Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

Khi nói đến âm nhạc chúng ta có thể nghĩ ngay rằng, đối với trẻ mẫu giáo trẻ rất thích nghe nhạc, nghe hát, biết bắt chước cử chỉ của người khác, trẻ có thể nhận ra cái đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Quá trình trẻ được tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Nhiệm vụ của giáo viên khi tổ chức hoạt động âm nhạc thì người giáo viên phải làm gì? Làm như thế nào? Để trẻ có thể mạnh dạn tự tin khi biểu diễn và tham gia các hoạt động âm nhạc mang tính sáng tạo.

doc 13 trang lethu 07/10/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi
 Mẫu 1B
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM 
 NHẠC CHO TRẺ 3-4 TUỔI
 Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Thuận
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phú Thủy
 Quảng Bình, ngày 13 tháng 5 năm 2023
 1.2. Điểm mới của đề tài:
Điểm mới của đề tài sáng kiến này là: Khi nói đến âm nhạc chúng ta có thể nghĩ 
ngay rằng, đối với trẻ mẫu giáo trẻ rất thích nghe nhạc, nghe hát, biết bắt chước 
cử chỉ của người khác, trẻ có thể nhận ra cái đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích 
học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Quá trình trẻ được tiếp xúc và 
hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm 
nhạc sẽ hình thành ở trẻ một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự 
phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Nhiệm vụ của giáo viên
khi tổ chức hoạt động âm nhạc thì người giáo viên phải làm gì? Làm như thế nào? 
Để trẻ có thể mạnh dạn tự tin khi biểu diển và tham gia các hoạt động âm nhạc 
mang tính sáng tạo.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
 * Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo cùng với sự quan tâm của Ban 
giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và nâng cao, chuyên 
môn, nghiệp vụ.
- Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các 
hoạt động của lớp.
- Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3 - 4 tuổi tôi nắm vững 
chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề ham học hỏi 
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương 
pháp, biện pháp dạy trẻ. 
- Nhà trường quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị 
dụng cụ âm nhạc cho cô và cháu theo tương đối đầy đủ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên đi tham 
quan, học hỏi thêm kinh nghiệm của các trường bạn, tham gia vào các buổi họp 
chuyên môn, xây dựng các tiết mẫu về âm nhạc như tiết biễu diễn văn nghệ, tiết 
vận động theo khả năngtạo điều kiện thuận lợi cho tôi củng như các chị em 
trong tổ để thực hiện lĩnh vực âm nhạc đạt hiệu quả cao. 
- Giáo viên trong lớp luôn nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, chuyên môn vững vàng, 
có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, đặc biệt là rất yêu thích âm nhạc.
- Trong tổ một số giáo viên có năng khiếu về âm nhạc nên rất thuận lợi trong việc 
kiến tập, thao giảng, dạy những tiết mẫu để chị em học tập. 
- Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động của trẻ cụ thể: Phụ huynh đã 
đóng góp cho lớp được nhiều nguyên vật liệu để cô và trẻ cùng làm các đồ dùng, 
đồ chơi, làm trang phục, dụng cụ âm nhạc bằng giấy bìa, các loại vỏ hộp, vải 
phục vụ cho các giờ học âm nhạc.
 * Khó khăn:
- Một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn hát và biểu diễn trước đám đông nên 
việc giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn cần có biện pháp và có thời gian.
- Quá trình tổ chức các hoạt động học và vui chơi còn mang tính áp đặt nên chưa 
phát huy được tính tích cực của trẻ.
- Sự phát triển tâm sinh lý của trẻ không đồng đều, việc tiếp thu truyền thông bên 
ngoài còn chậm, chưa phát huy hết năng khiếu của trẻ. 2.2.2: Giải pháp 2: Tổ chức hoạt dộng giáo dục âm nhạc cho trẻ thông 
qua các hoạt động trong ngày,ngày lễ ngày hội mọi lúc mọi nơi.
 Để giúp trẻ tham vào hoạt động một cách hứng thú, tích cực, bản thân tôi cần 
tạo những yếu tố bất ngờ như đóng vai các nhân vật, sử dụng một số trang phục, 
đạo cụ biễu diễn.
 * Giờ đón trẻ 
 Trong giờ đón trẻ tôi thường cho trẻ nghe nhạc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm 
nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt gợi 
cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ 
nhàng Chính vì thế mà trong giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi 
cuốn trẻ đến lớp.
 Ví dụ: Bài hát “Vui đến trường” của Hoàng Vân, bài “Trường chúng cháu là 
trường Mầm non”của Phạm Tuyên.
 Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp: phải lễ phép qua bài “Lời 
chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung 
 Sử dụng âm nhạc trong dạy thể dục được coi như một phương tiện truyền 
thụ kiến thức rất hiệu quả cho trẻ. Bởi vậy, đưa âm nhạc vào tiết Thể dục làm 
nhạc nền, sử dụng âm nhạc vào các giai đoạn của các bước lên lớp chính là góp 
phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Ví dụ: Để di chuyển từ đội hình hàng ngang thành vòng tròn, để khởi động 
chơi trò chơi, trước đây các em di chuyển theo khẩu lệnh thì nay được áp dụng 
bằng âm nhạc. Các em sẽ vừa hát theo nhạc, vừa vỗ tay, vừa di chuyển về vị trí đã 
được quy định trên sân. Áp dụng âm nhạc trong môn thể dục giúp cho quá trình 
truyền đạt nội dung bài học được diễn ra rất nhanh gọn và khoa học. Qua các bài 
khởi động liên hoàn, trọng động, các trò chơi hỗ trợ dưới tiếng nhạc nền, phù hợp 
với nội dung bài học sẽ giúp tiết học sinh động, tăng khả năng tiếp thu của trẻ lên 
nhiều lần. Âm nhạc đưa vào phần chuyển tiếp nội dung cũng giúp trẻ thư giãn 
hơn.Cho nên việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đó giúp trẻ yêu 
thích, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
 * Giờ hoạt động chung:
 Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục trẻ cần tiến hành theo 
phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non 
mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi 
giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu của hoạt động để thu hút trẻ vào giờ 
học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu 
tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học. 
 Ví dụ: Dạy vận động: "Chú bộ đội" thì tôi chọn bài nghe hát: "Con gái mẹ sẽ 
trở thành người chiến sĩ”( tác giả Trần Thụy Miên) nhằm hướng trẻ vào nội dung 
bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Thông qua bài hát trẻ hình dung 
về hình ảnh các chú bộ đội qua lời bài hát mà trẻ được học hàng ngày "cháu yêu 
chú bộ đội, chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm, súng chắc trong tay chú canh giữ 
cho hòa bình" và gieo vào tâm hôn trẻ tình yêu thương giữa con người với 
người.Trong giờ học tôi luôn khen ngợi động viên trẻ kịp thời nhằm khuyến khích 
trẻ học tốt hơn.
 Âm nhạc là linh hồn của cuộc sống, bất kỳ một hoạt động nào nếu đưa âm 
nhạc vào đều làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động. Đối với các giờ hoạt động 
học, việc đưa âm nhạc vào sẽ gây hứng thú cao, tạo nên sự thoải mái,thích thú Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết 
hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của trẻ sao cho phù hợp với nhịp 
điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động đúng như hoạt động âm 
nhạc. 
 *Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội:
 Thông qua các hoạt động tổ chức ngày lễ, ngày hội cô giáo có thể tổ chức 
hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được 
tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc tạo ra sự vui vẻ, nhộn nhịp, 
hấp dẫn trẻ, giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, hứng thú hơn, trẻ bạo dạn, tự tin 
hơn, trẻ thêm yêu trường, lớp và ham thích đi học.
 * Giáo dục âm nhạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 Âm nhạc có thể sử dụng vào mọi lúc, mọi nơi, vào các thời điểm khác nhau 
trong một ngày. Âm nhạc phần chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa hai hoạt động.
 Ví dụ: 
 - Khi chuyển từ hoạt động học sang hoạt động ngoài trời, cho trẻ hát bài hát 
“Khúc hát dạo chơi ” lời của bài hát như mời gọi trẻ ra sân dạo chơi với bao điều 
hấp dẫn đang chờ đón.
 - Trong giờ ăn trưa trước khi ăn tôi cho trẻ hát bài hát “ Mời bạn ăn ” như lời 
động viên khuyến khích để trẻ ăn ngon miệng hơn.
 - Giờ ngủ trưa: Đối với trẻ mẫu giáo giấc ngủ là rất quan trọng, trẻ càng nhỏ 
thì nhu cầu thời gian kéo dài của giấc ngủ càng dài. Một giấc ngủ đảm bảo cả về 
thời gian lẫn độ sâu thì sẽ có tác dụng rất tốt tới sức khỏe và tâm lý của trẻ. Vậy 
làm thế nào để đưa trẻ vào giấc ngủ trưa thật say, thật sâu vừa đảm bảo về mặt 
thời gian thì qua chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe 
nhạc trước khi ngủ. Những bản nhạc êm dịu, trầm ấm, mang âm điệu dân ca sẽ 
giúp trẻ đi vào giấc ngủ tốt hơn. Qua đó tôi đã lựa chọn những đĩa nhạc không lời 
các làn điệu dân ca êm dịu để cho trẻ nghe trong giờ ngủ. Tôi nhận thấy rằng 
với hình thức này trẻ lớp tôi đến với giờ ngủ rất nhẹ nhàng, trẻ ngủ ngon giấc, ngủ 
đủ giấc
 - Vào thời điểm buổi chiều tôi cho trẻ hát bài hát “ Đi học về” qua bài hát 
giáo dục lễ giáo cho trẻ biết chào hỏi người lơn sau khi đi học về.
 2.2.3: Giải pháp 3: Dạy trẻ học hát có hiệu quả.
 Dạy trẻ hát có hiệu quả nhằm giúp trẻ biết cảm thụ và thể hiện qua giọng hát, 
nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ bài hát.Vì vậy tôi luôn giúp trẻ thể hiện cảm 
xúc một cách tự nhiên và thể hiện hết khả năng của mình qua các bài hát.
 Lựa chọn bài hát phù hợp với trẻ cả về lời ca, về âm nhạc là 1 trong những 
việc quan trọng đối với quá trình dạy hát cho trẻ, cụ thể: Các bài hát phải có nội 
dung phù hợp với chủ đề giáo dục. Ngôn ngữ bài hát phải đơn giản, dễ hiểu, nhịp 
điệu vui tươi, nội dung bài hát phải gần gũi đối với trẻ thì trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận 
một cách tốt nhất. 
 Ví dụ : 
 - Chủ điểm “Tết và mùa xuân” hát bài “Sắp đến tết”
 - Chủ điểm “Nghề nghiệp” hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
 - Chủ điểm “Thế giới động vật” hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”
 - Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Đố bạn” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip 
“Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ 
xem hình ảnh tương ứng về con vật đóTrẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc