Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi
Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói : “ tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Trong lí luận về chuẩn mực ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp được các nhà nghiên cứu nêu 3 đặc trưng cơ bản như 3 tiêu chuẩn cần và đủ cho một lời nói tốt đó là tính chính xác ,tính đúng đắn và tính thẩm mỹ. những phương tiện ngôn ngữ coi là đúng , phải tuân theo những chuẩn mực của văn hóa hiện đại , tức là những quy tắc phát âm. Các con còn phải nói lưu loát, trôi chảy, giao tiếp tốt với người xung quanh.Tuy nhiên nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải. Nghe con líu lo nói ngọng đúng là có cái dễ thương, buồn cười, ngồ ngộ song giai đoạn trẻ từ 1-5 tuổi giáo viên nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi khi đến tuổi đi học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số phương pháp sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi
việc phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc giúp trẻ có ngôn ngữ mạch lạc, không bị ngọng sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với môn khoa học khác như : môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc.. Đặc biệt giai đoạn 3 – 4 tuổi được cho là giai đoạn vàng để phát hiện và sửa ngọng cho trẻ. “Sửa tật nói ngọng” chính là việc làm thiết thực giữ gìn vốn văn hóa của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” 1.2. Lí luận thực tiễn Trường mầm non nơi tôi công tác là một trường thuộc huyện Ba Vì – Hà Nội.Bản thân là giáo viên đứng lớp, đa số các cháu là con em người dân lao động, đời sống người dân còn khó khăn, một số trẻ còn rụt rè , thụ động khi tham gia các hoạt động tập thể. Trong tháng đầu tên của năm học tôi gần gũi nói chuyện với trẻ và nhận thấy trẻ của lớp tôi nói ngọng nhiều, các âm không rõ, các cháu chưa nói lưu loát tạo trong việc giao tiếp của trẻ với bạn cùng lứa tuổi, với người lớn bị hạn chế. Nên tôi nghĩ nếu cô giáo chú ý và làm giàu vốn từ, dạy trẻ phát âm đúng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không bị ngọng sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ trong tất cả mọi hoạt động trong trường mầm non. Mặt khác ở trẻ 3-4 tuổi, lứa tuổi hay bắt trước, và nếu không kịp sửa kịp thời sẽ dễ hình thành thói quen. Vì vậy tôi luôn trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, học hỏi qua các bạn đồng nghiệp, qua các chuyên đề do sở, phòng tổ chức, tham khảo cách dạy của các thầy cô tại trung tâm phục hồi chức năng trên địa bàn huyện. Tôi dạy trẻ mọi lúc mọi nơi để trẻ thấy thoải mái tự tin nói 2. Mục đích nghiên cứu Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói : “ tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Trong lí luận về chuẩn mực ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp được các nhà nghiên cứu nêu 3 đặc trưng cơ bản như 3 tiêu chuẩn cần và đủ cho một lời nói tốt đó là tính chính xác ,tính đúng đắn và tính thẩm mỹ. những phương tiện ngôn ngữ coi là đúng , phải tuân theo những chuẩn mực của văn hóa hiện đại , tức là những quy tắc phát âm. Các con còn phải nói lưu loát, trôi chảy, giao tiếp tốt với người xung quanh.Tuy nhiên nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải. Nghe con líu lo nói ngọng đúng là có cái dễ thương, buồn cười, ngồ ngộ song giai đoạn trẻ từ 1-5 tuổi giáo viên nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi khi đến tuổi đi học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số phương pháp sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi” 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số phụ huynh là giáo viên, công nhân, buôn bán kinh doanh đã nhận thức được việc chăm sóc, giáo dục trẻ,và quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Luôn có sự kết hợp với giáo viên để phát triển ngôn ngữ cho trẻ . b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tôi còn gặp một số khó khăn như sau: +Về cơ sở vật chất : Mặc dù đã được nhà trường hết sức quan tâm xong việc tạo môi trường lớp học còn chưa được đẹp. Tài liệu,sách báo tham khảo phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là trẻ nói ngọng còn hạn chế + Về học sinh Một số cháu còn quá hiếu động, chưa biết nghe lời. Bên cạnh đó cũng có nhiều cháu còn rụt rè khi tham gia vào hoạt động trong lớp. 1/3 trẻ trong lớp mới lên lớp 3 tuổi nói ngọng, lệch chuẩn + Về phụ huynh. Phần lớn các bậc phụ huynh làm nông nghiệp, kinh tế eo hẹp, ít có điều kiện, thời gian dạy con phát âm. Một số phụ huynh , anh chị của các con cũng nói ngọng nên việc sửa ngọng gặp khó khăn. c. Đánh giá thực trạng trước khi thực hiện biện pháp sáng kiến: (Minh chứng 01, minh chứng 02) PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài : “Một số biện pháp sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi” 2. Những biện pháp thực hiện: Biện pháp 1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ nói ngọng Biện pháp 2. Trò chuyện nhiều hơn với trẻ, sử dụng một số bài tập tăng cường khả năng diễn đạt của trẻ: Biện pháp 3. Không nhại, chê trẻ khi trẻ nói ngọng và giúp các con loại bỏ các thói quen xấu khi phát âm. Để khắc phục tật nói ngọng, theo các chuyên gia, quan trọng nhất là sự luyện tập kiên trì đúng cách, bài bản. Cha mẹ và giáo viên cũng tuyệt đối không nhại, trêu khi con nói ngọng. Tóm lại nói ngọng là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng. Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ: Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn. Từ đó tôi phối hợp với các phụ huynh trao đổi tình hình ngọng của con để chắc chắn vấn đề ngọng của con là do đâu. Hầu hết các phụ huynh rất quan tâm, đưa con đi kiểm tra tại các bệnh viện, một số phụ huynh tự nhận thấy con nói ngọng là do gia đình có nhiều người nói ngọng, do tiếng địa phương giúp tôi dễ dàng luyện tập cho các con. 3.2. Trò chuyện nhiều hơn với trẻ, sử dụng một số bài tập tăng cường khả năng diễn đạt của trẻ: Khoảng thời gian từ 3-4 tuổi là giai đoạn quan trọng cho việc học nói và giao tiếp của trẻ với ba mẹ, cô giáo, bạn bè và những người thân trong gia đình. Do đó giáo viên giúp trẻ nói chuyện, giao tiếp nhiều hơn nhằm định hướng cho trẻ thực hành lưu loát hơn khi áp dụng các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với yêu cầu phải chỉnh sửa kịp thời các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Từ thực trạng tình hình trên, qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập đồng nghiệp, Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, để nghe trẻ nói xem những từ nào trẻ hay bị ngọng và bị nói lắp nhiều nhất Chúng ta đừng nghĩ rằng trò chuyện nhiều với trẻ là mệt mỏi, phiền phức. Đối với trẻ Mầm non nếu chúng ta trò chuyện nhiều với trẻ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Ví dụ 1. Đề tài: việc làm của trẻ từ khi ngủ dậy đến khi tới lớp a. Mục đích: - Kích thích trẻ nhớ lại những việc đã diễn ra - Hướng dẫn cho trẻ cách kể kể lại theo trình tự thời gian các công việc - Tập cho trẻ cách nói năng trôi chảy, nói to, rõ ràng. b. Nội dung: Tôi lắng nghe trẻ nói hết câu, không la mắng trẻ và cùng trẻ nhắc lại cụm từ “ Con thích chơi xích đu” hoặc trẻ thích ra sân chơi và chơi cầu trượt chẳng hạn nhưng trẻ không biết phải diễn tả như thế nào để cô giáo hiểu thì cô giáo phải biết lắng nghe và giúp trẻ nói lại những câu nói mà trẻ không diễn đạt được. Ví dụ: - Hình tòn (hình tròn), mặt tăng (mặt trăng), mặt tời (mặt trời).... - Hình chữ nhật (Hình chữ nhật).... Với những trường hợp trẻ nói ngọng tôi bình tỉnh, lắng nghe, chú ý trẻ nói không nên vội vàng sửa lỗi khi trẻ đang nói mà nhẹ nhàng hướng dẫn cho trẻ phát âm đúng những từ trẻ bị vấp phải . Tôi cho trẻ thực hành nhiều những từ mà trẻ thường vấp phải ở mọi lúc mọi nơi. Giúp bé bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến phát âm Những thói quen xấu như mút tay, cho tay vào miệng, ngoáy mũi,... cũng là một trong nguyên nhân khiến bé nói ngọng. Do đó tôi chú ý nhắc nhở trẻ ở mọi lúc mọi nơi để dần bỏ thói quen xấu đó. Đồng thời tạo cho bé những hành động hay thói quen tốt trong việc vệ sinh và giữ gìn vệ sinh cá nhân 3.4. Cho trẻ tập nói trước gương, luyện tập cơ miệng thường xuyên tăng cường khả năng diễn đạt của trẻ: Để sửa sai cho trẻ một cách có hiệu quả thì chúng ta có thể đứng trước gương để làm mẫu phát âm thật chậm để trẻ có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn khi nhìn vào trong gương. Tôi tập hợp lại những chữ cái, từ mà trẻ phát âm sai để hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể dạy trẻ nói ngọng các bài tập luyện cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, N, L, CH, TR”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần. Ví dụ: Tôi có thể đứng trước gương phát âm chậm cụm từ “Con muốn ra sân chơi” hoặc “Hình tròn, hình chữ nhật”...và hướng dẫn trẻ làm theo nhiều lần. Hằng ngày Tôi cứ làm như vậy dần dần trẻ sẽ bắt chước được cách phát âm từ miệng của chúng ta và từ đó trẻ sẽ phát âm một cách dễ dàng. Ngoài ra tôi để trẻ biết mình phát âm sai ,Trẻ nói ngọng sẽ không thể phát hiện rằng mình nói sai. Tôi tìm cách chỉ cho bé biết rằng con đã nói sai và cần phải sửa chữa. Cách đơn giản mà hiệu quả là tôi ghi âm một đoạn trẻ nói sai và bạn nói lại đoạn đó, cho trẻ nghe lại và khi đó trẻ sẽ có thể dễ nhận ra giọng nói sai của mình. 3.5. Sử dụng tranh ảnh để kích thích trẻ nói. Trong các tiết dạy tôi đó đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội dung chủ đề. Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_ngong_cho_tre_3_4.docx