Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Dương Hà

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” Đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất như: tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân, tự đi giầy, dép... Kĩ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Dạy cho trẻ biết những kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày. Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Nhưng trong thực tế hiện nay, trong nhiều gia đình, các bậc cha mẹ thường không để cho các cháu nhỏ phải làm gì cả, ngoài việc học tập và vui chơi. Do đó, việc rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Sự tự tin, cách ứng xử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ.
doc 20 trang lethu 08/05/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Dương Hà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Dương Hà
 Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 2 - 3
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 - 17
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 4 - 5
II/ THỰC TRẠNG 5 - 6
1/ Những thuận lợi và khó khăn 5
2/ Điều tra thực trạng 6
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 6 - 16
1/ BP1: Xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng tự phục vụ 6 - 8
 2/ BP2: Lồng ghép giáo dục kĩ năng tự phục vụ vào các hoạt động 8 - 13
3/ BP 3: Thường xuyên động viên khen ngợi trẻ trong các hoạt 13 - 14
động
4/ BP 4: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức 14 - 15
5/ BP 5: Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài thơ, bài 15
vè
6/ BP 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ nhuynh 15 - 16
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 16 - 17
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
I. KẾT LUẬN 18
II. KIẾN NGHỊ 18
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 1 Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Xuất phát từ những lý do 
trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 
3-4 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho bản sáng kiến kinh 
nghiệm của mình.
 3 Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này. Muốn trẻ 
hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi 
và cần nhất là giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản.
 II/ THỰC TRẠNG.
 1/ Những thuận lợi và khó khăn
 1.1/ Thuận lợi 
 - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan 
tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường như bổ xung 
đầy đủ dùng, đồ chơi giáo cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi giáo viên được 
tham gia các lớp bồi dưỡng về kĩ năng tự phục vụ.
 - Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm 
sóc và giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 3 - 
4 tuổi . Có trình độ chuyên môn, nắm chắc phương pháp, ham học hỏi, yêu 
nghề, mến trẻ.
 - Trên 50% học sinh đã qua lớp nhà trẻ nên có nề nếp tốt.
 - Trẻ trong lớp cùng độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. 
 - Đa số trẻ năng động, khoẻ mạnh và tích cực tham gia vào hoạt động.
 - Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo 
viên về các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình ủng hộ các đợt phát động 
của trường, lớp ...
 1.2/ Khó khăn: 
 - Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cho nên cũng gây ảnh hưởng tới 
các bạn khác trong lớp khi tham giá các hoạt động.
 - Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin giao tiếp với cô và các bạn.
 - Nhiều gia đình quá chiều chuộng con nên dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà 
luôn có tính ỷ lại vào người khác.
 2/ Điều tra thực trạng 
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp một thời gian, tôi 
đã bắt tay ngay vào khảo sát chất lượng trẻ đầu năm học. Kết quả khảo sát đầu 
năm của lớp như sau:
Tổng số trẻ trong lớp: 29 cháu 
 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
THÁNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH
 - Xếp hàng, lấy dụng cụ thể - Trẻ biết xếp hàng đúng vị trí, lấy 
 9 dục. dụng cụ tập lần lượt không xô đẩy 
 nhau.
 - Nhận biết và thực hiện nội - Trẻ nhận biết kí hiệu của mình. - - 
 quy lớp học. Biết lấy cất đồ dùng học tập đúng 
 nơi quy định.
 - Trẻ đi học đúng giờ, tự cất - Giúp trẻ hình thành thói quen đi 
 10 đồ dùng cá nhân đúng nơi học đúng giờ. Biết tự cất dép, ba lô 
 quy định. đúng nơi quy định và gọn gàng.
 - Chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Nhận biết các góc chơi, biết lấy và 
 cất đồ chơi đúng nơi quy định.
 - Trẻ có thói quen vệ sinh - Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng 
 cá nhân, thực hiện một số và lau mặt. Khi ăn biết mời cô, mời 
 11 việc đơn giản: rửa tay, lau bạn. Tự giác ăn hết xuất, không nói 
 mặt, xúc miệng, tháo tất, chuyện, không làm rơi vãi khi ăn. 
 cởi quần áo với sự giúp Biết tự lấy, cất gối. 
 đỡ.
 - Sử dụng bát thìa đúng 
 cách.
 - Trẻ có thói quen giữ gìn - Trẻ biết tham gia các hoạt động tập 
 12 vệ sinh chung trong lớp thể như: tưới cây, nhặt rác, nhặt lá 
 học. vàng cho cây,...
 - Thực hiện 1 số quy định: 
 cất xếp đồ chơi, đồ dùng, 
 không tranh giành đồ chơi,..
 - Bỏ rác đúng nơi quy định.
 - Tham gia các hoạt động - Trẻ biết hoàn thành nhiệm vụ cô 
 1 tập thể để phát huy tính tự giao: Sưu tầm các nguyên liệu mang 
 phục vụ, sáng tạo của trẻ đến lớp như: lịch cũ, hộp bánh, chai 
 - Biết nói với người lớn khi nước ngọtTham gia tốt các hoạt 
 bị đau, chảy máu, động đi dạo đi thăm, các hoạt động 
 theo nhóm.
 - Đưa ra ý kiến của bản - Trẻ biết đặt câu hỏi, đưa ra câu trả 
 2 thân. lời của bản thân trong các hoạt động.
 - Biết nói lời cảm ơn, xin 
 lỗi, chào hỏi lễ phép.
 7 Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
 Ví dụ: Nếu trẻ chưa tự giác cất dép, cất balo của mình, vẫn muốn bố mẹ cất 
giúp thì tôi sẽ nhẹ nhàng nói “ Con lớn rồi đấy mẹ ạ nên con có thể tự cất dép 
và balo của con vào tủ đấy! Mẹ nhìn con làm nhé”. 
 Ảnh 1 : Trẻ cất dép lên giá
 Thực hiện nghiêm túc giờ đón trả trẻ, quan tâm rèn cho trẻ các kĩ năng đã 
trò chuyện và cung cấp ở mọi lúc, mọi nơi nên trẻ lớp tôi luôn có thói quen chào 
hỏi lễ phép, không còn tình trạng bố mẹ bế con vào tận lớp học hay giúp con cất 
dép, cất ba lô như hồi đầu năm học .
 2.2/ Thông qua hoạt động có chủ đích
 Hoạt động chủ đích là hoạt động mà giáo viên có thể lồng ghép nội dung 
rèn tính tự phục vụ cho trẻ dễ dàng và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động 
chủ đích, việc rèn tính tự phục vụ của trẻ được thông qua nội dung bài học và cả 
các hình thức tổ chức dạy học. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với 
hình thức làm việc theo nhóm để phát huy tính đoàn kết, biết thảo luận, trao đổi 
ý kiến và đưa ra kết quả chung cho nhóm của mình. Bên cạnh đó nếu làm việc 
theo nhóm mà trẻ không tích cực, không chủ động thì dẫn đến việc trẻ dựa dẫm 
vào bạn khác, không chịu tự làm việc và thảo luận cùng các bạn. Vì vậy, khi cho 
trẻ làm việc theo nhóm thì cô cần quan sát kĩ để phát hiện những trẻ nào tích 
cực, những trẻ nào còn chưa tích cực để động viên, khuyến khích giúp trẻ cố 
gắng và tích cực hơn trong các hoạt động sau. Ngoài việc cho trẻ làm việc theo 
nhóm, tôi còn cho trẻ làm việc cá nhân nhằm rèn tính tự phục vụ cho từng cá 
nhân trẻ. Trong giờ học đối với các hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ 
 9 Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
quá trình bao quát trẻ chơi như: “Tại sao bác lại phải đeo tạp dề và đội mũ khi 
nấu?’ “ Khi đang đun muốn bắc nồi ra thì phải dùng gì để lót? Tại sao?” “ 
Trước khi xào rau thì phải làm gì?”. Khi đã hình thành được cho trẻ những kĩ 
năng ban đầu thì dần dần khi tổ chức cho trẻ chơi tôi không can thiệp quá 
sâu vào trò chơi của trẻ để trẻ bộc lộ khả năng tự phục vụ của mình. Khi trẻ tự 
chơi với các đồ chơi thì trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi ứng xử 
trong xã hội ẩn chứa trong quá trình hành động đó. Từ đó trẻ học được cách tự 
lập trong các thao tác hành động với đồ vật, giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc 
sống. 
 Qua các vai chơi trên trẻ đã ghi nhớ và khắc sâu những công việc mà trẻ đã 
làm qua đó hình thành kĩ năng sống của trẻ một cách nhẹ nhàng, đơn giản mà 
hiệu quả.
 Ví dụ: Thông qua việc cho trẻ chơi góc xây dựng tôi cũng đã giúp trẻ hình 
thành và phát huy tính tự chủ và sáng tạo. Trong quá trình chơi trẻ học cách làm 
việc theo nhóm mỗi người một việc để hoàn thành công trình, trẻ thích được 
đóng vai người lớn như bác kĩ sư xây dựng, bác thợ xâyqua đó trẻ học được 
cách chơi, thao tác vai phù hợp, cách ứng xử phù hợp của các vai chơi, mỗi vai 
chơi có một công việc khác nhau và đều phải hoàn thành thì góc chơi của mình 
mới có sản phẩm đẹp và sẽ dần hình thành tính tự giác trong trẻ.
 Ảnh 2: Trẻ chơi góc xây dựng
 2.4/ Thông qua hoạt động ăn, ngủ
 Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách 
của con người. Chính vì vậy mà việc rèn cho trẻ thói quen hành vi trong ăn uống 
ngay từ lứa tuổi mẫu giáo là rất cần thiết. Thực tế cho thấy rằng việc rèn cho trẻ 
thói quen, hành vi trong ăn uống trong khi tổ chức cho trẻ ăn mang lại hiệu quả 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_tu_phuc_v.doc