Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi

Giáo dục kỹ năng sống giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt. Tôi dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, thông qua nhiều hoạt động và hình thức khác nhau, từ đó trẻ có kinh nghiệm và đưa ra quyết định đúng và phù hợp với tình huống. Tôi thấy mình cần tìm hiểu sâu vấn đề này từ đó đưa ra phương pháp phù hợp với từng cá nhân trẻ và phù hợp với yêu cầu phát triển từng lứa tuổi. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.

Mục đích nghiên cứu nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và trong mọi hoàn cảnh để trẻ áp dụng vào đời sống thực tế. Củng cố rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng tại lớp 3 tuổi, tôi tìm ra một số biện pháp và đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

doc 22 trang lethu 29/12/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
 “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi”
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài :
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo 
dục quốc dân, là bậc học cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành 
nhân cách và trí tuệ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới. Là lứa 
tuổi đặt nền móng cơ sở cho việc phát triển nhân cách con người Việt Nam mới 
đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đổi mới. Giáo dục mầm non là một mắt xích vô 
cùng quan trọng, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn 
diện nhân cách con người.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình 
thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giáo dục kỹ 
năng sống là để giúp người học có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp 
với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc 
sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm 
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự 
tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả 
năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm 
và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Giáo dục kỹ năng sống tạo cơ hội cho 
trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn 
gần gũi với đời sống hàng ngày. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống nhằm tạo hứng 
thú, sáng tạo và tính tích cực hơn trong các hoạt động của trẻ.
 Những kỹ năng được rèn luyện hàng ngày cho trẻ để trở thành những kỹ sảo 
cho trẻ áp dụng khi lớn lên. Trẻ em là thế hệ măng non của đất nước, trẻ em 
như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình, sự vun trồng tốt sẽ thành cây 
tốt, dạy trẻ tốt sẽ trở thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi 
trọng sự nghiệp chăm sóc – giáo dục trẻ, đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng 
đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung, muốn thực hiện được nhiệm vụ to 
lớn lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của 
trẻ, cha mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi 
một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao cho hình thành cho các 
 1 / 20 “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi”
nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có 
hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Giáo dục kỹ năng sống giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép 
của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ 
tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển 
tốt. Tôi dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, thông qua nhiều hoạt động và hình thức khác 
nhau, từ đó trẻ có kinh nghiệm và đưa ra quyết định đúng và phù hợp với tình 
huống. Tôi thấy mình cần tìm hiểu sâu vấn đề này từ đó đưa ra phương pháp phù 
hợp với từng cá nhân trẻ và phù hợp với yêu cầu phát triển từng lứa tuổi. Chính 
vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi” 
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo dục 
mầm non mới hiện nay. 
 2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng 
tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và trong mọi hoàn cảnh để trẻ áp 
dụng vào đời sống thực tế. Củng cố rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ 
bản thông qua các hoạt động hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi nhằm thúc đẩy, nâng 
cao hiệu quả giáo dục mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ. Trên cơ sở nghiên cứu 
lý luận và tìm hiểu thực trạng tại lớp 3 tuổi, tôi tìm ra một số biện pháp và đưa 
ra một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện kỹ năng sống 
cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Tại lớp 3 tuổi C1
5 . Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp trực quan
Phương pháp đàm thoại, dùng lời nói
Phương pháp thực hành, trải nghiệm
 Phương pháp điều tra đánh giá
Phương pháp động viên, khuyến khích
 6. Phạm vi:
 3 / 20 “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi”
- Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi dã ngoại, học 
tập các trường bạn trên địa bàn, làm giàu kiến thức thực tế.
- Được học tập bồi dưỡng công nghệ thông tin thường xuyên và đổi mới các 
hình thức giáo dục phù hợp với trẻ.
- Lớp có đủ 3 cô trên lớp và có sự thống nhất về phương pháp giáo dục trẻ.
- Bản thân tôi được trang bị kiến thức rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường trong việc nuôi dưỡng 
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trẻ được phân theo đúng độ tuổi.
- Đồ dùng đồ chơi phong phú, sinh động, hình ảnh đẹp thu hút trẻ.
- Lớp tôi được phân vào với sĩ số là 37 cháu nên rất thuận lợi cho việc rèn kỹ 
năng cho trẻ.
* Khó khăn:
- Cháu mới đi lớp nên còn khóc nhiều, chưa hiểu yêu cầu của cô, thích làm theo 
ý mình.
- Do dặc điểm lưa tuổi các cháu hay bị ốm, tỉ lệ chuyên cần thấp nên cũng ảnh 
hưởng đến việc rèn kỹ năng cho trẻ.
- Nhiều trẻ nhút nhát ít giao tiếp với cô và các bạn nên giáo viên chưa nắm bắt 
được đặc điểm tâm lý các nhân trẻ.
- Trí nhớ của trẻ là trực quan hình tượng nên còn nhiều hạn chế, trẻ hay quên 
nếu không được củng cố nhiều lần.
- Trường nằm trên địa bàn có nhiều con em dân tộc thiếu số, điều kiện kinh tế 
khó khăn nên ít được gia đình quan tâm rèn trẻ.
- Ngày nay công nghệ thông tin len lỏi vào đời sống và ảnh hưởng không nhỏ 
đến trẻ, trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại, xem ti vi, sử dụng ipad...vào việc 
chơi trò chơi.
Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi lo lắng về vấn đề này, làm sao để 
phụ huynh và trẻ được trang bị những kỹ năng sống cơ bản cần thiết nhất cho 
cuộc sống.
Khảo sát thực tế đầu năm tôi thấy:
 5 / 20 “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi”
các cháu khóc lóc, nôn chớ. Phụ huyng hay cho con nghỉ tự do nên việc rèn trẻ 
gặp rất nhiều khó khăn.
- Nhiều gia đình chưa có thói quen rèn trẻ hàng ngày nên dẫn đến các cháu tự do 
bản năng như vệ sinh không đúng chỗ, không nhặt đồ chơi khi chơi xong
+ Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa có hoặc xem nhẹ việc rèn kỹ năng cho trẻ.
- Chưa xây dựng được kế hạch về hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ hoặc xây 
dựng còn mang tính hình thức, chưa cụ thể.
- Khi đánh giá trẻ còn nặng về hình thức và sơ sài, chưa bám sát vào thực tế trẻ.
- Cách rèn trẻ nhiều khi còn mang tính áp đặt, nên chưa phát huy được tính tự 
giác ở trẻ, hoạt động chưa hấp dẫn nên trẻ nhanh chán.
Từ thực trạng trên tôi thực sự băn khoăn, lo lắng làm sao để trẻ có kỹ năng sống 
tốt, bởi chỉ khi các con được trang bị kỹ năng sống tốt thì khi đó tôi mới hoàn 
mới hoàn thành được mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.
Vì thế, tôi đưa ra một số biện pháp “ Rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi”. Rất 
mong những kinh nghiệm này sẽ thật sự có ý nghĩa trong công tác giáo dục trẻ.
 3. Những biện pháp thực hiện 
* Biện pháp 1: Sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp giáo dục kỹ 
năng sống trong trường mầm non.
* Biện pháp 2: Giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ 
mầm non.
* Biện pháp 3: Cụ thể hóa những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ
* Biện pháp 4: Xác định nhiệm vụ, nội dung cơ bản trong việc dạy trẻ kỹ năng 
sống.
* Biện pháp 5: Lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp với trẻ 
mầm non.
* Biện pháp 6: Phân nhóm theo đặc tính lưá tuổi.
* Biện pháp7: Phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ;
 7 / 20 “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi”
-Để xác định được những kỹ năng sống cơ bản cần dạy cho trẻ mầm non, sau 
khi được bồi dưỡng chuyên đề, sưu tầm nghiên cứu tài liệu, tôi tìm hiểu một 
cách xâu sắc và dựa vào các tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy các kỹ 
năng quan trọng cần rèn, để tìm ra những kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non. 
 Đặc biệt là đối với trẻ 3 tuổi có nhiều kỹ năng quan trọng phải rèn luyện. 
Đó là kỹ năng tự tin, tự lập, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng giao tiếp và không thể 
thiếu được đó là sự hợp tác. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với 
lưa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.
Các kỹ năng có thể dạy cho trẻ em tuổi mầm non: 
 - Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh
 - Kĩ năng hợp tác.
 - Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội.
 - Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép.
 - Kỹ năng tự phục vụ.
VD: Tôi rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ như tự cất ba lô, cất giầy dép lên giá... đúng 
ngăn, đúng chỗ của mình tránh nhầm sang bạn khác. Các con nhận biết ngăn tủ 
của mình bằng màu sắc, bằng logo hình ảnh dễ nhớ.
* Sau khi rèn và chỉ dẫn vài lần, trẻ đã xác định đúng vị trí nơi cất đồ dùng cá 
nhân của mình, tự cất gọn gàng trước khi vào lớp. Phụ huynh cũng phấn khởi 
khi con của mình dần đi vào nề nếp “ Ngày trước cháu hay vứt dép lung 
tung lắm từ ngày đi lớp đôi nào ra đôi đó, ngăn nắp gọn gàng hơn, phụ 
huynh chia sẻ” 
 4.3. Cụ thể hóa những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ 
* Kỹ năng sống tự tin: 
 Khi tiếp xúc với các con tôi nhận thấy nhiều cháu thiếu đi sự tự tin, cô hỏi chỉ 
lắc hoặc gật, ít tham gia chơi cùng các bạn, khi cô gọi lên đọc thơ, hát, kể 
chuyện...không dám lên hay cúi mặt xấu hổ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu đặc điểm 
tâm lý của trẻ đó thông qua ông, bà, bố mẹ từ đó có hình thức giáo dục phù 
hợp.
 9 / 20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc