Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Tính tự lập là phẩm chất nhân cách quan trọng được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Nó có ở mọi người, mọi lứa tuổi với mức độ và đặc điểm riêng, điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với điều kiện biến đổi của tự nhiên, xã hội. Tính tự lập càng phát triển thì con người càng thành công trong cuộc sống. Thực tế hiện nay tại Việt Nam , đa số phụ huynh còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng ,trẻ em luôn được cha mẹ bao bọc quan tâm ‘quá mức có thể’. Đây là điều mà chúng ta vẫn luôn thấy trong các gia đình hiện đại. Lí do bởi đơn giản càng có ít con cái, càng có điều kiện về kinh tế, trẻ càng được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc kĩ càng. Ăn có người đút, mặc có người giúp, đi có người bế, có ô tô, có xe đẩy chứ không vận động bằng chính bản thân trẻ.
Những phụ huynh có xu hướng này luôn làm hộ trẻ tất cả mọi thứ với tâm lý chung: Con nó còn bé, làm sao mà làm được. Cứ làm hộ nó đi, rồi đến tuổi, đến lúc nó sẽ tự làm được. Vậy xin hỏi các bạn: Đến tuổi là đến mấy tuổi và đến lúc là đến lúc nào? Không được dạy cách làm, không được luyện tập, không được trải nghiệm thành thói quen, được làm hộ suốt những năm còn bé, liệu em bé của bạn có thói quen tự phục vụ chính bản thân mình hay không? Bố mẹ nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, thụ động,vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Hoặc là bố mẹ vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
hình thành các kĩ năng sống sau này. Tính tự lập là phẩm chất nhân cách quan trọng được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Nó có ở mọi người, mọi lứa tuổi với mức độ và đặc điểm riêng, điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với điều kiện biến đổi của tự nhiên, xã hội. Tính tự lập càng phát triển thì con người càng thành công trong cuộc sống Thực tế hiện nay tại Việt Nam , đa số phụ huynh còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng ,trẻ em luôn được cha mẹ bao bọc quan tâm ‘quá mức có thể’. Đây là điều mà chúng ta vẫn luôn thấy trong các gia đình hiện đại. Lí do bởi đơn giản càng có ít con cái, càng có điều kiện về kinh tế, trẻ càng được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc kĩ càng. Ăn có người đút, mặc có người giúp, đi có người bế, có ô tô, có xe đẩy chứ không vận động bằng chính bản thân trẻ. Những phụ huynh có xu hướng này luôn làm hộ trẻ tất cả mọi thứ với tâm lý chung: Con nó còn bé, làm sao mà làm được. Cứ làm hộ nó đi, rồi đến tuổi, đến lúc nó sẽ tự làm được. Vậy xin hỏi các bạn: Đến tuổi là đến mấy tuổi và đến lúc là đến lúc nào? Không được dạy cách làm, không được luyện tập, không được trải nghiệm thành thói quen, được làm hộ suốt những năm còn bé, liệu em bé của bạn có thói quen tự phục vụ chính bản thân mình hay không? Bố mẹ nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, thụ động,vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Hoặc là bố mẹ vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Bản thân tôi là giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy trẻ 3-4 tuổi. Ngay từ đầu năm học tôi nhận thức rõ vai trò của mình là người hướng lái cho các cháu có thói quen tốt về việc lao động tự phục vụ bản thân. Trong thời gian đầu, qua quá trình làm quen trò chuyện, cùng hoạt động và gần gũi tôi thấy các cháu lớp mình còn nhiều nhút nhác, ỉ lại, lười vận động, các cháu chưa có nề nếp và thói quen tốt trong tập thể, chưa có tính tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc nhở thì trẻ mới làm, làm lại không đến nơi đến chốn, nếu không nhắc nhở thì trẻ đụng đâu bỏ đó. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt động, chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm của mình với bản thân và tập thể. Vì vậy tôi thấy rằng cần hình thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt nhằm giúp trẻ có ý thức biết thực hiện hành vi trách nhiệm với bản thân mình để tạo nền tảng cho tính B. NHỮNG CƠ SỞ ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Qua nghiên cứu của các chuyên gia và thực tế đã chứng minh những đứa trẻ sớm được cha mẹ giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹn và hoạt bát nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.Thực ra tính tự lập cho trẻ nên hình thành từ rất sớm, đặc biệt là từ khi trẻ đã có thể ngồi và cầm nắm đồ vật. Từ 18 tháng tuổi trẻ đã có mong muốn tự lập, tự làm lấy những việc mà trẻ thích. Khi trẻ có thể tự ngồi và cầm nắm được đồ vật thì hầu như trẻ đã có thể tự ăn một mình. Bố mẹ hãy cho trẻ một ghế ăn riêng xếp cùng bàn ăn với gia đình, khi cả nhà ăn cũng khuyến khích trẻ tự xúc thức ăn của mình mặc dù còn rơi vãi và vụng về nhưng bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội. Nếu trẻ không ăn nữa thì cho trẻ ngừng, đừng cố ép cho trẻ ăn hết và qua một vài lần, trẻ sẽ ý thức được vào giờ ăn thì phải ăn, nếu không ăn sẽ đói.Cùng với việc giáo dục tính tự lập qua việc ăn uống của trẻ, bố mẹ cũng có thể tạo cho trẻ cơ hội được tự làm những việc đơn giản khác như mặc quần áo, đi vệ sinh... ngay khi trẻ có thể làm. Và khi trẻ có mong muốn làm những việc phức tạp hơnnhư lau nhà, nhặt rau, tưới cây, rót nước... bố mẹ cũng đừngngăn cản, hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ làm. Có thể trẻ sẽ làm vỡ, hư hỏng một số thứ, nhưng đó là cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm giúp trẻ học hỏi và phát triển. Đến tuổi học mẫu giáo, trẻ đã có thể tự mang giầy, mặc quần áo, áo khoác, treo quần áo đúng nơi quy định, tự đi vệ sinh... Trong trường mẫu giáo mọi dụng cụ trong nhà vệ sinh đều nhỏ, thấp, phù hợp với kích thước của trẻ nên trẻ có thể tự đi vệ sinh, gạt nước, rửa tay, vứt rác vào thùng rác. Ở tuổi mẫu giáo, trẻ được dạy những điều hết sức cơ bản như tự rót nước, sữa vào ly, tự mang gấp chăn, gối... Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác. Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm.Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. - Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn. - Các cháu nhìn chung khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích khám phá cái mới, cùng một lứa tuổi..., thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt b. Khó khăn * Về phía giáo viên: - Giáo viên chủ nhiệm lớp đều còn trẻ nên trong quá trình giảng dạy gặp không ít khó khăn - Là một giáo viên có nhiều cố gắng trong quá trình công tác và đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nhưng vì điều kiện trẻ ở miền núi nên trẻ tiếp thu chậm * Về phụ huynh: - Phụ huynh đa số sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính nên nhiều phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Một số cháu bố mẹ đi làm xa ở nhà với ông bà dẫn đến cô tuyên truyền tới phụ huynh gặp nhiều khó khăn. * Về phía trẻ: - Hầu hết số trẻ trong lớp tôi chưa qua lớp nhà trẻ nên kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. -Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất. -Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế một số cháu còn nói ngọng ,phát âm chưa rõ ràng, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. * Về cơ sở vật chất điều kiện:- Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn thiếu thốn trang thiết bị dạy trẻ , chưa đủ cho trẻ hoạt động. Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn. 2.Khảo sát trẻ đầu năm Từ những thuận lợi, khó khăn và nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu kết quả khảo sát như sau: lập là một phẩm chất quan trọng và phức tạp của nhân cách .Ngay từ khi trẻ ý thức được “cái tôi” của mình ,thì việc hình thành giáo dục và phát triển tự lập cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của các cô giáo ,bố mẹ,ông bàNhưng người lớn thườngkhông muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau . Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện tính tự lập với các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau: - Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối. - Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây.. - Kỹ năng thói quen vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu. Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua hoạt động một ngày của bé 2.2.2 Biện pháp 2:Biện pháp cô làm gương cho trẻ: Hàng ngày trẻ đến lớp cùng cô, cả ngày cùng học tập sinh hoạt cùng cô. Vì vậy cô giáo vừa là bạn, vừa là cô, là tấm gương cho trẻ noi theo. Hàng ngày cô đến lớp cất túi sách, áo khoát, giày dép gọn gàng đúng nơi qui định của cô và làm kí hiệu những ngăn tủ riêng cho từng trẻ và dạy trẻ để đồ dùng đúng chỗ và ngay ngắn. Đồ dùng trong lớp cô sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng theo nhóm mỗi khi sử dụng xong cô cất
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tu_lap.docx