Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi mới đến lớp tại Trường Mầm Non Tân Cương

Trẻ 3 - 4 tuổi là giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài. Bởi vậy, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ từ những ngày đầu trẻ bước vào lớp cô giáo phải là người để trẻ cảm thấy mình được chấp nhận, an toàn, được yêu mến và là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Quan hệ của cô giáo với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương.

Trẻ cần phải có tri thức ban đầu về tất cả mọi lĩnh vực, trẻ không chỉ có kiến thức sơ đẳng mà còn học được những điều đơn giản về cách sống và cách làm người: Tôi nhận thấy việc “Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ” rất cần thiết đó chính là năng lực và phẩm chất mang tính nề tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi đậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ.

Quá trình giáo dục rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 3 - 4 tuổi là một việc vô cùng cần cần thiết. Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, trẻ đã nhận thức được việc làm của mình, những hành vi ứng xử của mình với bạn, với cô giáo và với mọi người xung quanh. Qua việc rèn nề nếp, thói quen hàng ngày cho trẻ nhằm tạo cho giáo viên có ý thức thói quen rèn luyện nề nếp cho trẻ, có thái độ kỹ năng và hành vi tốt trong việc rèn luyện nề nếp cho trẻ.

docx 17 trang lethu 02/01/2025 1110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi mới đến lớp tại Trường Mầm Non Tân Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi mới đến lớp tại Trường Mầm Non Tân Cương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi mới đến lớp tại Trường Mầm Non Tân Cương
 1
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Bác Hồ đã từng nói:
 Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên.
 Trẻ em như tờ giấy trắng khi có sự dạy dỗ, quan tâm của người lớn thì tờ 
giấy trắng đó sẽ xuất hiện những dòng chữ đầu tiên.
 Vì vậy, đức tính của mỗi một con người đâu phải từ khi sinh ra đã là người 
tốt, người ngoan hiền hay tự ý thức được những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. 
Mà ngay từ ban đầu phải rèn luyện khi vẫn là một đứa trẻ, để sau này mỗi đứa trẻ 
sẽ trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu 
cho giúp cho trẻ lĩnh hội được bước đầu về giáo dục nhân cách và phát triển về 
mọi mặt luôn là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to 
lớn này, thì giữa gia đình và nhà trường phải là nhịp cầu nối khăng khít. Cho nên, 
những điều trẻ được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình 
thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
 Trẻ 3 - 4 tuổi đang ở giữa độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nên việc rèn nề nếp 
thói quen cho trẻ là khâu quan trọng nhất. Vì vậy, việc rèn luyện nề nếp thói quen 
cho trẻ chính là một trong những bước hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ 
ở trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Việc rèn luyện nề 
nếp thói quen cho trẻ 3-4 tuổi sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc 
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
 Bản thân tôi nhận thức được rằng: Giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng và 
cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình cũng là một môi 
trường tốt để giúp nhà giáo dục đưa một đưa trẻ tiến đến hoàn thành nhân cách 
một cách hoàn hảo nhất. Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ cho nên bằng các 
phương pháp, kinh nghiệm của bản thân mình để hình thành và rèn cho các cháu 
một số nề nếp và thói quen cho trẻ để trẻ bước đầu có những đức tính tốt sau này 
trở thành người công dân tốt. Vì vậy, mà tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp rèn 
nề nếp, thói quen cho trẻ 3 – 4 tuổi mới đến lớp. 
2. Tên sáng kiến: 
- Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 3 - 4 tuổi mới đến lớp.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm Non Tân Cương.
 - Số điện thoại: ************
 - Email: ********************
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 - Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hằng 3
và hành động nhất định.
 - Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm: Để trẻ trực tiếp tham gia vào 
các hoạt động hàng ngày, tìm hiểu khám phát thế giới xung quanh. Khi trẻ được 
va chạm vào các tình huống diễn ra xung quanh trẻ trong cuộc sống thường ngày, 
trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, để có những kỹ năng xử lý tình huống phù hợp và 
nó giúp trẻ nhận những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trẻ. Thực hành, trải 
nghiệm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
 - Nhóm phương pháp trực quan - minh họa: Sử dụng trực quan như đồ vật, 
đồ chơi, tranh ảnh, hành động mẫu (Lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm 
theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan (Nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm). 
Nhóm phương pháp trực quan này giúp trẻ thấy được thế giới xung quanh có sự 
liên hệ chặt chẽ với việc phát triển nhận thức và tư duy.
 - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Thống kê, sử lý số liệu trong bảng 
khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp. 
7.1.2. Cơ sở thực tiễn:
 * Thuận lợi:
 - Trường mầm non Tân Cương luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ 
đạo cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo điều 
kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt, bên cạnh đó là đội ngũ đồng nghiệp có trình độ, 
chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ. 
 - Cơ sở vật chất để phục vụ cho mọi hoạt động cần thiết của trẻ ở trường/lớp 
khang trang, sạch sẽ và đầy đủ.
 - Bản thân tôi luôn nhiệt tình có năng lực chuyên môn và trình độ sư phạm 
trên chuẩn, được tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành học mầm 
non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề về vệ sinh dinh dưỡng
 * Khó khăn:
 - Trẻ 3-4 tuổi còn nhỏ nên trẻ dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Vì trẻ chưa 
quen việc xa bố mẹ, gia đình... nên khi mới nhận lớp, nhận trường trẻ thường có 
thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của 
các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, hoặc không tham gia vào 
mọi hoạt động có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể.
 - Một số trẻ đến lớp chưa biết chào hỏi cô, chưa biết tự cất đồ dùng cá nhân 
đúng nơi quy định, chơi xong thản nhiên bỏ đồ chơi bừa bãi, thờ ơ và không quan 
tâm đến nội quy của lớp.
 - Một số phụ huynh không đồng nhất với việc cô giáo đưa trẻ vào nề nếp 
không giống với sinh hoạt ở nhà của trẻ là được nuông chiều, được tự do muốn gì 
được nấy và chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục nề nếp, thói quen cho 
trẻ.
* Bảng khảo sát trong rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trẻ đầu năm học:
 Tổng số trẻ trong lớp: 20 cháu. 5
hô, cách trả lời cô khi cần thiết... bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định 
đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, 
làm nảy sinh sự say mê hứng thú trong việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ đạt kết
quả cao hơn.
 Cô bên trẻ để sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ, ngồi cạnh trẻ. 
 Biện pháp 2: Dành tình cảm yêu thương đến với trẻ:
 Trẻ mới đến lớp còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà... cô có thể bế trẻ vào lòng 
động viên, dỗ dành để trẻ cảm thấy yên tâm, an toàn khi ở bên cô. Chơi cùng trẻ 
để trẻ tập trung vào các đồ chơi hay cho trẻ chơi các trò chơi sôi nổi giúp trẻ quên 
đi nỗi nhớ nhà. 
 Cô chơi cùng trẻ bằng nhiều hình thức
 Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan 
hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, có hứng 
thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt 
động một cách dễ dàng. Vì vậy việc rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ là 
tầm quan trọng ở trẻ, trẻ thích nói nhẹ, thích âu yếm ,thích gần gủi và thương yêu 
trẻ, cô phải trao dồi tình cảm của mình với trẻ để trẻ có điểm tựa và tự tin vào các 7
hành động của mình giáo viên cần nhắc nhở trẻ phải biết xin phép cô mỗi khi ra
ra ngoài hay có nhu cầu cá nhân, không tự ý chạy ra ngoài chơi.
 Cô dạy trẻ qua giờ học: Khám phá môi trường xung quanh.
 Qua hoạt động vui chơi: Khi tổ chức cho trẻ chơi cô luôn bao quát trẻ để 
giúp đỡ trẻ khi trẻ cần, luôn động viên khuyến khích chơi và nhắc trẻ không quăng 
ném đồ chơi. Trong giờ trẻ chơi cô rèn cho trẻ thói quen biết giữ gìn không quăng 
ném đồ chơi, biết chơi cùng bạn, khi chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định. 
Trong khi trẻ chơi cô luôn nhắc nhở trẻ biết chơi cùng nhau, đoàn kết trong khi 
chơi, không tranh dành đồ chơi của bạn.
 Ví dụ: Qua bài thơ như: 
 “Giờ chơi hết rồi,
 Nào các bạn ơi!
 Ta cùng cất dọn,
 Đồ dùng đồ chơi
 Vào nơi quy định.”
 Trẻ chơi trò chơi: Kéo co. 9
 Cô có thể dạy nề nếp cho trẻ qua bài thơ: Giờ ngủ:
 Vào giường đi ngủ
 Không nghịch đồ chơi
 Không gọi bạn ơi
 Không cười khúc khích
 Không ai tinh nghịch
 Giơ chân, giơ tay
 Phải nằm cho ngay
 Mắt thì nhắm lại.”
 Thói quen vệ sinh và phục vụ: 
 Đối với trẻ 3-4 tuổi trẻ còn rất nhỏ trẻ chưa có ý thức trong hoạt động vệ 
sinh. Nếu không rèn các thói quen vệ sinh: Biết gìn giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
chung, nhu cầu vệ sinh khi bị bẩn, nhu cầu đi vệ sinh (đại, tiểu tiện) của trẻ thì 
trẻ sẽ không ý thức được việc làm và hành động của mình là đúng hay sai.
 - Rèn trẻ nề nếp thói quen vệ sinh đúng nơi quy định, bỏ rác vào thùng rác, 
rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn cơm, rửa tay sau khi đi vệ sinh, biết lấy 
khăn lau mặt khi mặt bị bẩn.
 Trẻ thực hiện vệ sinh đúng nơi quy định.
 Ví dụ: Sau khi trẻ ăn quà sáng hay uống sữa sẽ có giấy bóng, vỏ hộp sữa 
để giữ gìn vệ sinh trong ngoài lớp cô nhắc trẻ bỏ vào thùng rác không ném bừa 
bãi ra sân cũng như ra lớp. Như vậy, trẻ có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh 
trường, lớp. 11
 Khi đến lớp cô cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định; Khi đón trả trẻ ân 
cần chào hỏi phụ huynh, chào trẻ; Sắp xếp đồ dùng đồ chơi hợp lý, gọn gàng, 
ngăn nắp; Bỏ rác đúng nơi quy định...Tất cả những lời nói, cử chỉ, việc làm của 
cô giáo đều ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ.
 Cô đón trẻ vào lớp
 Cô sắp xếp đồ dùng học tập, ghế ngồi gọn gàng
 Đặc điểm của trẻ là rất hay bắt trước, có thể bắt chước cái xấu, cái tốt nhưng 
cũng có thể là bắt chước cái đúng, cái sai. Vì vậy, tôi luôn ý thức được bản thân 
và có trách nhiệm cao trong việc vệ sinh cho trẻ hàng ngày, giữ gìn vệ sinh môi 
trường trong lớp và ngoài lớp. Như vậy, cô giáo sẽ là tấm gương cho trẻ noi theo.
 Biện pháp 5: Giáo dục phù hợp với trẻ hiếu động, không chịu nghe lời
 Đối với những trẻ hiếu động, nghịch ngợm đòi hỏi giáo viên phải có biện 
pháp giáo dục phù hợp và linh hoạt để sử lý các tình huống khác nhau trong quá 
trình rèn trẻ vào nề nếp.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_thoi_quen.docx