Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng tự lập của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đấy mà không cần dựa dẫm và nhờ vào người khác.Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ, sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy nhờ sự giáo dục đúng đắn của người lớn, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cách tốt nhất để phát triển tính tự tin, tự lập cho trẻ là tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng của mình, khen ngợi, động viên, khuyến khích của người lớn đối với trẻ.
doc 27 trang lethu 08/05/2024 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi 
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 2 - 3
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
III/ THỜI GIAN NGHIÊN CÚU 3
VI/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 - 18
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 - 5
II/ THỰC TRẠNG 5 - 6
1/ Những thuận lợi và khó khăn 5
2/ Điều tra thực trạng 6
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 6 - 16
1/ BP1: Xây dựng nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ 6 - 8
 2/ BP2: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động 8 - 12
3/ BP 3: Động viên , khích lệ trẻ kịp thời 12- 13 
4/ BP 4: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức 13 - 15
5/ BP 5: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài thơ. 15- 16
6/ BP 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ nhuynh 16 - 17
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 17 - 18
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
I. KẾT LUẬN 19
II. KIẾN NGHỊ 19
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1/19 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi 
trẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động 
sinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên mới 
dừng lại ở yêu cầu cần đạt, chưa có các kế hoạch hay các biện pháp giáo dục cụ 
thể.
 Mặt khác, do xã hội ngày càng phát triển, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 
con, điều kiện kinh tế đủ đầy hoặc dư thừa, con cái lại ít nên phụ huynh thường 
hay nuông chiều con, làm hộ hay cấm đoán trẻ nhiều việc mà trẻ có thể làm 
được, từ đó dẫn tới trẻ bị thụ động, thiếu kỹ năng lao động, thiếu tự tin, sinh ra 
thói quen dựa dẫm, ỉ lại cho người khác, làm cho tính tự lập của trẻ khó phát 
triển. 
 Thực tế cho thấy, không ít số trẻ mẫu giáo ở nước ta nói chung vẫn chưa có 
ý thức tự lập, cả gia đình và trường mầm non chưa đánh giá đúng khả năng của 
trẻ và vai trò quan trọng của việc cần giáo dục tính tự lập cho trẻ, điều này sẽ 
ảnh hưởng tiêu cực trước là tương lai của trẻ, sau là mục tiêu giáo dục con người 
mới.Vậy làm thế nào để tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục tính 
tự lập cho trẻ? Đây là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với sự phát triển của 
trẻ mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với gia đình, các nhà giáo dục và với toàn xã 
hội nhằm góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi ”làm đề tài nghiên cứu cho bản sáng kiến kinh nghiệm 
của mình.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Với đề tài này mục đích là giúp trẻ có các kỹ năng tự phục vụ cơ bản góp 
phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
 Thời gian nghiên cứu 5 tháng ( Bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021 ) 
IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tổ 
chuyên môn cùng với đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu 24 học sinh tại 
lớp MG bé C4 tôi đang giảng dạy.
 3/19 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi 
 Có ai đó đã nói “ Gieo hành vi, gặt thói quen”, ở lứa tuổi mầm non hành vi 
và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân 
cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này. Muốn trẻ hình thành 
được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi và cần nhất 
là giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản.
II/ THỰC TRẠNG.
1/ Những thuận lợi và khó khăn
1.1/ Thuận lợi 
 - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan tâm 
tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường như bổ xung đầy 
đủ dùng, đồ chơi giáo cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi giáo viên được tham 
gia các lớp bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng, kỹ năng tự phục vụ.
 - Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và 
giáo dục trẻ, Có trình độ chuyên môn, nắm chắc phương pháp, ham học hỏi, yêu 
nghề, mến trẻ.
- Trên 50% học sinh đã qua lớp nhà trẻ nên có nề nếp tốt.
- Đa số trẻ năng động, khoẻ mạnh và tích cực tham gia vào hoạt động.
- Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên 
về các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình ủng hộ các đợt phát động của 
trường, lớp ...
1.2/ Khó khăn: 
 - Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm gây ảnh hưởng tới các bạn khác trong 
lớp khi tham gia các hoạt động.
- Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin giao tiếp với cô và các bạn.
- Nhiều gia đình quá chiều chuộng con nên dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà luôn 
có tính ỷ lại vào người khác.
2/ Điều tra thực trạng 
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp một thời gian, tôi 
đã bắt tay ngay vào khảo sát chất lượng trẻ đầu năm học. Kết quả khảo sát đầu 
năm của lớp như sau:
-Tổng số trẻ trong lớp: 24 cháu
 * Khảo sát đầu năm
 STT Nội dung khảo sát Số trẻ Đạt CĐ
 5/19 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi 
10 + Cất balo, giày dép vào đúng nơi quy định.
 - Nhận biết các góc chơi, Chơi gọn gàng, ngăn nắp.
 + Lấy và cất đồ đúng nơi quy định.
 - Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, thực hiện một số việc đơn 
 giản với sự giúp đỡ . 
11 +Trẻ tự rửa tay bằng xà phòng, lau mặt trước khi ăn và lau 
 miệng, xúc miệng sau khi ăn.
 + Cởi quần áo, cởi tất và cất vào nơi quy định.
 - Sử dụng bát, thìa đúng cách. Tự giác ăn hết xuất, không nói 
 chuyện, không làm rơi vãi khi ăn.
 -Khi ăn biết mời cô, mời bạn.
 - Biết tự lấy, cất gối.
 - Thực hiện 1 số quy định: cất xếp đồ chơi, đồ dùng đồ chơi vào 
12 đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi,..
 -Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học.
 - Bỏ rác đúng nơi quy định. 
 + Tưới cây, nhặt rác, nhặt lá vàng cho cây,...
 - Tham gia các hoạt động tập thể để phát huy tính tự phục vụ, 
 1 sáng tạo của trẻ.
 + Sưu tầm các nguyên liệu mang đến lớp như: lịch cũ, hộp bánh, 
 chai nước ngọt
 +Tham gia tốt các hoạt động đi dạo đi thăm, các hoạt động theo 
 nhóm.
 - Trẻ nói với người lớn khi bị đau, chảy máu,khi gặp nguy 
 hiểm.....
 - Đưa ra ý kiến của bản thân. 
 2 + Trẻ đặt câu hỏi, đưa ra câu trả lời của bản thân trong các hoạt 
 động.
 - Trẻ biết chào hỏi lễ phép và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi đượcn
 -Thực hiện nội quy của lớp và nhu cầu của bản thân
 3 + Xếp ghế, đồ chơi gọn gàng
 + Tự thay quần áo khi cần,...
 - Thực hiện trực nhật.
 - Biết giúp đỡ mọi người xung quanh. 
 4 +Cho bạn mượn đồ dùng, biết giữ gìn không làm hỏng đồ dùng 
 đồ chơi
 - Cùng chơi với các bạn 
 7/19 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi 
cầm đôi giày, dép lên để vào đúng nơi quy đinh ngay ngắn cứ như vậy sau một 
thời gian ngắn cháu đã tự tháo giày, dép và cất vào nơi quy định nhanh và ngay 
ngắn.
 Việc thực hiện nghiêm túc giờ đón trả trẻ, quan tâm rèn cho trẻ các kỹ 
năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nên trẻ lớp tôi luôn có thói quen chào hỏi lễ 
phép, không còn tình trạng bố mẹ bế con vào tận lớp học hay giúp con cất dép, 
cất ba lô như hồi đầu năm học .
2.2/ Thông qua hoạt động có chủ đích
 Hoạt động có chủ định bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu cả về kiến thức, 
kỹ năng và thái độ cho trẻ. Hoạt động chủ đích là hoạt động mà giáo viên có thể 
lồng ghép nội dung rèn tính tự lập cho trẻ dễ dàng và đạt được hiệu quả 
cao.Thông qua các hoạt động có chủ định như: Làm quen với toán, làm quen với 
văn học, hoạt động khám phá, thể dục giờ học trẻ sẽ học được những kiến 
thức và kỹ năng cơ bản cần thiết.
 Khi trẻ nắm được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trẻ sẽ thực hiện được 
các hành động một cách dễ dàng, đó là cơ sở cho việc giáo dục tính tự lập cho 
trẻ. Rèn cho trẻ thói quen tự lấy vở, đồ dùng học tập và tự cất đúng nơi quy 
định. Trong khi thực hiện các yêu cầu của cô trong các hoạt động trẻ phải chủ 
động, cố gắng hoàn thành tránh sự lệ thuộc vào sự giúp đỡ của cô giáo.
 Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với hình thức làm việc theo 
nhóm để phát huy tính đoàn kết, biết thảo luận, trao đổi ý kiến và đưa ra kết quả 
chung cho nhóm của mình. Khi cho trẻ làm việc theo nhóm thì cô cần quan sát 
kĩ để phát hiện những trẻ nào tích cực, những trẻ nào còn chưa tích cực để động 
viên, khuyến khích giúp trẻ cố gắng và tích cực hơn trong các hoạt động sau. 
Ngoài việc cho trẻ làm việc theo nhóm, tôi còn cho trẻ làm việc cá nhân nhằm 
rèn tính tự phục vụ của trẻ. Trong giờ học đối với các hoạt động cần đến đồ 
dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy 
đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học tôi nhắc trẻ cất đồ dùng 
học tập vào vị trí ban đầu để từ đó rèn cho trẻ thói quen lấy và cất đồ dùng đúng 
nơi qui định. 
 Ví dụ:Trong giờ thể dục sáng hay thể dục giờ học cô cũng hướng dẫn trẻ 
thực hiện theo hiệu lệnh như: Chỉ cần nghe tiếng nhạc tập trung, trẻ tự cất đồ 
chơi, lấy dụng cụ tập và xếp hàng tập thể dục ngay ngắn , đồn hàng. Với những 
trẻ chưa biết ra lấy dụng cụ tập thể dục, tôi nhẹ nhàng hỏi trẻ “ Con có biết 
mình còn thiếu gì không? hoặc tôi có thể nhờ chính những bạn ấy lấy giúp các 
cô rổ đựng dụng cụ ra sân. Dần dần trẻ sẽ chủ động, tự giác khi nghe nhạc tập 
thể dục sẽ đi mang giúp cô đồ ra sân trường sau đó sẽ lấy dụng cụ về hàng.
 9/19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_v.doc