Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động
Trong giáo dục thể chất, bên cạnh các mặt giáo dục về việc dạy trẻ các bài tập vận động, các kĩ năng kĩ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, bò... thì việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Như ta đã biết sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn. Thực hiện tốt các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục vệ sinh, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ cũng là biện pháp giúp trẻ có thể lực tốt, chuẩn bị cho cuộc sống học tập lâu dài của trẻ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Vậy mà trong thực tế, công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Việc giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng như việc dạy trẻ nhận biết phòng tránh các nguy cơ không an toàn đôi khi vẫn còn hời hợt, qua loa. Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ không phải là một môn học, một hoạt động học tập cụ thể để đánh giá trẻ mà nó chỉ được lồng ghép, tích hợp bên cạnh các môn học khác. Điều này đôi khi làm cho giáo viên cảm thấy việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ không quan trọng bằng các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy, sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động giáo dục này còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, dẫn đến việc trẻ được giáo dục phát triển thể chất một cách chưa toàn diện. Nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về tác dụng của việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng đối với sự phát triển thể chất của trẻ cùng với mong muốn sao cho trẻ lớp tôi phụ trách cũng như trẻ mầm non 3-4 tuổi nói chung có được sức khỏe và thể chất tốt nhất để học tập và vui chơi, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động
MỘT SỚ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4' TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE còn hời hợt, qua loa. Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ không phải là một môn học, một hoạt động học tập cụ thể để đánh giá trẻ mà nó chỉ được lồng ghép, tích hợp bên cạnh các môn học khác. Điều này đôi khi làm cho giáo viên cảm thấy việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ không quan trọng bằng các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy, sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động giáo dục này còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, dẫn đến việc trẻ được giáo dục phát triển thể chất một cách chưa toàn diện. Nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về tác dụng của việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng đối với sự phát triển thể chất của trẻ cùng với mong muốn sao cho trẻ lớp tôi phụ trách cũng như trẻ mầm non 3-4 tuổi nói chung có được sức khỏe và thể chất tốt nhất để học tập và vui chơi, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khde” làm đề tài nghiên cứu của mình. *Mục đích của đề tài này: Tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ 3-4 tuổi. Thông qua đó giúp trẻ được phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân qua các hoạt động thường ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, phòng tránh nguy hiểm *Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đi sâu nghiên cứu việc giáo dục về dinh dưỡ ng- sức khỏe đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu các phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo bé trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân. * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi *Phươngpháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp quan sát. Phương pháp đàm thoại trò chuyện. - Phương pháp điều tra. * Kế hoạch nghiên cứu: - Chọn đề tài Từ tháng 9/2014 - Tháng 10/2014 - Xây dựng đề cương Từ tháng 10/2014 - Tháng 11/2014 - Sửa đề cương Từ tháng 11/2014 - Tháng 12/2014 - Hoàn thiện các biện pháp Từ tháng 12/2013 - Tháng 02/2015 - Viết sáng kiến kinh nghiệm Từ tháng 01/2015 - Tháng 3/2015 - Hoàn thiện SKKN Tháng 4/2015 2 | 36 MỘT SỚ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4' TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE quan tâm một cách khoa học và đầy đủ. Đặc biệt, để năng cao chất lượng chăm sóc, giáo viên và phụ huynh phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau về chế dộ sinh hoạt, dinh dưỡng của trẻ cũng như trong việc giáo dục, rèn cho trẻ các thói quen, hành vi tốt trong việc chăm sóc đảm bảo sức khỏe của bản thân. Có như vậy, trẻ mới có điều kiện để phát triển thể chất cũng như phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Đức- Trí- Thể- Mỹ một cách tốt nhất. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tình hình chung Địa bàn trường mầm non nơi tôi công tác có trình độ dân trí đa dạng, nhân dân hiếu học, Đảng, chính quyền địa phương luôn coi trọng việc xây dựng và quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trường mầm non nơi tôi đang công tác đã đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1 vào năm 2012. Trường có cơ sở vật chất khang trang đẹp dẽ. Có sân chơi rộng rãi thoáng mát dành cho trẻ. Năm học 2014 - 2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi với tổng số trẻ hiện giờ là 41 cháu, trong đó nam là 17 cháu, nữ là 14 cháu. Lớp có 3 cô trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn. Với đặc điểm tình hình nêu trên, khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: Được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của Ban giám hiệu, nhà trường đã đầu tư về đồ dùng, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhà trường còn xã hội hóa được mỗi lớp 1 máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều, giúp trẻ ấm áp trong những ngày trời lạnh và mát mẻ trong những ngày hè nóng bức. Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham quan, kiến tập và thực hành tại lớp, luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ đạo sát sao về chuyên môn, luôn đóng góp ý kiến để nâng cao hình thức, nghệ thuật giảng dạy. Đặc biệt Ban giám hiệu luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên, để chúng tôi có thêm sức mạnh yêu nghề và yên tâm công tác. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, yêu nghề, ham học hỏi, luôn tìm tòi sáng tạo các nguyên vật liệu, phụ liệu để làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, sức khỏe cũng như luôn sưu tầm, sáng tác các bài thơ, vè và các trò chơi giúp giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, sức khỏe để góp phần 4 | 36 MỘT SỚ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4' TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 1. Khảo sát, điều tra đối với giáo viên, phụ huynh và học sinh Tôi cho rằng trước khi đi sâu và nghiên cứu, tìm hiểu về bất cứ một vấn đề nào đó thì cái ta cần làm trước tiên là phải có sự hiểu biết nhất định về đối tượng mà ta đang hướng đến. Chính vì vậy, khi bắt tay thực hiện nghiên cứu về các biện pháp giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ 3-4 tuổi, tôi đã tiến hành làm khảo sát, điều tra đối với giáo viên, phụ huynh và học sinh về vấn đề này để có những hiểu biết sâu hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ lớp tôi cũng như thói quen giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ của các đồng nghiệp quanh tôi. Đầu tiên, tôi quan tâm tới tình hình sức khỏe của các cháu trong lớp. Chính vì vậy, tôi đã đưa các phiếu điều tra về tình hình sức khỏe của trẻ đến các bậc phụ huynh. Tôi cho rằng đây là một biện pháp để giáo viên chúng tôi và phụ huynh có cơ hội được gần nhau hơn. Trong mẫu phiếu này, ngoài việc điều tra về tình hình cân nặng, chiều cao của trẻ như cách thông thường tôi còn đưa thêm nội dung mới đó là tìm hiểu về thói quen trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Điều này giúp tôi nắm được tình hình sức khỏe của trẻ một cách toàn diện hơn. Với mục đích như trên, tôi đã đưa ra nội dung của phiếu điều tra này tới từng phụ huynh như sau: PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN TRẺ Họ Ngày Chiều Học tên mẹ Cân nặng tên sinh cao Thói quen trong trẻ Tên Nghề BT SDD BP BT TC ăn uống, sinh nghiệp hoạt của trẻ + Tháng 9/2014, tôi phát ra 41 phiếu điều tra và thu về được cả 41 phiếu. Từ kết quả thu thập được, tôi tổng hợp được bảng sức khỏe của trẻ ở kênh BT là 37/41 trẻ. Trẻ SDD là 6/41 trẻ, Thấp còi là 3/41 trẻ. Không chỉ vậy, với mẫu phiếu trên tôi còn biết được những trẻ khó ăn, không chịu ăn thịt và rau (như Ngọc Bảo, Anh Thư, Minh Đức, Bách...), những trẻ khó ngủ (như Đạt, Hiếu, Tuấn Hưng...). Ngoài ra còn một số trẻ chưa biết xúc cơm, chưa biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. Bên cạnh việc làm điều tra, khảo sát đối với phụ huynh học sinh. Tôi cũng thực hiện làm điều tra, khảo sát trên 30 người là giáo viên mầm non là bạn bè, đồng nghiệp của mình. Đối với đối tượng này, tôi muốn được tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm giáo dục vệ sinh dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ cũng như muốn 6 | 36 MỘT SỚ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4' TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE pháp mới và phù hợp để chăm sóc cũng như giáo dục trẻ giúp trẻ tại lớp mình, có thể phát triển thể chất một cách toàn diện nhất. 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ theo từng chủ đề trong năm học Việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ là cả một quá trình. Nó không đơn giản chỉ gồm có một nội dung, một lĩnh vực kiến thức để giáo dục trẻ trong ngày một ngày hai hay trong một nội dung hoạt động cụ thể. Như các nhà nghiên cứu đã phân tích, khả năng của trẻ chưa thể lĩnh hội được tri thức khoa học theo môn riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận tri thức và kĩ năng theo hướng tích hợp chủ đề. Do đó, việc giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ cần được lồng ghép, đan cài, hòa quyện với các lĩnh vực khác trong cuộc sống.. Quá trình học tập trong 1 năm của trẻ trải qua 35 tuần, trong cả quá trình đó, giáo viên chúng tôi chính là người trực tiếp hướng dẫn và quan sát sự thay đổi từng ngày của trẻ. Và việc lên kế hoạch giáo dục sẽ giúp chúng ta thực hiện và đánh giá trẻ một cách khoa học và toàn diện hơn. Tôi nhận thấy đa phần các giáo viên và cả tôi trước kia, khi lên kế hoạch giáo dục thường chỉ chú ý đến lĩnh vực kiến thức dạy trẻ mà chưa chú ý đến nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. Điều này làm cho kết quả giáo dục các kĩ năng vệ sinh, giáo dục về dinh dưỡng và sức khỏe chưa cao. Trẻ chưa được khắc sâu những vấn đề cần lĩnh hội. Vì vậy, khi thực hiện đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe, tôi đã thực hiện việc lên kế hoạch giáo dục cụ thể như sau: Kế hoạch giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3-4 tuổi Chủ đề Nội dung Ghi chú 1. Trường mầm - Dạy trẻ nhận biết tên các món ăn tại trường. Giáo non dục trẻ tập ăn hết suất và có một số hành vi văn minh trong ăn uống. - Dạy trẻ tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. - Dạy trẻ tập một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác bỏ vào thùng. -Dạy trẻ tập nhận biết những vật dụng, nơi an toàn và không an toàn tại trường, lớp. 8 | 36
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_c.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động.pdf