Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt nhất. Giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp cho trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử láy hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng trong cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra quyết định hợp lý. Giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mâm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016 – 2017.

doc 27 trang lethu 03/09/2024 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
 “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi”
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất 
quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng 
rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái 
xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn 
nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. Chính 
vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt 
ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Thật vậy, 
với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có ít thời 
gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và 
không thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém 
lỉnh hơn nhiều so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ 
năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp 
khó khăn là chúng thường tìm ngay đến người lớn mà không tự mình tìm cách 
giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì 
thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên như tôi phải tìm cách 
hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ. Chăm sóc 
sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi 
dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói 
quen tự phục vụ ngay từ bây giờ. Các hoạt động trong chương trình chăm sóc 
giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là 
quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. 
Phát huy đặc trưng các môn học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm 
sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau. Nếu trẻ biết tự 
phục vụ, sẽ biết quý trọng bản thân và hình thành kỹ năng sống tích cực trong 
trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống, hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi 
lứa tuổi trẻ rất cần những tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Theo 
những nghiên cứu gần đây của khoa học về sự phát triển của não trẻ chỉ ra rằng 
“ Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát 
thích nghi và thể hiện cảm xúc của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa 
nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, tự phục vụ cho chính mình. Chăm 
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về 
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
 Ở trường mầm non tôi đang công tác nói chung và ở lớp B1 tôi đang phụ 
trách nói riêng, việc tự giải quyết vấn đề một cách tự lập và các thói quen tự 
phục vụ cho chính mình của trẻ còn rất hạn chế. Nhà trường chưa tổ chức được 
 2 “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi”
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
I. NỘI DUNG LÝ LUẬN 
 Chúng ta đã biết, bốn trụ cột của UNESCO thế kỷ 21 là: học để biết, học 
để làm, học để làm người và đẻ cùng chung sống. Theo UNESCO, kỹ năng sống 
gắn với 4 trụ cột giáo dục đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy như là phê 
phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả. Học đẻ 
làm, gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách 
nhiệm, kỹ năng đạt mục tiê. Học để cùng chung sống, gồm kỹ năng giao tiếp, 
thương lượng tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm. Học để làm người, 
gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự 
nhận thức, tự tin, kiên định. 
 Trong hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng 
trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất lượng 
chăm sóc giáo dục ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng ở 
các bậc học tiếp theo.
 Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiẹm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn 
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên 
nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào 
trường tiểu học được tốt nhất.
 Giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã 
hội hiện đại, Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm 
giúp cho trẻ có thể chuyển kiến thức, thái dộ, cảm nhận thành những khả năng 
thực thụ, giúp trẻ biết xử láy hành vi của mình trong các tình huống khác nhau 
trong cuộc sống.
 Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại cgưa có 
kỹ năng trong cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm 
bảo cá nhân đó có thể đưa ra quyết định hợp lý. Giao tiếp có hiệu quả và có mối 
quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đpa 
ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
 Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng 
giao tiếp, khả năng tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng 
xử phù hợp và biết tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan 
trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ phù 
hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mâm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một 
trong những nhệm vụ trọng tâm của năm học 2016 – 2017.
 4 “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi”
 Lớp tôi là lớp mẫu giáo bé nên được ban giám hiệu nhà trường quan tâm 
tạo rất nhiều điều kiện để cho trẻ phát triển một cách tốt nhất, bản thân tôi là 
giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé 7 năm từ khi ra trường.
 Ngoài ra ban giám hiệu nhà trường còn tạo điêu kiện để giáo viên trong lớp 
được tham gia nhiều lớp học nâng cao, nhiều lớp tập huấn về các chuyên đề. Bố 
trí giáo viên có năng lực, có chuyên môn để truyền thụ cho trẻ kiến thức kỹ năng 
và qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện. 
– Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt 
chuyên môn và các hoạt động trong ngày và tự tìm hiểu qua các loại sách báo 
đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động theo từng chủ đề với sự hứng thú của 
trẻ.
– Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và học sinh thì tích 
cực tham gia các hoạt động.
- Lớp học đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động 
- Phần lớn số trẻ trong lớp được chuyển lên từ nhà trẻ hoặc đã được đi học qua 
các lớp tư nên khi đến trường trẻ đã có một số kỹ năng cơ bản, trẻ dễ hòa nhập 
với nhau.
b. Khó khăn:
 Tuy nhiên là một trường mới thành lập cũng không ít khó khăn mà cả cô, trò, 
ban giám hiệu cùng các bậc phụ huynh phải vượt qua.
- Do trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đủ trang 
thiết bị phòng học thì chật hẹp đôi khi còn gặp khá nhiều khó khăn trong các 
hoạt động. 
- Có nhiều giáo viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục 
trẻ, hình thức tổ chức còn chưa thu hút trẻ. 
- Đa số trẻ mới đi học và tuổi còn nhỏ nên chưa có thói quen nề nếp, hay quấy 
khóc chưa biết làm theo yêu cầu của cô. Bên cạnh đó được gia đình chiều 
chuộng nên nghich ngợm, quấy khóc, một số lại quá nhút nhát, ít giao tiếp.
– Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng cuốn hút vào các 
hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn 
hứng thú.
- Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất yếu, còn rụt rè nhút nhát, nhiều trẻ còn 
chưa hiểu được yêu cầu của cô thích tự làm theo ý của mình nên gây ra nhiều 
khó khăn trong việc rèn nề nếp trẻ.
- Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho 
con em mình.
 6 “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi”
quen tự cất đồ dùng, bát, ghế của mình. Nhiều trẻ trong lơp không tự đi mà bắt 
bố mẹ bế, cõng khi vào lớp, không tự cất dép, balô của mình. Từ đó làm cho trẻ 
có tính ỷ lại cao.
+ Cô giáo chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động nên kỹ năng sư 
phạm chưa cao. 
- Từ các thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 
mẫu giáo bé 3-4 tuổi rèn kỹ năng sống.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên 
môn và kỹ năng tự phục vụ. 
- Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến trẻ 
thông qua bản thân và nhân cách của mình. Bản thân tôi là một giáo viên nên 
cần phải có vai trò như một năng lực tổng hợp, và cần có năng lực nghề nghiệp 
mới. Chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường 
xuyên và suốt đời, là cách tự bồi dưỡng tự làm giàu kiến thức chư mình
- Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 3 – 4 tuổi, nhằm thược hiện tốt 
nhiệm vụ được giao tôi đã tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt đi sâu 
nghiên cứu những kỹ năng sống cơ bản để dạy cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường 
mầm non. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo bé bằng nhiều hình 
thức như:
+ Tự đọc qua sách báo, tạp chí, mạng xã hội, bạn bè đồng nghiệp.
+ Từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng tuần theo 
từng chủ đề. 
+ Hàng tháng tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường, tổ chuyên 
môn tổ chức. 
+ Tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, các đợt hôi giảng, hội thi giáo viên dạy 
giỏi cấp trường, cấp huyện.
- Qua đó tôi nhận thức được sâu sắc và xác định được kỹ năng sống cơ bản, đặc 
điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau giúp trẻ phát triển những kỹ 
năng sống phù hợp như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả 
năng thấu hiểu và giao tiếp. 
- Và qua các hình thức tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng 
tự phục vụ đã giúp tôi nhận thức đúng đắn về yêu cầu, nội dung, hình thức cũng 
như phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống để áp dụng vào các hoạt động hàng ngày 
đạt kết quả cao nhất. 
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc