rác thì nhặt bỏ sọt rác xong rồi rửa tay. 8
 Ví dụ: Cô giáo có thể tạo công việc để phân công cho các bé, cho bé phụ giúp 
cô trong giờ ăn: Lấy ghế, khăn ăn, giúp cô xếp bàn, chia bát thìa giúp cô trải 
chiếu, lấy chăn gối, sạp chuẩn bị giờ ngủ. Cô thường xuyên phân công và theo 
dõi trẻ trực nhật, nói rõ vai trò của người trực nhật. Người thực hiện nhiệm vụ 
trực nhật phải làm chu đáo và có trách nhiệm với việc được phân công. Tổ trực 
nhật trong giờ học sẽ lấy đồ dùng phát cho các bạn, học xong cả lớp sẽ cùng 
nhau dọn dẹp và vệ sinh lớp. Rèn cho trẻ thói quen ý thức được tinh thần trách 
nhiệm để trẻ không khỏi bỡ ngỡ, làm hành trang khi trẻ vào tiểu học.
 Tự lập luôn đi kèm với tư duy của trẻ. Luôn luôn tạo ra cho trẻ những kiến 
thức, kĩ năng mới để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm những kĩ năng, kĩ xảo để 
phát triển và rèn luyện tính tự lập cũng như tư duy hàng ngày cho trẻ.
 Hãy để trẻ hiểu được trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, từ đó trẻ 
cũng ý thức được trách nhiệm của mình.
 Ví dụ: Khi mẹ đi làm về xách theo đồ ăn, mỗi người một việc bố dắt xe cất 
cho mẹ, chị cất giỏ xách giúp mẹ, bé sẽ xách đồ ăn vào bếp giúp mẹ, mẹ sẽ đi 
thay đồ vào nấu ăn. Khi mẹ nấu ăn có thể nhờ bé lấy đồ giúp mẹ bằng các cách 
gợi hỏi để thử trẻ chứ không yêu cầu trẻ làm ngay cho mẹ. Cần nhờ bé làm 
nhiều lần để tập thói quen cho trẻ, nhưng chú ý khi trẻ mệt thì không nên ép trẻ 
vì tự lập dựa trên sự yêu thích lao động, nếu ép trẻ quá sẽ có thể gây áp lực cho 
trẻ.
 Do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải làm sao cho trẻ có 
sự yêu thích lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập làm những 
công việc vừa sức giúp đở bố mẹ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
 3.4. Rèn luyện mọi lúc mọi nơi và duy trì tính tự lập của trẻ hàng ngày
 Giờ đón - trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, 
khăn.. gọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào tủ cá nhân của trẻ để khi cần tìm sẽ dể 
dàng và nhanh và tsrước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình .Sau một, 
hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ 
cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. 10
 Tôi tận dụng giờ đi ngủ tập cho trẻ chuẩn bị sạp ngủ, trải chiếu cho trẻ lấy 
gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu và khi ngủ dâỵ tập cho trẻ thói quen 
cất gối, xếp sạp vào nơi quy định và xếp chiếu gọn gàng trên sạp.
 Hoạt động chiều: Ở các giờ hoạt động chiều một tuần hai buổi chiều tôi lồng 
ghép rèn trẻ các kỷ năng vệ sinh và tự phục vụ tôi chọn một số kỹ năng để 
hướng dẫn trẻ như: cách rửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, cách cài cúc, cách 
gấp quần áo, cách sắp xếp bàn ghế, sạp ngủ Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng 
nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một. Thấy trẻ đã nắm 
được thao tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác khác nhờ vậy mà vào các giờ 
hoạt động trẻ thực hiện rất tốt không cần đến sự giúp đở của cô giáo.
 Hàng ngày, thời gian ở với cô rất nhiều, nên cô cần tạo cho trẻ một môi 
trường thân thiện, cô vừa là cô, vừa là bạn. Thông qua các hoạt động hàng ngày, 
khi đi dạo ngoài trời, ở mọi lúc, mọi nơi cô luôn luôn động viên khuyến khích 
trẻ tích cực tự phục vụ bản thân.
 3.5. Khuyến khích kết quả trẻ làm được
 Người lớn chúng ta trong mọi hoạt động nếu có sự động viên khích lệ từ mọi 
người thì chắc rằng ai cũng có được niềm tin và nghị lực. Trẻ nhỏ cũng vậy 
trong mọi hoạt động trẻ luôn cần có sự động viên khen ngợi của cô và gia đình, 
khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc 
của mình khi được giao cho dù chúng không được hoàn thiện, hãy đưa ra những 
nhận xét tích cực sau mỗi việc trẻ làm để trẻ có cảm giác mình sẽ làm nhiều việc 
tốt hơn nữa để mọi người khen ngợi mình.
 Nhưng chú ý hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá nhiều cho một hành 
động đơn giản, thay vào đó là những lời động viên tích cực như: Cô cảm ơn con, 
con đã làm rất tốt Ngoài ra nên tặng cho trẻ những lời khen như: “Nếu con ăn 
giỏi cô sẽ thưởng thêm một bé ngoan hay con ăn giỏi mẹ sẽ cho con đi chơi nhà 
bà ngoại”. Bạn không nên dùng tiền hay điện thoại để thu hút trẻ.
 3.6. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_tinh_tu_la.doc