Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu

Hiện nay trong trường mầm non, một số giáo chưa thực sự hứng thú, chú trọng, quan tâm và lựa chọn bộ môn này khi dạy, hay hội giảng, thi giáo viên giỏi...giáo viên chưa nghiên cứu chuyên sâu phương pháp dạy, đổi mới hình thức tiết học cho bớt khô cứng đối với bộ môn giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, coi giáo dục thể chất như là môn phụ hay mà chỉ tập trung tới các môn học khác như văn học, toán, âm nhạc, tạo hình…vì về nhà trẻ có thể hát, đọc thơ, vẽ cho ông bà, bố mẹ xem. Bên cạnh đó thì số đông phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục thể chất trong trường mầm non, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhằm định hướng và dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, những trò chơi vận động giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể lực, thông minh về trí tuệ, trẻ trở nên khéo léo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động điều đó góp phần quan trọng cho trẻ phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ và lao động. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
doc 38 trang lethu 08/05/2024 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu
 MỤC LỤC
 Mục Nội dung Trang
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục đích nghiên cứu 3
 3 Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu 3
 4 Phương pháp nghiên cứu 3
 5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
 1 Cơ sở lý luận 4
 2 Thực trạng của vấn đề 5
 2.1 Thuận lợi 5
 2.2 Khó khăn 6
 2.3 Bảng khảo sát đầu năm 6
 3 Biện pháp sử dụng giải quyết vấn đề: 7
 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường kích thích tính tích 
 3.1. 7
 cực vận động của trẻ.
 Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ bằng nghệ thuật câu 
 3.2. 8
 đố, câu chuyện, trò chơi, hội thi, âm nhạc.
 Biện pháp 3: Sáng tạo hình thức tổ chức, tạo cơ hội cho 
 3.3. 9
 trẻ trải nghiệm.
 Biện pháp 4: Lựa chọn trò chơi dân gian, trò chơi vận 
 3.4. 14
 động rèn kỹ năng vận động cho trẻ.
 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. 16
 4 Kết quả 17
 4.1 Kết quả đạt được 17
 4.2 Bảng khảo sát 18
 5 Phạm vi áp dụng 19
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19
 1 Kết luận 19
 2 Bài học kinh nghiệm 19
 3 Kiến Nghị 20
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
 1/20 dục thể chất nhằm định hướng và dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, những trò chơi 
vận động giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể lực, thông minh về trí tuệ, trẻ 
trở nên khéo léo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động điều đó góp phần quan 
trọng cho trẻ phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ và lao động. Chính vì 
vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể 
chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
trong năm học này.
 2. Mục đích nghiên cứu: 
 Tìm ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 
3-4 tuổi ở trường mầm non”. Đề tài này mang tính chất thiết thực và cụ thể phù 
hợp “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, với chuyên đề nâng 
cao chất lượng giáo dục thể chất là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục- đào 
tạo huyện Gia Lâm năm học 2022-2023, đồng thời phù hợp với yêu cầu chăm 
sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
 3. Đối tượng, thời gian và phương pháp phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 – 2023.
- Thực hiện trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non Trung Mầu.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
+ Nghiên cứu lý luận.
+ Phương pháp quan sát thực tiễn.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá. 
 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
- Giáo viên phải nắm vững mục đích, yêu cầu, phương pháp, tầm quan trọng của 
việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục thể chất về: nội dung, hình thức tổ 
chức giáo dục trẻ, phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo.
- Xây dựng, lựa chọn môi trường giáo dục thể chất cho trẻ luyện tập phù hợp.
- Giáo viên phải luôn tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức 
giáo dục trẻ, trong trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Làm tốt công 
tác tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
- Áp dụng phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến Inquiry” Cô và trò cùng 
thay đổi” mang lại giá trị tích cực: Trẻ háo hức, chủ động, sáng tạo khi tham gia 
trải nghiệm.
 3/20 vận động, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 
bé, mỗi cô giáo đều thấy được trách nhiệm của mình phải làm gì? Làm như thế 
nào để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện lên đưa chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ của trường nâng lên. Hãy cố gắng tạo tối đa các cơ hội để 
trẻ được trải nghiệm, được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy cho 
phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im” “về đúng chỗ 
ngồi”, “về đúng hàng”. Điều đó đã thôi thúc tôi quyết tâm tìm “ Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm 
non” nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 
 2. Thực trạng của vấn đề:
 Nằm ở ngoại thành Hà Nội bên bờ phía bắc sông Đuống, trường mầm non 
Trung Mầu là một trường thuộc huyện Gia Lâm- Hà Nội , trường có 9 nhóm lớp 
tổng số trẻ là 329 trẻ, với tổng số 35 cán bộ giáo viên nhân viên, có 20 giáo viên 
có trình độ chuyên môn trên chuẩn luôn yêu nghề mến trẻ.
 Lớp mẫu giáo bé C1 với tổng số học sinh đầu năm 33 trẻ có 19 bạn nam 
và 14 bạn nữ.
 2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm rất lớn về cơ sở vật chất cũng như 
tinh thần của Phòng Giáo Dục, huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, ủy 
ban nhân dân xã Trung Mầu. 
- Trường vừa được đầu tư xây mới lên chuẩn mức độ 2 với diện tích hơn 
1000m2 có đầy đủ đồ chơi ngoài trời nên rất khang trang sạch sẽ, có khu vui 
chơi riêng cho trẻ, có 50% diện tích sân cỏ rộng rãi thuận lợi cho việc tổ chức 
các hoạt động thể chất ngoài trời cho trẻ.
- Trường được xây mới theo tiêu chuẩn có phòng thể chất , phòng học với diện 
tích lớp học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi trong tổ chức hoạt động thể chất 
trong lớp học cho trẻ.
- Trường đã áp dụng công nghệ thông tin nối mạng internet cho toàn bộ các lớp 
để giáo viên lấy tài liệu tham khảo.
 - Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường, giáo 
viên được bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi kiến tập do phòng, cụm tổ 
chức với các chuyên đề nhất là chuyên đề phát triển thể chất. Qua các buổi sinh 
hoạt chuyên môn của trường,của khối chuyên môn, tổ chuyên môn, kiến tập hội 
giảng, hội thi làm đồ dùng đồ chơi từ đó học hỏi đúc kết rút kinh nghiệm của các 
chị em đồng nghiệp về nghệ thuật lên tiết, cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lên 
tiết để dạy học.
 5/20 3. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận 
động của trẻ:
 Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các 
hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú 
tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho 
trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ 
khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và 
bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình”. Môi trường kích thích nhu cầu trải 
nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Làm thế nào giáo viên có thể 
tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả? 
 Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng tổ chức 
những bài học vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất 
khéo léo, mạnh mẽ trong các bài học: Đi, bò, chạy, ném, bật liên tục qua vòng ô 
vẽ, trườn, chèo... Ngoài ra sử dụng hành lang hay góc vận động trong lớp nên 
treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một 
vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối, những chiếc lá 
khối gỗ mộc in bàn chân, bàn tay để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy, 
bước, bòTừ góc vận động được trang trí nhiều dụng cụ như: Vòng, gậy, đồ 
dùng tự tạo như quả tạ, tua màu, nơ, hoa, bóng chuẩn bị cho trẻ tập thể dục.
 (Minh chứng 1: Góc vận động, môi trường vận động trong lớp, phòng thể 
chất)
 Môi trường ngoài trời với diện tích sân cỏ rộng, không gian thoáng đãng, hít 
thở không khí trong lành giúp cho hệ tuần hoàn của trẻ tốt hơn, trẻ hứng thú 
mạnh mẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động.Tất cả 
những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả 
năng phối hợp.Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Ngoài ra tận 
dụng các lốp xe để làm đồ dùng tự tạo cho trẻ có thể bò chui hoặc làm xích đu, ô 
vẽ để trẻ bật hay đi dích dắc, bò, để trẻ chạy nhảy hay chơi trò chơi....đều là 
những đồ dùng tốt cho trẻ luyện tập mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện tốt cho trẻ 
phát triển tính mạnh dạn, tự tin, linh hoạt khi tham gia hoạt động khác.
 Việc thường xuyên thay đổi nhạc theo từng chủ đề thì thay đổi động tác phù 
hợp với trẻ cùng đồ dùng khác nhau cũng được thay đổi theo tuần theo tháng thì 
cũng là việc làm cần thiết để tránh sự nhàm chán của trẻ. Với không khí vui 
tươi, tưng bừng vào buổi sáng với nhiều đồ dùng như quả bông, vòng, gậy, cờ 
hoa, nhiều màu đã gây hứng thú kích thích trẻ. Trẻ chú ý vận động theo nhạc tạo 
 7/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc