Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
Đối với trẻ mẫu giáo, muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình, trẻ phải dùng ngôn ngôn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu,có tình yêu đối con người và thiên nhiên. Khơi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm những việc tốt và những ước mơ trong sáng, với thực tế ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và được các trường mẫu giáo chú ý cùng với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới chỉ là giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. vì thực tế quá trình khả năng diễn đạt của trẻ chưa chọn vẹn, còn nói ngọng, nói ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc...
Ông bà ta xưa có câu “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác. Đặc biệt là thông qua bộ môn NBTN, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi - Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH về mọi mặt. - Trường có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động của trẻ - Phụ huynh học sinh quan tâm, kết hợp cùng giáo viên trong việc CSGD trẻ - Các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi. b. Khó khăn - Do trình độ nhận thức không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đến lớp. Nên việc hình thành thói quen, nề nếp rất vất vả, một số cháu nói chưa rõ, còn nói ngọng. 2. Các biện pháp *Trò chuyện với trẻ: – Cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ: “ Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏTừ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất Ví dụ: trẻ quan sát vườn hoa trẻ kể lại. Hoa hồng màu đỏ có gai, hoa cúc màu vàng, hoa rất thơm – Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng?Đối với trẻ 3 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ. Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác. *Tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm – Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ. Đây là cơ hội cho trẻ được trò chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ , trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi chơi với đồ chơi. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi ru em. Mỗi nhóm ngồi 3-5 trẻ, mỗi trẻ ôm 1 con búp bê, tôi nói trẻ: Ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. – Hay trong trò chơi xếp hình, xâu hạt. Tôi cũng tổ chức thường xuyên để trẻ được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử dụng các trò chơi. Qua đó cũng kích hoạt cho trẻ phát triển ngôn ngữ. để phátSử dụng tranh ảnh trong các hoạt động triển ngôn ngữ cho trẻ – Trong các tiết dạy tôi đã đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội dung chủ đề. Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho 2 Kết quả khảo sát Nội dung Trước khi chưa Sau khi đã thực So sánh có biện pháp hiện thực hiện -Số trẻ phát âm 10/29 2/29 Giảm 27,6% chưa rõ chiếm 34,5% chiếm 6,9% -Số trẻ nói ngọng 6/29 Không Giảm 100% chiếm 20,7% -Số trẻ nói chưa 12/29 Không Giảm 100% trọn câu chiếm 41,4% III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa, phạm vi ứng dụng của đề tài - Thật vậy, không có một phương tiện giao tiếp nào có thể so sánh được với ngôn ngữ. Trong giao tiếp, nhờ có ngông ngữ mà con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Ở trẻ, nhu cầu giao tiếp rất lớn, khi giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩa, tình cảm, hiểu biết của mình với bạn bè và mọi người xung quanh. Do đó, việc đầu tiên của giáo viên mầm non là cần giúp trẻ sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt. Việc rèn luyện cho trẻ nói mạch lạc hôm nay là một vấn đề quan trọng nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các giờ học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang tri thức thắp sáng thế hệ mầm non. – Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Vì vậy giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống ,tư tưởng, lập trường, tư tưởng vững vàng. Luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Vì kĩ năng này đóng một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ. 2. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với nhà trường - Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập ở các đơn vị bạn nhiều hơn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. b. Đối với giáo viên - Tích cực nghiên cứu tài liệu, học tập, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. 4 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Điểm mới của đề tài......................................................................................1 II. PHẦN NỘI DUNG .............................................................................2 1. Thực trạng của vấn đề ...............................................................................2 2. Nội dung của sáng kiến ............................................................................3 III. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................4 1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài................................................................4 2. Kiến nghị, đề xuất 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh húc ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁPXÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG LỚP HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TAM CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Họ và tên: ĐỖ THỊ BÍCH THUẬN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2023 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx